Mỹ
tẩy chay Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh vì nhân quyền
Chi
Phương -
RFI
Đăng ngày: 07/12/2021 - 13:46
Nhà Trắng tuyên bố hôm thứ Hai, 06/12/2021, không cử
đại diện ngoại giao đến tham dự Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2 năm
2022, vì các vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền của chính quyền Tập Cận
Bình.
Từ Washington, thông tín viên RFI Guillaume
Naudin tường trình :
« Việc tẩy chay đã được nhen nhóm từ nhiều tuần
nay, và cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến giữa Joe Biden và Tập Cận Bình không đủ
để làm giảm căng thẳng giữa hai nước. Như vậy, các quan chức Hoa Kỳ sẽ ngồi ở
nhà để cổ vũ các vận động viên Mỹ tham gia Thế Vận Hội. Dĩ nhiên, các nhân viên
ngoại giao Mỹ vẫn có mặt để bảo đảm an toàn cho phái đoàn Hoa Kỳ.
Về phía chính quyền Mỹ, thật khó để làm như không có
chuyện gì xảy ra, trong khi nhân quyền thường xuyên bị chà đạp tại Trung Quốc,
nhất là ở Tân Cương. Riêng trong trường hợp này, người phát ngôn của Nhà Trắng
thậm chí còn sử dụng từ « diệt chủng » nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ.
Các tổ chức phi chính phủ khẳng định có hơn một triệu người thuộc cộng đồng thiểu
số Hồi Giáo này đang bị giam giữ tại các khu trại.
Trước đó, Trung Quốc đã cảnh báo rằng, họ sẽ thực hiện
các biện pháp « đáp trả » nếu Hoa Kỳ kêu gọi một cuộc tẩy chay như vậy,
Bắc Kinh gọi đây chỉ là hành động « khoác lác ».
Ủy ban
Olympic Quốc tế vui mừng vì quyết định của Hoa Kỳ chỉ giới hạn ở trong khuôn khổ
chính trị, các vận động viên Mỹ vẫn có thể tham gia thi đấu. Trước kia, Ủy
ban Olympic Hoa Kỳ đã phản đối việc tẩy chay hoàn toàn và giải thích rằng các lần
tẩy chay Thế Vận Hội, ở Matxcơva vào năm 1980, và ở Los Angeles vào năm 1984,
trong bối cảnh chiến tranh lạnh, đã cho thấy việc sử dụng những sự kiện thể
thao như thế này vào mục đích chính trị là một sai lầm. »
Theo Reuters, cũng trong ngày hôm qua, vài giờ
sau tuyên bố của Nhà Trắng, phó thủ tướng New Zealand cho biết sẽ không cử đại
diện ngoại giao ở cấp bộ trưởng tới Thế Vận Hội mùa đông ở Bắc Kinh, viện dẫn
lý do dịch Covid-19, và khẳng định rằng động thái này không liên quan đến quyết
định của Hoa Kỳ.
Về phía Nhật Bản, thủ tướng Fumio Kishida hôm
nay cho biết Tokyo chưa đưa ra quyết định, vì cần phải đánh giá lợi ích quốc
gia và cân nhắc đến tầm quan trọng của Thế Vận Hội trong chính sách ngoại giao
của Nhật Bản.
Nikkei Asia nhắc lại rằng, năm 1980, giữa lúc
chiến tranh lạnh vẫn căng thẳng, các nước như Mỹ, Nhật Bản đã tẩy chay hoàn
toàn Thế Vận Hội mùa đông ở Matxcơva, tức là không có cả vận động viên đến tham
dự. Khi đó, chính quyền của tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã phản đối cuộc xâm lược
của Liên Xô vào Afghanistan một năm trước đó.
-------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Khả
năng Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022 bị tẩy chay rõ dần, ít ra là về mặt ngoại giao
Trung
Quốc cay cú vì không soán được ngôi Cường Quốc Thế Vận số 1 của Mỹ
.
============================
.
.
Quan chức Mỹ tẩy chay
Olympics Mùa đông Bắc Kinh 2022
BBC
News Tiếng Việt
7 tháng 12 năm 2021
https://www.bbc.com/vietnamese/world-59558931
Mỹ tuyên bố tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Mùa đông
2022 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Nhà Trắng cho biết sẽ không có phái đoàn chính
thức nào được cử tới Thế vận hội vì lo ngại về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc.
Nhưng Mỹ cho biết các vận động viên Hoa Kỳ có
thể tham dự và sẽ có sự hỗ trợ đầy đủ của chính phủ.
Trung Quốc trước đó cho biết họ sẽ thực hiện
"các biện pháp đáp trả kiên quyết" trong trường hợp bị tẩy chay.
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết
ông đang xem xét tẩy chay sự kiện này.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki xác nhận việc
tẩy chay vào thứ Hai, nói rằng chính quyền sẽ không góp phần vào "sự phô
trương" của Thế vận hội.
"Cơ quan đại diện chính thức hoặc ngoại giao của
Hoa Kỳ sẽ coi những hoạt động này như các hoạt động thông thường, trong bối cảnh
các hành vi tàn bạo và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của CHND Trung Hoa ở Tân
Cương," bà nói. "Chúng
tôi chỉ đơn giản là không thể làm điều đó."
Cuộc tẩy chay ngoại giao của chính quyền Biden
đối với Thế vận hội Mùa đông 2022 khác xa với cuộc tẩy chay trước đó của Mỹ vào
năm 1980, khi nước này rút các vận động viên của mình khỏi Thế vận hội Moscow để
phản đối cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô vào năm trước.
Đến lượt mình, Liên Xô và các đồng minh đã tẩy
chay Thế vận hội Mùa hè 1984 được tổ chức tại Los Angeles.
Sự ủng hộ của lưỡng
đảng
Bà Psaki cho biết chính phủ Mỹ không cảm thấy
"việc phạt các vận động viên đang tập luyện cho thế vận hội này là bước đi
đúng đắn", nhưng việc không cử phái đoàn chính thức của Mỹ tới Thế vận hội
2022 "có thể gửi một thông điệp rõ ràng".
Bản thân Hoa Kỳ sẽ tổ chức Thế vận hội Mùa hè
vào năm 2028 tại Los Angeles.
Cả hai nhà lập pháp Dân chủ và Cộng hòa đều
kêu gọi tẩy chay như một biện pháp để phản đối việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền.
Cuộc tẩy chay ngoại giao nhanh chóng được các
chính trị gia từ cả hai phía của chính trường ca ngợi.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Utah Mitt Romney
đã đã viết trên Tweeter rằng chính quyền Biden "có quyền từ chối" sự
hiện diện ngoại giao tại Thế vận hội.
Chủ tịch Hạ viện của đảng Dân chủ Nancy Pelosi
cho biết bà hoan nghênh quyết định của chính quyền.
"Trong khi chúng ta phải ủng hộ và tán dương
các vận động viên của mình, Mỹ - và thế giới - không thể thừa nhận một cách
chính thức thế vận hội này hoặc tiến hành như thể không có gì sai khi tổ chức
Thế vận hội ở một quốc gia phạm tội diệt chủng và vi phạm nhân quyền hàng loạt", bà Pelosi nói.
Tuy nhiên, một số chính trị gia Hoa Kỳ cho biết
họ tin rằng việc tẩy chay ngoại giao là chưa đủ. Thượng nghị sĩ Tom Cotton, một
đảng viên Đảng Cộng hòa từ Arkansas, gọi cuộc tẩy chay ngoại giao là "biện
pháp nửa vời" và cho rằng chính quyền nên chọn "tẩy chay hoàn
toàn" thế vận hội.
