Monday, July 26, 2021

GS LÊ QUÂN CÓ XỨNG ĐÁNG LÀ GIÁO SƯ và NHÀ CHÍNH TRỊ HAY KHÔNG? (Kim Văn Chính)

 


GS Lê Quân có xứng đáng là giáo sư và nhà chính trị hay không?

Kim Văn Chính

26/07/2021

https://baotiengdan.com/2021/07/26/gs-le-quan-co-xung-dang-la-giao-su-va-nha-chinh-tri-hay-khong/ 

 

1. TẠI SAO PHẢI ĐỂ Ý GS LÊ QUÂN

 

Tôi không hề để ý đến trường hợp GS Lê Quân, một nhân tố trẻ và mới trong bổ nhiệm cán bộ mấy năm vừa qua, cho đến khi nghe ông ấy phát biểu trước Quôc hội hôm qua (25/7/21).

 

Phát biểu của Lê Quân, nhất là ý phải tăng học phí như một rào cản kỹ thuật để cho học sinh không lao vào đại học, buộc tôi phải chú ý đến ông.

 

Tư liệu trên các trang như Wikipedia và các báo (xem ảnh) cho chúng ta biết:

 

– Lê Quân trưởng thành về đào tạo, học thuật theo hệ đào tạo Pháp – Việt của Đại học thương mại. Ai ở Hà Nội và có hiểu biết về ngành giáo dục đại học và sau đại học đều rất hiểu chương trình này. Những ai đi học theo hệ kỹ thuật bên Pháp thì rất khá, nhưng những ai đi học theo hệ quản trị thì cũng rất tầm thường. Lê Quân là sinh viên, thạc sỹ, tiến sỹ và sau tiến sỹ đều theo hệ quản trị.

 

– Lê Quân gắn sự nghiệp chính trị và cả khoa học nữa với ông Phùng Xuân Nhạ (ai cũng biết rồi). Vì vậy mới chuyển từ ĐH Thương Mại sang đầu quân cho ĐH Quốc gia, phụ trách Khoa Quản trị Kinh doanh liên kết nước ngoài đầy tai tiếng của ĐH Quốc gia, nơi Phùng Xuân Nhạ được bổ nhiệm GĐ. Có nhiều bài báo viết chung với ông Nhạ và theo đơn tố cáo của 1 giáo sư có uy tín, các bài báo này đều có dấu hiệu sao chép, vi phạm bản quyền…

 

– Bản thân thành tích khoa học của Lê Quân, tôi là người trong nghề dạy quản trị mà không hề biết có ông GS quản trị tên Lê Quân. Nghĩa là tôi không hề biết gì về thành tích, đóng góp khoa học quản trị và các công trình để trích dẫn dạy học… Trong 6 bài báo đăng quốc tế, có đến 5/6 bài toàn đăng ở các tạp chí “gà rừng”, tức tạp chí “lá cải”, tức là các tạp chí mà giới khoa học quốc tế coi là chuyên mồi chài lấy tiền đăng bài chứ chất lượng khoa học rất thấp…

 

– Lê Quân được bổ nhiệm tiến thân trên đường chính trị rất nhanh (xem ảnh kèm).

 

2. BÀI HỌC CỦA KHỔNG TỬ

 

Chuyện kể trong giai thoại Hậu Khổng tử (Tân Luận ngữ), rằng Khổng Tử có học trò tên Mỗ, người nước Đằng. Mỗ học vào loại trung bình, song luôn luôn cho mình là giỏi nhất. Học được vài năm, Mỗ không theo học nữa để về nước vì tưởng rằng đã học hết đạo của thầy.

 

Tử Cống thấy vậy hỏi thầy:

– Người ấy về nước rồi làm quan có sao không?

 

Khổng Tử rung đùi đáp:

– Không sao.

 

Lại hỏi tiếp:

– Làm tướng có được không?

 

Khổng Tử vuốt râu đáp:

– Được.

 

Lại hỏi tiếp:

– Thế nhỡ về làm giặc?

 

Khổng Tử vừa ngáp vừa trả lời:

– Cũng không hại gì!

 

Bấy giờ Tử Cống mới yên tâm mà thủng thẳng bạch với thầy:

– Nghe nói Mỗ ấy xin về nước chỉ để làm thầy!

 

Khổng Tử vừa nghe câu đó, bỗng giật nẩy mình. Thế là chân không kịp xỏ giày, áo không kịp buộc giải, vội vàng chạy bắn ra khỏi cổng!

 

Học trò đuổi theo hỏi:

– Thầy chạy đi đâu?

 

Khổng Tử vừa thở vừa đáp:

– Sang ngay nước Đằng.

 

Học trò lại hỏi:

– Thầy sang nước Đằng làm gì?

 

Khổng Tử vẫn vừa chạy vừa trả lời:

– Sang ngăn không cho tên Mỗ này làm thầy. Hắn có làm quan thì cùng lắm chỉ hại đến một ấp. Làm tướng cũng chỉ hại đến một thành. Thậm chí có làm giặc cũng chưa chắc đã hại nổi ai. Nhưng nếu hắn làm thầy thì sẽ hại đến muôn đời. Ngay cả ta cũng khó mà tránh khỏi liên luỵ!

 

3. KẾT LUẬN GÌ

 

– Ngày xưa, các trí thức lớn lộ diện khá nhiều, một trong những cơ quan tập trung làm việc là Đại học Quốc gia Hà Nội và ĐH Bách khoa bây giờ. Lãnh đạo các khoa, lãnh đạo trường, và nhất là lãnh đạo Bộ Đại học đều là những trí thức thực thụ, không những có thành tích khoa học cao, mà còn là mẫu mực về đạo đức, tác phong, cả phong độ (tướng mạo) nữa. Họ thường là những nhà khoa học lớn về khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Ngày nay, từ hồi Nguyễn Minh Hiển, Phạm Vũ Luận, rồi đến Phùng Xuân Nhạ, là một thoái trào về cán bộ ngành GD đại học, kết tinh ở anh hề Nhạ có đệ tử là Lê Quân.

 

– Lê Quân lập thân ở ngành dạy học, nhưng lập danh lại chuyển rất nhanh sang chính trị (giống ông Nhạ). Đây có thể kết luận là kiểu cơ hội chủ nghĩa điển hình núp danh nhà khoa học, trí thức để tiến thân.

 

– Phát biểu của lê Quân tại Quốc hội chứng tỏ ông ta thiếu hiểu biết về chính ngành mình làm việc, chính là giáo dục đại học, thiếu nhãn quan chính trị của một nhà tổ chức giáo dục. Có thể ông ta chính là nhân vật Mỗ điển hình trong câu chuyện giai thoại về Khổng Tử.

 

– Nhiệm kỳ qua, công luận tốn khá nhiều công mới truất phế được một tên bất tài, vô dụng nhưng chui sâu, leo cao là Phùng Xuân Nhạ, nay tiếp tục có học trò, cộng sự của Nhạ là Lê Quân tiếp tục chui rất sâu vào bộ máy. Rất may là kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, phát biểu vài câu trực tiếp trước Quốc hội cho thấy ngay trình độ và động cơ…

 

Mọi người hãy chịu khó nghe hết bài phát biểu ở link dưới.

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/gs-le-quan-dung-hoc-phi-lam-hang-rao-chong-lao-vao-hoc-dai-20210725113426515.htm

 

____

 

Một số hình ảnh:

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/0-83.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/1-68.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/2-35-1024x215.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/3-28-1024x171.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/4-21-1024x282.jpg

 

 

 


No comments: