Tuesday, July 13, 2021

SÀI GÒN NGÀY PHONG TỎA THỨ NĂM : NÓI VỀ NHỮNG CON SỐ (Đỗ Duy Ngọc)

 


Sài Gòn ngày phong tỏa thứ năm: Nói về những con số

Đỗ Duy Ngọc

13/07/2021

https://baotiengdan.com/2021/07/13/sai-gon-ngay-phong-toa-thu-nam-noi-ve-nhung-con-so/

 

Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4

 

Tôi chủ trương khi những con số người nhiễm bệnh lên cao đến số ngàn, tôi không quan tâm đến số người mắc bệnh bao nhiêu nữa mà chỉ quan tâm số người chết vì virus Vũ Hán là bao nhiêu thôi. Tôi nghĩ con số người nhiễm bệnh chỉ nói lên được số ca nhiễm bệnh bị lan truyền trong xã hội chứ không nói được mức độ nguy hiểm hay trầm trọng của cơn dịch. Chính con số người chết mới lột tả được, biểu hiện được tình trạng của cơn dịch.

 

Cả nước mấy hôm nay số người dương tính đã lên con số ngàn trong một ngày, tổng cộng Việt Nam đã có 30.724 ca ghi nhận trong nước và 1.941 ca nhập cảnh, nhưng số người chết tính đến ngày 12.7, Bộ Y tế đã thông báo ghi nhận 125 ca tử vong do virus Vũ Hán tính từ đầu dịch, và còn 4 bệnh nhân đã tử vong, đang tiếp tục được cập nhật (tổng số ca tử vong đến nay là 129 ca). Riêng thành phố đã có 25 ca tử vong.

 

Cũng cần nói là cách tổng kết số người nhiễm bệnh hàng ngày cũng cần thay đổi, tại sao không tổng hợp trong 24 giờ mà lại ngắt từng khúc như thế. Kiểu truyền thông như vậy còn làm dân hoang mang dữ.

 

Trong khi đó, Đông Nam Á đang trở thành một trong những khu vực bị dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, Indonesia đang trở thành ổ dịch kinh hoàng khi tình hình lây lan virus tiếp tục diễn biến xấu.

 

Cả số ca mắc mới và số ca tử vong ở Indonesia đang quay đầu tăng vọt. Tính đến ngày 12.7, đất nước này ghi nhận thêm 40.427 ca nhiễm mới, mức cao nhất kể từ đầu dịch và 891 ca tử vong, nhiều hơn tất cả các nước ASEAN khác cộng lại và vượt qua cả tâm dịch Ấn Độ, nơi bắt nguồn của biến thể virus Delta đang khiến nhiều nước khốn đốn. Cho đến nay, tổng số ca mắc virus Vũ Hán ở Indonesia đã vượt qua 2.567.000 trường hợp, và tử vong vượt 67.300 người.

 

Ở Hàn Quốc, cho đến nay đã có tổng số ca mắc bệnh lên 169.146 bệnh nhân và con số tử vong là 2.044 người, chiếm 1.21% tổng số ca bệnh.

 

Cũng trong thời điểm này, Campuchia đã có con số tử vong đã là 925 người. Số ca tử vong được mô tả là cao điểm trong hai tuần gần đây nhất với 30% tổng số người chết ghi nhận trong giai đoạn này. Hiện Campuchia đã có tổng số ca nhiễm lên 61.870 người.

 

Philippines đang là nước đứng thứ hai ở Đông Nam Á, sau Indonesia, về số ca nhiễm virus Vũ Hán. Số ca mắc mới ghi nhận ngày 12.7 là 5.204 ca, nâng tổng số lên 1.478.061 ca nhiễm. Bộ Y tế Philippines ngày 12.7 báo cáo thêm 100 ca tử vong, nâng số người chết vì dịch bệnh lên 26.015 người.

 

Myanmar ghi nhận 5.014 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua và 89 bệnh nhân tử vong, nâng tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên hơn 197.000 người.

 

Đưa ra những con số người nhiễm bệnh và tử vong của các nước chung quanh ta để thấy rằng, tình hình dịch bệnh ở Việt Nam cũng chưa đến tình trạng phải lo âu và hốt hoảng quá đáng. Con virus này nguy hiểm nhưng không phải ai dính cũng chết để rồi như một nỗi ám ảnh đưa đến ức chế, sợ hãi đến bệnh hoạn.