"Các doanh nghiệp Mỹ không nên hỗ trợ tài chính
cho Đảng Cộng sản Trung Quốc và chúng ta không được để đội tuyển Mỹ gặp nguy hiểm
với một chế độ đáng chê trách đã làm biến mất các vận động viên của chính họ."
Nghị sĩ Tim Ryan, một đảng viên Đảng Dân chủ
Ohio, nói rằng trong khi ông "vui mừng khi thấy chính quyền Biden có các
hành động để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm", cuộc tẩy chay ngoại
giao "không đi đủ xa".
Ông Ryan nói: "Trung Quốc đã nhiều lần
chứng minh rằng họ không xứng đáng nhận được vinh dự đăng cai Thế vận hội, và
Thế vận hội nên được tổ chức ở nơi khác".
Mỹ cáo buộc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô
Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương.
Căng thẳng cũng gia tăng do cách Trung Quốc
hành động để đàn áp các quyền tự do chính trị ở Hong Kong, và lo ngại cho vận động
viên quần vợt Trung Quốc Bành Soái, người đã cáo buộc một quan chức chính phủ
hàng đầu về tội tấn công tình dục.
Hiệp hội quần vợt nữ tuần trước đã đình chỉ tất
cả các giải đấu ở Trung Quốc vì "nghi ngờ nghiêm trọng" về sự an toàn
của bà Bành.
Các quốc gia khác, bao gồm cả Anh và Úc, được
cho là đang xem xét tẩy chay thế vận hội này.
'Lập trường chính
trị'
Trước đó, Trung Quốc đã mô tả khả năng tẩy
chay là một suy nghĩ viển vông và chỉ để thu hút sự chú ý, vì chưa có quan chức
Mỹ nào được mời tham gia thế vận hội.
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng Thế vận hội Olympic
mùa đông không phải là một sân khấu để vận dụng và thao túng chính trị", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên cho biết tại một cuộc họp
báo thường kỳ.
Ông Triệu nói thêm: "Nếu Mỹ không muốn
có con đường riêng của mình, Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp đối phó kiên
quyết.
Phản ứng trước thông báo của Mỹ, đại sứ quán
Trung Quốc tại Washington cho rằng cuộc tẩy chay là "sự xuyên tạc
nghiêm trọng tinh thần của Hiến chương Olympic".
"Không ai quan tâm đến việc những người này có
đến hay không, và nó không ảnh hưởng gì đến việc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh
2022 được tổ chức thành công", phát ngôn viên Liu
Pengyu được Reuters trích lời cho biết.
Các đại diện cấp cao của chính phủ - từ Hoa Kỳ
và các quốc gia khác - thường có mặt tại Thế vận hội Olympic.
Đầu năm nay, Đệ nhất phu nhân Jill Biden dẫn đầu
phái đoàn Mỹ tại Thế vận hội mùa hè tổ chức ở Tokyo.
Phân tích của
Robin Brant
Phóng viên BBC tại Thượng Hải
Trong vài ngày qua, Trung Quốc đã cố gắng giải
quyết vấn đề này bằng cách bác bỏ một động thái không liên quan.
Giới chức cho biết các lệnh hạn chế do Covid
có nghĩa là Bắc Kinh và IOC sẽ không mời bất kỳ quan chức nào. Bạn có thể mong
đợi quyết định này được coi là một dấu hiệu khác của "tâm lý chiến tranh lạnh".
Rất khó xảy ra việc Joe Biden hoặc bất kỳ nhân
vật chính trị cấp cao nào sẽ đến tham dự một Thế vận hội do một chính phủ mà
ông cho là đang phạm tội diệt chủng tổ chức.
Một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ mà tôi nói
chuyện nói rằng họ sẽ cố gắng giáo dục các vận động viên của mình về những gì
đang xảy ra ở Tân Cương và Hong Kong.
Vương quốc Anh sẽ làm theo Mỹ? Anh không chính
thức cáo buộc chế độ cộng sản của Tập Cận Bình tội diệt chủng nhưng Ngoại trưởng
Liz Truss được cho là đã nói về điều này trong các cuộc trò chuyện riêng.
Cách đây vài tháng, một quan chức cấp cao của
Vương quốc Anh, có liên quan mật thiết đến chính sách về Trung Quốc, nói với
tôi rằng họ nghĩ Vương quốc Anh sẽ bị coi là 'kẻ theo chân' Mỹ nếu nước này
tham gia tẩy chay thế vận hội.
.
=========================
Trung
Quốc dọa Mỹ phải “trả giá” vì tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022
Thùy
Dương -
RFI
Đăng ngày: 07/12/2021 - 11:31
Hôm nay 07/12/2021, Trung Quốc đe dọa Mỹ «
sẽ phải trả giá » cho quyết định tẩy chay Thế Vận Hội mùa đông Bắc
Kinh được tổ chức vào tháng Hai 2022. Tại một cuộc họp báo, phát ngôn viên bộ
Ngoại Giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) tố cáo Washington đã vi phạm
nguyên tắc trung lập chính trị trong thể thao.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhấn mạnh «
việc Hoa Kỳ tìm cách phá rối Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh, dựa trên những định
kiến về ý thức hệ, sự dối trá và các tin đồn » sẽ chỉ « phơi
bày những mưu đồ xấu xa » của Washington.
Tuy nhiên, khi được hỏi về khả năng đáp trả của
Bắc Kinh, ông Triệu Lập Kiên không cho biết chi tiết.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde gửi về
bài tường trình :
« Liệu Trung Quốc có tẩy chay Thế Vận Hội Los
Angeles 2028 hay không ? Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc tạm thời chưa
cho biết chi tiết về các « biện pháp đáp trả kiên quyết » mà ông
thông báo. Tuy nhiên, các nhà tổ chức những sự kiện thể thao trong tương lai sẽ
phải chú ý tới lời đe dọa này.
Đương nhiên là chúng ta nghĩ đến Thế Vận Hội Paris
2024. Pháp đã cử bộ trưởng Thể Thao đến Bắc Kinh, cho dù hiện giờ Paris vẫn
chưa quyết định liệu quan chức này có mặt tại khán đài dự khai mạc Thế Vận Hội
Bắc Kinh vào ngày 04/02/2022 hay không. Đa phần các nước châu Âu đều có chung
thái độ thận trọng, do dự và kín đáo như vậy. Cho đến nay, mới chỉ có tổng thống
Nga Vladimir Putin và hoàng tử Albert của Mocaco dường như đã đặt vé bay sang Bắc
Kinh.
Vụ tẩy chay ngoại giao này không liên quan đến các vận
động viên, và từ vài tuần nay bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã chuẩn bị
câu trả lời. Do việc mời các quan chức nước ngoài được thực hiện thông qua Ủy
ban Olympic của các nước, Bắc Kinh đã cho các nước thấy rằng dù gì đi chăng nữa
thì những quốc gia tẩy chay Thế Vận Hội đều không được mời.
Một điều hài hước khác là một số cây bút có tư tưởng
dân tộc cũng cố tìm cách xóa đòn đau mới nhắm vào « quyền lực mềm » của
Trung Quốc. Hoàn Cầu Thời Báo, một ấn bản của Nhân Dân Nhật Báo, viết trên mạng
xã hội Twitter : « Thành thật mà nói, Trung Quốc cảm thấy nhẹ nhõm,
an tâm khi biết tin (về vụ tẩy chay này), bởi càng ít quan chức Mỹ đến thì càng
ít virus ».
-----------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Khả
năng Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022 bị tẩy chay rõ dần, ít ra là về mặt ngoại giao
ÚC
- THẾ VẬN HỘI BẮC KINH 2022
Úc
dự định tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022
Vương
quốc Anh cân nhắc tẩy chay về ngoại giao Thế Vận Hội Bắc Kinh
No comments:
Post a Comment