Dịch giả: Đỗ Kim
Thêm
28/07/2020
Lời
người dịch: Tính đến cuối tháng 6, các thị trường Mỹ đã
tuyển dụng thêm 4,8 triệu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn
11,1%, đó là một tin vui, nhưng không phải là một tín hiệu cho thị trường là sẽ
khởi sắc trong toàn diện.
Vì COVID-19 vẫn lây lan mạnh, bang California phải
đóng cửa phần lớn doanh nghiệp một lần nữa, đó là một bằng chứng không lạc quan
khác.
Quốc Hội và Tòa Bạch Ốc đang tiếp tục thương thảo để
có biện pháp mới. Tổ chức tư vấn Oxford Economics nhận định, dù trong trường hợp
nào, nền kinh tế Mỹ cần có một liều thuốc bổ nữa.
Vì trong tháng Bảy mức thu tuyển dụng của doanh nghiệp
không tăng nhanh và chính quyền không có biện pháp hỗ trợ, nên nền kinh tế sẽ
còn suy yếu.
Nhìn chung,
giải pháp cho hồi phục là duy trì sự trợ giúp cho người thất nghiệp, thêm tài
trợ cho các chính quyền tiểu bang và liên bang, cũng như cho các doanh nghiệp bị
khánh tận.
Hiện nay, vấn đề tranh cãi là Quốc Hội không đồng ý
về mức độ trợ giúp trong khi số tiền trợ cấp thêm là $600 mỗi tuần nay đã hết hạn.
Tòa Bạch Ốc muốn mức độ trợ giúp của liên bang khi cộng với số tiền trợ cấp thất
nghiệp của từng tiểu bang sẽ không quá 70% mức lương trước đó của công nhân.
Theo cách tính trung bình, mức trợ cấp thất nghiệp của các tiểu bang vào khoảng
45% mức lương trước đó.
Đa số những người trong đảng Cộng Hòa muốn cắt số tiền
$600 hàng tuần xuống còn $200, trong khi thiểu số đề xuất nên xét lại biện pháp
trợ giúp. Đảng Dân Chủ tại Hạ Viện đã thông qua dự luật gia hạn việc lãnh $600
cho tới tháng Giêng. Một phát hiện khác cho rằng, với $600 này, có tới 2/3 những
người thất nghiệp đang lãnh nhiều tiền hơn số lợi tức hàng tuần của họ trước
đây, đó là động lực khiến cho người nhận trợ cấp không muốn tìm việc.
Tóm lại, các tiên đoán chung cho rằng, khi dịch bệnh
chưa đuợc kiểm soát triệt để, tốc độ hồi phục không thể tăng nhanh như sau cuộc
khủng hoảng năm 2008, nhanh nhất là ba năm, chậm nhất là 10 năm và không liên
quan đến kết quả của cuộc tranh cử tổng thống trong năm nay.
***
Giống như hầu hết các nước trên thế giới, Hoa Kỳ đang cố gắng vượt qua
trận đại dịch COVID-19 và cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng do lệnh đóng cửa của
chính phủ. Tính theo tỷ lệ thường niên, nền kinh tế Mỹ đã giảm 5% trong quý đầu
năm 2020 và trong quý hai vừa kết thúc, có thể giảm đến 40%, mức suy sụp mạnh
nhất kể từ thời Đại Suy thoái năm 1930.
Hơn nữa, hàng chục triệu
công nhân đã mất việc, khiến tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Tư tăng vọt lên mức
cao sau Đại Khủng hoảng là 14,7%. Dù 70% những người bị sa thải hy vọng sẽ được
gọi làm việc lại, nhưng không phải tất cả sẽ có việc, vì nhiều doanh nghiệp sẽ
sát nhập, di dời hoặc tổ chức lại.
Đúng vậy, lúc đầu, sự mở
cửa lại của nền kinh tế đã dẫn đến tình trạng phục hồi mạnh mẽ, nó được dự kiến
là sẽ tiếp tục trong quý ba. Việc làm đã tăng 2,5 triệu trong tháng Năm, trong
khi dữ liệu từ các thẻ tín dụng và theo dõi di động cho tháng Năm và tháng Sáu
cho thấy, mức phục hồi khá lớn từ lúc thấp trong tháng Tư, với hoạt động trong
một số lĩnh vực đạt gần tới, hoặc thậm chí vượt lên so với các mức của năm trước.
Nhưng sự phục hồi là khác
nhau, vì tùy theo lĩnh vực và địa phương. Mặc dù doanh nghiệp Big Tech, các nhà
cung cấp tân trang gia cư và các nhà bán lẻ thức uống có rượu đã phát triển mạnh,
kinh doanh du lịch và giải trí đã suy sụp và sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục
hồi. Các nhà hàng với dịch vụ cho lái xe vào tận cổng đã hoạt động tốt hơn nhiều
so với những nhà hàng chỉ có thể phục vụ bên trong.
Do đó, hầu hết các nhà dự
báo đoán rằng, tiến trình phục hồi theo hình chữ V sẽ chậm lại trong vài quý tới,
thay vào đó, nó giống với nhãn hiệu swoosh của thương hiệu thể thao Nike. Nhưng
dự báo theo cơ sở hợp lý này có thể không chắc chắn hơn bình thường.
Trước tiên, việc đóng cửa
các doanh nghiệp không thiết yếu để đối phó với đại dịch đã dẫn đến một cú sốc
về phía cầu. Cho đến nay, hàng ngàn tỷ đô la tài trợ và cho vay kinh doanh,
thanh toán bằng tiền mặt cho các hộ gia đình và bảo hiểm thất nghiệp với các
khoản thanh toán tiền thưởng do liên bang (cho phép hai phần ba số lao động đủ
điều kiện nhận được phúc lợi vượt quá thu nhập mà họ bị mất), đã hỗ trợ tạm thời
để giúp cho nền kinh tế phục hồi. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cam kết giữ lãi
suất cho đến khi nền kinh tế trở lại tình trạng toàn dụng và tiếp tục mở rộng
phạm vi tạo mãi tài sản. Gói tài chính yểm trợ thứ tư dự kiến vào tháng tới sẽ
tập trung cho việc mở lại nền kinh tế, bao gồm các hạn chế các trách nhiệm pháp
lý cho các doanh nghiệp và chuyển hướng thanh toán tiền thưởng để khuyến khích
nhân viên trở lại làm việc.
Từ các cuộc khủng hoảng
kinh tế và y tế, việc Mỹ phục hồi nhanh chóng cũng sẽ phụ thuộc vào việc các quốc
gia khác xử lý tốt đẹp trong vấn đề và ngược lại. Ngân hàng Thế giới dự kiến là 93% các quốc gia sẽ rơi vào
tình trạng suy thoái vào năm 2020, tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay.
Mặc dù các đột biến gần
đây trong các trường hợp COVID-19 và việc nhập viện ở Mỹ dường như hiện nay có
thể kiểm soát được, do cung cấp giường bệnh và thiết bị được đầy đủ, tình trạng
tồi tệ đáng kể có thể gây ra do lệnh ngừng hoạt động mới đây hoặc tiếp tục việc
ngừng mở cửa. Điều đó sẽ làm cho sự phục hồi chậm lại, dẫn đến tuyệt vọng về
kinh tế và các vấn đề sức khỏe và xã hội liên quan cho nhiều người Mỹ.
Hơn nữa, cuộc khủng hoảng
kép của Mỹ cho thấy, các vấn đề trong dài hạn hơn, bắt đầu từ việc đất nước này
dự trữ không đầy đủ các vật tư y tế. Chẳng hạn như bang California không bao giờ
duy trì nguồn cung cấp như trong thời của Thống đốc Arnold Schwarzenegger đã
xây dựng để chống lại dịch SARS 2002-03 mà còn phải sửa chữa hàng trăm máy trợ
thở bị hư. Các hệ thống máy vi tính cổ xưa của các chính phủ tiểu bang để xử lý
các khiếu nại về thất nghiệp và phân phối các phúc lợi bị phong toả khi đại dịch
gây ra căng thẳng.
Ngoài ra, cú sốc COVID-19
đã cho thấy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp có phương tiện tài chính eo hẹp để sống
còn khi bị mất thu nhập trong vài tháng. Nó cũng đã làm nổi bật vấn đề dị biệt
chủng tộc qua sức khỏe, thu nhập xấu đi và tính dễ bị tổn thương trước những cú
sốc kinh tế và y tế.
Những cuộc khủng hoảng đã
gợi ra những đối sách can thiệp nhanh chóng chưa từng có và quy mô. Nhưng các
phản ứng của chính phủ ban hành trong các tình huống cấp thiết phải kiểm soát
chi phí tốt hơn và khôi phục những động lực khích lệ cho tư nhân trong trường kỳ,
bởi vì lịch sử cho thấy, các chương trình công cộng và biện pháp can thiệp, một
khi được đưa ra, hiếm khi kết thúc.
Phục hồi kinh tế và y tế
cũng phụ thuộc nặng nề vào hành động của các doanh nghiệp, dân chúng và trường
học, bao gồm cả việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như cách ly xã hội, rửa
tay thường xuyên và đeo khẩu trang. Vẫn còn phải xem liệu các doanh nghiệp có
thể tồn tại với những biện pháp hạn chế đối với nhân viên và khách hàng không,
và việc chuyển đổi kỹ thuật số được tăng tốc sẽ thuận lợi hay không. Tất nhiên,
mối nguy hiểm khác là một làn sóng virus thứ hai lớn tràn ngập các bệnh viện,
khiến cho nhân viên, học sinh và khách hàng sợ hãi.
Một điểm thuận lợi cho vấn
đề là tốc độ đổi mới thích ứng nhanh. Sau khi ngừng hoạt động, hầu hết các trường
học nhanh chóng tiếp tục giảng dạy trực tuyến, trong khi biện pháp y tế từ xa
đã bùng phát, được giúp đỡ bằng cách nới lỏng các hạn chế thanh toán của chính
phủ và các quy tắc cấm tham vấn y tế liên bang. Các nhà nghiên cứu y tế đã tập
trung nhanh vào việc thử nghiệm phương pháp trị liệu và vắc-xin cho COVID-19:
Thử nghiệm trên người đã bắt đầu cho một số loại vắc-xin đầy hứa hẹn và các thử
nghiệm mới có thể được triển khai trước mùa đông. Lần đầu tiên, năng lực sản xuất
vắc-xin sẽ được tăng cường, đồng thời với thử nghiệm, do đó, bất kỳ loại vắc-xin
an toàn và hiệu quả nào ra đời sẽ thành khả dụng nhanh hơn nhiều.
Nhưng những vấn đề trong
dài hạn được đặt ra bởi trận đại dịch và tình trạng suy thoái kinh tế sẽ không
tan biến khi những khủng hoảng này kết thúc. Đúng như vậy, trước khi COVID-19 tấn
công, cuối cùng, mọi thứ đã bắt đầu tìm đến những giới lao động có thu nhập thấp.
Tình trạng thiểu số thất nghiệp ở mức thấp nhất trong mọi thời điểm và tiền
lương đang tăng nhanh nhất là ở dưới cùng của bảng thang lương. Nhưng trong khi
tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ cần thiết để bảo đảm cho những xu hướng này tiếp
tục khi có những người bị bỏ lại phía sau.
Giải quyết vấn đề này đòi
hỏi phải tăng cường các chính sách mở rộng lựa chọn trường học, mang lại việc
làm cho tư nhân và vốn cho các khu vực bị suy trầm và bảo đảm việc huấn nghiệp
tốt hơn (bao gồm cả học nghề và tìm công việc thích hợp), cũng như thực hiện
phương cách mới đối với các chương trình chống đói nghèo được kiểm tra qua các
phương tiện. Những người nhận phúc lợi Mỹ phải đối mặt với mức thuế cao về mặt
phúc lợi mà họ mất nếu họ làm việc, với nhiều người sẽ kiếm được ít tiền hơn, nếu
họ làm ít hơn, nếu họ vẫn nhận tài trợ trong một số chương trình chồng chéo
nhau.
Rất khó để đoán chắc tốc
độ và sức mạnh của sự phục hồi kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, điều rõ ràng là chúng ta
phải tăng cường khuyến khích làm việc trong thời gian bình thường khi công việc
dồi dào, đồng thời củng cố mạng lưới an toàn cho những người không có việc làm
và cho những người không thể làm việc.
***
Michael
J. Boskin là Giáo sư Kinh tế học Đại học Stanford,
Chuyên gia cao cấp Viện Hoover, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống
George H.W Bush (1989-1993) và Chủ tịch Ủy ban Boskin, Cơ quan Tư vấn Quốc hội
chuyên theo dõi lạm phát của Hoa Kỳ.
-----------------------------
NGUỒN :
Michael
J. Boskin
Jun 25, 2020
Jun 25, 2020
Predicting the speed and strength of the United
States' recovery from the current recession is extremely difficult. But what is
clear is that policymakers must boost incentives to work in normal times when
jobs are plentiful, while strengthening the safety net for when they are not
and for those who are unable to work.
No comments:
Post a Comment