 

Không có chuyện “toang” ở Sài Gòn, đó là một thực tế. Nhiều khi chính những biện pháp sai lầm cùng các chỉ thị bất nhất của nhà chức trách khiến có cảm giác tình trạng đang ở thời điểm trầm trọng. Nhưng hãy so sánh những con số thống kê, ta sẽ thấy con số tử vong của Việt Nam rất thấp. Cả nước mới chỉ có 129 người chết và thành phố mới ở con số 25. Thế thì “bùng” cái gì, “toang” cái gì mà ầm ỹ, mà loay hoay mãi thế?

 

Nếu so sánh với số người chết vì tai nạn giao thông ở Việt Nam, con số người chết vì virus Vũ Hán ở xứ ta từ trước đến nay chỉ là con số lẻ. Theo báo cáo ngày 24-5 của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong năm tháng đầu năm, toàn quốc xảy ra 5.182 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.656 người, bị thương 3.788 người.

 

Theo thông tin từ Bộ Công an, từ năm 2009 đến tháng 5-2019, toàn quốc xảy ra 326.299 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 97.721 người, bị thương 329.756 người. Riêng năm 2018 xảy ra 18.499 vụ, làm chết 8.079 người, bị thương 14.732 người. Như vậy, trong 10 năm qua, bình quân mỗi năm có gần 10.000 người chết vì tai nạn giao thông.

 

Đó là chưa nói đến số người chết do bệnh ung thư, theo báo cáo ngày 19-1 của Bệnh viện K cho hay, so với năm 2018, số ca mắc, tử vong do ung thư ở Việt Nam tiếp tục gia tăng: đứng thứ 91 thế giới về số ca mắc, thứ 50 về số ca tử vong do ung thư trong 185 quốc gia. Theo báo cáo này, năm 2020 Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỉ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỉ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185.

 

Như vậy, có thể thấy tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh. Trong năm 2020, Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.

 

Những con số khủng khiếp vì tai nạn giao thông và ung thư hàng năm như thế lại không làm hoang mang trong dân chúng, thì tại sao trong cơn đại dịch giết chết hàng triệu người trên thế giới, khi đến Việt Nam mới chỉ chết 129 người, mọi người đã lo âu quá đáng đến thế và nhà nước cũng luống cuống trong cách xử trí như thế.

 

Trong cơn đại dịch thế này, bình tĩnh và chấp hành đúng và đủ những quy định của y tế là cách đối phó tốt nhất. Nhiều người lo lắng thái quá và cũng không ít người quá chủ quan. Hãy tự bảo vệ mình, gia đình mình và cộng đồng. Hãy có thái độ tích cực và lòng tin.

 

Trong hoàn cảnh này, những người khổ nhất trong xã hội là những người nghèo, làm công ăn lương hàng ngày, những người buôn gánh bán bưng, những người nhập cư bán vé số, mua bán ve chai, phế liệu, những kẻ không nhà sống bám vỉa hè kiếm cơm qua ngày… nên nhà nước cố gắng giúp họ sống được trong những ngày phong toả. Khi họ có miếng ăn, họ sẽ hạn chế việc ra đường sinh kế.

 

Về phía chính quyền nên có những chính sách, biện pháp rõ ràng và nhất quán, tránh kiểu thay đổi liên tục như mấy hôm nay. Chận rồi bỏ chận. Xét giấy rồi bỏ xét. Tầm soát toàn dân rồi xét nghiệm hạn chế, cái gì cũng nửa nạc nửa mỡ, chẳng đâu vào đâu. Cách lập hàng rào, chốt chận và cách ly tập trung đã cho thấy những bất cập và không hiệu quả. Đừng để người dân có suy nghĩ không chống dịch mà đang chống dân. Cần có một biện pháp khoa học và thực tế với hoàn cảnh hơn.

 

Nhà nước luôn thông báo không thiếu hàng, không tăng giá. Nhưng quý vị hãy đến các siêu thị mà xem, giá thay đổi thế nào và hàng hoá có thiếu đủ ra sao. Trên mạng xã hội đã xuất hiện những clip tố cáo siêu thị Bách hoá xanh tăng giá vô tội vạ gấp mấy lần giá bình thường, dân cũng đành cam chịu vì không dễ kiếm một chỗ khác.

 

Cũng thấy xuất hiện một văn bản không biết giả hay thật, quy định mỗi chốt gác ở Uỷ ban phường, mỗi ca phải phạt 20 trường hợp và mỗi đội tuần tra mỗi ca phải phạt ít nhất 5 trường hợp. Tại sao phải có những con số quy định như thế? Hay là dịp để tạo quỹ cho phường?

 

Đành rằng khi thành phố quy định giãn cách, vì sức khoẻ cộng đồng, người dân phải chấp hành. Tuy nhiên, ngoại trừ những kẻ thừa hơi khoái chạy ra đường như thói quen, nhiều kẻ có thói quen và cố giữ thói quen ấy nên vi phạm. Vẫn còn nhiều người vì sinh kế nên phải lén lút ra đường kiếm cơm cháo.

 

Anh chàng đẩy xe bán hàng ở Tân Phú cũng nằm trong trường hợp đấy. Hàng đã lỡ mua, cả vốn liếng nằm trong đấy, không lẽ đành lòng nằm nhà để tiêu mất vốn và nhìn vợ con thiếu ăn, anh đành trở thành kẻ vi phạm. Tiếc thay, đội ngũ dân quân và những người thi hành luật lệ quá cứng nhắc và nguyên tắc lại cư xử không tế nhị nên mới xảy ra ẩu đả không nên có.

 

Tại sao các anh công an và dân quân lại có thể kiên nhẫn đứng chờ một thanh niên ngoan cố cứ tiếp tục tập thể dục xem như chẳng có chuyện gì đáng quan tâm một thời gia khá lâu rồi mới đưa về phường phạt 4 triệu đồng. Thì tại sao không nhẹ nhàng giải thích và cảm thông trường hợp đặc biệt của anh xe lôi mà nặng lời và nguyên tắc đạt lý nhưng thiếu tình để đưa đến những đụng chạm không hay? Hãy giăng dây ở chốt chặn nhưng đừng giăng dây trong lòng dân.

 

Nhưng dù hoàn cảnh thế nào chăng nữa, chúng ta cố gắng vượt qua và mong chính phủ hỗ trợ thiết thực để mọi người cùng góp tay, góp sức ngăn chận dịch. Cơn dịch này đe doạ cuộc sống chung của toàn xã hội và nó cũng có thể không chừa một ai nếu không có ý thức phòng bệnh. Đừng nghĩ nó sẽ chừa ta ra rồi chủ quan tiếp tục những thói quen. Nó sẽ gạ gục người ta bất cứ lúc nào.

 

Tuy so sánh con số người tử vong vì dịch ở Việt Nam với các nước như trên đã viết và vẫn bình tĩnh để chiến đấu. Nhưng cũng không vì thế mà xem thường chúng và ban ra những biện pháp, những chỉ thị thiếu khoa học và không hợp lý. Bởi nếu không có những biện pháp đúng đắn và hợp thời, con số tử vong chắc chắn sẽ không ngừng lại những con số đấy.

 

_____

 

Một số hình ảnh:

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/0-72.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/1-9-696x928.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/2-8-696x928.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/3-7.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/4-5.jpg

 

 

46 BÌNH LUẬN

 

 

                                                            ***

Do Duy Ngoc

12/7/2021 lúc 04:20  · 

SÀI GÒN NGÀY PHONG TOẢ THỨ TƯ

NỖI LO CÒN ĐÓ.

Tôi vốn là người lạc quan, trong những tình huống ngặt nghèo nhất của cuộc đời tôi vẫn luôn vững lòng tin. Khi Sài Gòn bùng phát dịch và trải qua những chuỗi ngày giãn cách và phong toả thành phố, tôi vẫn tin thành phố sẽ qua được cơn bệnh nặng, sẽ trở lại sinh hoạt bình thường trong thời gian sớm nhất. Thế nhưng, với những tin tức dồn dập mấy hôm nay, tôi lại lo.…

Xem thêm  

 

 

                                                         ***

 

Do Duy Ngoc

11/07/2021  lúc 02:37  · 

SÀI GÒN NGÀY PHONG TOẢ THỨ BA

Đã qua ba ngày theo yêu cầu giãn cách của thành phố, những con đường Sài Gòn nằm yên. Thế nhưng trong lòng của Sài Gòn không nằm yên. Đâu đó vẫn có những địa điểm phát rau, tặng gạo, tặng quà cho người nghèo. Đâu đó vẫn có những người mang hộp cơm trưa, chiều cho người túng đói. Đâu đó trên khắp thành phố này vẫn có hàng ngàn con người mang áo quần bảo hộ giữa cơn nắng gắt của mùa hè để xét nghiệm, để tiêm chủng, để cứu chữa cho những người bệnh…

Xem thêm   

 

.

=======================================================

.

Nhật ký phong thành (số 4): Chuyện không cũ bao giờ

Tuấn Khanh  -  12/07/2021

.

Nhật ký phong thành (số 3): Sài Gòn bao nhớ

Tuấn Khanh  -  11/07/2021

.

Nhật ký phong thành (số 2): Chuyện cách ly

Tuấn Khanh  -  11/07/2021

 

                                         ***

Những ngày phong tỏa: Trong vòng vây sợ hãi

Trần Tiến Dũng
13 tháng 7, 2021

 

 

 

No comments: