VIỆT NAM
MÌNH ĐỪNG NHƯ TRUNG QUỐC
https://www.facebook.com/ngongoctrai.ngo/posts/1812433552230432
Hiện nay Trung Quốc đang
gặp rất nhiều khó khăn và bị thế giới tẩy chay bởi chính những lối hành xử của
nước này với thế giới, từ vấn đề Biển Đông, Đài Loan, Hong Kong, dịch cúm
Covid, thực chất quan hệ thương mại với Mỹ suốt 50 năm qua, kế hoạch vành đai
con đường cho các nước vay tiền và thế chấp bằng tài nguyên quốc gia, làm ăn bất
chấp tiêu chuẩn giá trị về môi trường và nhân quyền.
Lý do là ở Trung Quốc, chính trị là thống soái. Với một hệ thống toàn trị thì
quan điểm nhận thức của tầng lớp chóp bu là cái chi phối tới toàn bộ máy bên dưới
và ảnh hưởng ra toàn xã hội. Do vậy mà khi đường lối chính trị nặng về cảm
tính, thiếu về lý trí, thì cái hệ quả gây ra là những sự vụ bất hợp lý trong mọi
mặt quan hệ xã hội, bên ngoài thì thấy rõ nhưng bên trong lại mù quáng không
nhìn ra được.
Ông Lý Quang Diệu từng có lời khuyên cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng “hãy
cứ chăm lo phát triển kinh tế và cúi đầu mỉm cười thêm 50 năm nữa”. Lời khuyên
này của ông Lý ở thời điểm những năm 2000s, như thế hiện nay ông Tập Cận Bình
đã đưa Trung Quốc trỗi dậy quá sớm, không đúng như lời khuyên của ông Lý, và
cũng không đúng như chính sách thao quang dưỡng hối của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu
Bình trước kia.
Đúng ra, theo ông Lý Quang Diệu, và cũng là theo nhận thức hợp lý của phần lớn
thế giới, khi Trung Quốc giàu lên, kinh tế phát triển, thì anh phải chăm lo cân
bằng đời sống xã hội, quan tâm đến những thành phần yếu thế, các nhóm xã hội bị
thiệt thòi, để phát triển hài hòa, tránh sự phát triển bất cân bằng tạo ra bất
mãn xung đột xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế anh phải dần tôn trọng các
chuẩn mực giá trị, tôn trọng nhân quyền, dân chủ hóa, có như thế Trung Quốc sẽ
phát triển bền vững hơn bao giờ hết.
Nhận thức hợp lý là như vậy.
Nhưng thực tế ngược lại, khi Trung Quốc giàu lên, họ lại sử dụng tiền để đầu tư
nhằm quản lý và cai trị xã hội chặt chẽ hơn, kiểm soát tinh vi hơn. Cùng với đó
lãnh đạo Trung Quốc lại thực hiện giấc mộng Trung Hoa và biến đó thành mục tiêu
cho phép họ thực hiện mọi thủ đoạn đối xử với dân chúng và quốc tế miễn sao đạt
được mục đích. Bằng cách đó chính phủ Trung Quốc hoạt động thiếu lý trí, xa rời
tính duy lý, họ trở nên cảm tính, mơ hồ về đường lối, nhận thức siêu hình, dẫn
đến tình trạng của Trung Quốc ngày hôm nay.
Ở Việt Nam hiện nay, từ lâu cũng có quan điểm phải nhất quán, cứng rắn, thành
kiến và trấn áp mọi biểu hiện đòi hỏi tự do, đặt mục tiêu phát triển và giữ ổn
định chính trị lên trên hết thảy. Điều đó thực chất đã chối bỏ không nhìn nhận
một diễn tiến phát triển tất yếu về mối quan hệ song sinh giữa phát triển kinh
tế với phát triển nhận thức và nhu cầu được tôn trọng thực hiện nhân quyền. Từ
đó gây hao tổn nguồn lực và tạo ra thêm những xung động xã hội thay vì dành nguồn
lực cho phát triển con người.
Đó chính xác là những gì Trung Quốc đã làm và hiện đang đưa đến tình trạng khó
khăn của họ như hiện nay.
Bản thân tôi cảm nhận ra được vấn đề như vậy và thấy cần phải lên tiếng chỉ ra,
giúp cho các ban ngành và cộng đồng xã hội thấy được đâu là con đường đúng, thấy
được chính sách phát triển đúng đắn là nên như thế nào, có thế mới tránh được
ngõ cụt của Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment