David
Frum
Trà Mi biên dịch
Posted on July 26, 2020
Hai quốc gia Bắc Mỹ dường như đã đi trên cùng
một con đường, và sau đó chuyển hướng.
Nó có thể đã khác. Nó vẫn
có thể. Nhưng vào tháng 7 cũng như vào tháng 1, sự khác biệt lớn nhất giữa Hoa
Kỳ và những nước khác trên thế giới phát triển là Hoa Kỳ sự bất hạnh khi có Donald Trump lãnh đạo.
Tôi đến biên giới Canada vào ngày Bốn
tháng Bảy. Ảnh: Getty
Thông thường, trạm biên
giới băng qua vùng Ngàn đảo giữa New York và Ontario bận rộn vào những cuối tuần
mùa hè. Không phải lúc này. Tám trong số chín lằn đường đã bị đóng cửa, và chỉ
có một chiếc xe hơi đang đợi trước tôi trong hàng duy nhất còn mở cửa.
Dù không có nhiều xe, tôi
vẫn đợi một lúc để qua phần kiểm soát và khi đến lượt, chiếc xe phía sau tôi
cũng đợi một lúc. Đeo mặt nạ và găng tay, một nhân viên của trạm đã kiểm soát
giấy khai sinh Canada của tôi, hỏi tôi có mang theo bất kỳ vũ khí nào không,
sau đó thăm dò về kế hoạch của tôi trong 14 ngày phải tự cách ly sau khi vào
Canada.
Tôi sẽ làm gì cho để mua
thức phẩm?
Làm thế nào tôi sẽ dẫn cả
hai con chó của tôi cùng đi mua thực phẩm?
Tôi có hiểu luật đeo mặt
nạ ở Ontario không?
Có thể liên lạc với tôi
qua số điện thoại nào trong thời gian tự cách ly?
Trong hai tuần tới, số điện
thoại đó sẽ nhận được tin nhắn, robocalls và những cuộc gọi trực tiếp từ các dịch
vụ y tế của Canada. Những robocalls gửi thông điệp khuyến khích. Họ cảm ơn tôi
vì đã giữ Canada an toàn. Sau khi tôi tự cô lập một tuần, họ vui vẻ nhắc những
ngày còn lại: Chỉ còn bốn ngày nữa thôi! Chỉ còn ba! Chỉ có hai! Cuộc gọi trực
tiếp cho tôi và vợ tôi, mỗi người có một người gọi riêng, chú trọng nhiều hơn
vào sức khỏe và tinh thần của chúng tôi. Chúng tôi đã có đủ thức ăn chưa? Chúng
tôi có cảm thấy cô đơn hay chán nản không? Chúng tôi có cần bất cứ ai để cung cấp
bất cứ điều gì cho chúng tôi không? (Tôi rất mừng thưa rằng người gọi tôi để
nói chuyện là một độc giả của The Atlantic.)
Bên ngoài Toronto, các
doanh nghiệp đang mở cửa trở lại ở Ontario. Vợ tôi và tôi đã ăn mừng hai tuần tự
cách ly bằng bữa ăn tối tại một nhà hàng địa phương. Bàn ăn được đặt cách nhau
xa hơn trước. Menu giấy đã biến mất, có lẽ không bao giờ trở lại. Nhân viên
chiêu đãi đeo mặt nạ. Mặt khác, mọi thứ dường như rất bình thường. Chúng tôi đã
hỏi ông đầu bếp – một người bạn cũ – mọi thứ đã ra sao với anh ấy và gia đình
anh ấy trong thời gian phải ở trong nhà. Anh ấy trả lời, không quá tệ. Tài trợ
từ chính phủ đã hỗ trợ doanh nghiệp và giữ anh ấy trong sổ lương. Anh ấy cũng lạc
quan nghĩ rằng trường học sẽ mở cửa lại vào tháng Chín.
Sáng hôm sau, tôi có một
cuộc họp tại khách sạn địa phương. Một trạm kiểm soát đã được đặt trong bãi đậu
xe. Tôi đã được đo thân nhiệt trước khi có thể vào tòa nhà. Sau cuộc họp, tôi
đã chay đi giải quyết một số công việc tồn đọng suốt 14 ngày chúng tôi tự cách
ly. Mọi người đeo mặt nạ trong tất cả các không gian nội thất, và cũng thường
đeo mặt nạ ngoài trời. Tôi hỏi một nhân viên bán hàng ở siêu thị của thị trấn
xem yêu cầu đó có gây ra rắc rối gì không. Cô có vẻ ngạc nhiên trước câu hỏi:
“Nó viết như vậy ngay trên cửa.”
Tôi mua một két rượu tại
một vườn nho địa phương. Người chủ nói với tôi rằng cô ấy hầu như không có bất
kỳ khách hàng nào ghé thăm trong cả tháng Sáu. May mắn thay, công việc kinh
doanh đã phục hồi nhanh chóng vào tháng 7 đến nỗi cô cảm thấy tự tin mình sẽ đạt
được mục tiêu bán hàng vào cuối mùa. Hai chiếc xe đầy người dừng lại ở phòng nếm
thử rượu của cô ấy trong thời gian tôi tiếp tục việc mua hàng cho mình. Vì cô ấy
chỉ cho phép bốn người trong phòng một lúc, họ đứng chờ đến lượt mình.
Phía bắc biên giới, bệnh
đang giảm. Canada đã liên tục giành được vị trí tốt chống lại virus, ngay cả
khi Hoa Kỳ đã đầu hàng nó.
Trong những tháng đầu
năm, quỹ đạo của dich bệnh ở Canada xấp xỉ theo quỹ đạo ở Hoa Kỳ. Sau đó, vào đầu
mùa hè, kinh nghiệm của hai quốc gia bắt đầu chuyển hướng rõ rệt.
Vào cuối tháng 4, Hoa Kỳ
đã báo cáo những người nhiễm bệnh mới – tỷ lệ với dân số – khoảng gấp đôi
Canada. Đó chỉ là 12 tuần trước. Vào ngày 22 tháng 7, Hoa Kỳ đã báo cáo những
người nhiễm bệnh mới với tỷ lệ gấp 14 lần Canada.
Nói một cách thô thiển:
Vào ngày 22 tháng 7, 37,5 triệu người Canada đã ghi nhận có 543 những người mới
nhiễm coronavirus và tám người thiệt mạng. Cùng ngày hôm đó, 328 triệu người
Hoa Kỳ đã báo cáo, con số đáng kinh ngạc, 69.730 những người mới nhiễm bệnh và
1.136 người thiệt mạng.
Khi đến Canada, bạn sẽ hiểu ngay nguyên nhân căn bản
của sự chênh lệch.
Nó không phải chính xác
là hệ thống chăm sóc sức khỏe, mặc dù hệ thống đó cũng đã đối phó tốt hơn. Một
người bạn thân ở Los Angeles đang chiến đấu với căn bệnh ung thư trong tuần này
bắt đầu gặp các triệu chứng giống COVID-19. Việc điều trị ung thư của cô đã phải
tạm dừng trong khi cô chờ đợi một xét nghiệm đầu tiên (trì hoãn hai ngày) sau
đó kết quả (chỉ Chúa mới biết bao lâu). Trong khi đó, hai cháu trai người
Canada của tôi đã xét nghiệm COVID-19 đề phòng trước khi đến thăm chúng tôi ở
đây. Họ đã xét nghiệm ở một
cơ sở không cần hẹn. Kết quả đến một vài giờ sau đó: tất cả không ai nhiễm bệnh.
Bên ngoài các bệnh viện
và phòng khám, mọi người trong cuộc sống đều đang coi dịch bệnh là vấn đề
nghiêm trọng. Họ đeo mặt nạ. Họ đứng ngoài cửa hàng. Họ không phải lúc nào cũng
phàn nàn về những bất tiện tầm thường.
Các chính khách cũng đã
cư xử tốt hơn. Canada có chính trị, giống như mọi nơi khác. Tôi thấy những chia
rẽ chính trị ngay trước mắt; em gái tôi phục vụ trong Quốc hội Canada với tư
cách là một thượng nghị sĩ Bảo thủ. Chính phủ Trudeau của đảng Tự do mô tả
các đối thủ bảo thủ của mình là những kẻ mùa quáng và man rợ như Trump.
Đảng Bảo thủ vặn lại bằng
cách nêu bật những rắc rối về đạo đức của chính phủ Trudeau. Rắc rối mới nhất:
Justin Trudeau đã xin lỗi vì đã không rút mình ra khỏi cuộc họp trước khi chính
phủ của ông quyết định giao một hợp đồng trị giá 900 triệu đô la cho một tổ chức
từ thiện có liên hệ tốt và đã trả hơn 300.000 đô la cho mẹ và em trai của thủ
tướng về chi phí thuyết trình.
Nhưng không ai nghĩ sẽ
chính trị hóa những vấn đề khoa học chống lại đại dịch. Trở lại vào tháng Tư,
thủ tướng đảng Bảo thủ ở Ontario đã cáo buộc mọi người phản đối các quy tắc
giãn cách xã hội là vô trách nhiệm, liều lĩnh và ích kỷ. Thủ tướng đảng Bảo thủ
của Alberta đã phân phát 40 triệu mặt nạ miễn phí tại tỉnh bang 4,4 triệu người
của ông. Trái, phải và giữa, người Canada mặc áo khoác khi trời lạnh. Trái, phải
và ở giữa, họ đeo mặt nạ trong một đại dịch lan truyền bởi những giọt trong
không khí. Nó không phải là chuyện để tranh luận.
Canada đã phạm một số sai lầm nghiêm trọng về chính sách, đặc biệt là
trong những ngày đầu của đại dịch. Chính phủ Trudeau đặc biệt miễn cưỡng áp đặt các hạn chế đối với việc
đi qua và đến từ Trung Hoa, vì sợ rằng nó có vẻ như “phân biệt đối xử”. Canada
đã không hạn chế đi lại cho đến giữa tháng ba, sáu tuần sau Hoa Kỳ.
Sai lầm này đã thiệt hại
lớn cho người Canada, nhưng không phải chính yếu vì nhiễm trùng từ Trung Hoa. Sai lầm này đã gây ra nguy hiểm
cho người Canada vì nó khiến họ bị nhiễm bệnh từ người Hoa Kỳ.
Canada đã có 8,874 cái chết
vì COVID-19 tính đến ngày 24 tháng 7. Phần lớn những cái chết đó xảy ra ở
Quebec, tỉnh bang lớn thứ hai Canada. Quebec đã báo cáo số người chết nhiều hơn
gấp đôi so với Ontario, mặc dù dân số nhỏ hơn đáng kể. Tại sao lại có sự khác
biệt?
Thời gian nghỉ học (mùa
Xuân) ở Quebec năm 2020 bắt đầu vào ngày 29 tháng Hai. Ngày hôm đó, nhiều gia
đình ở Quebec đã đi nghỉ, đặc biệt họ đến New York và Florida. Vào ngày 1
tháng 3, Florida đã báo cáo trường hợp nhiễm bệnh coronavirus đầu tiên. Tuy
nhiên, quan tâm đến giá trị kinh tế của nhưng chuyến du lịch nghỉ xuân, chính
quyền tiểu bang đã không hành động. Mãi đến ngày 17 tháng 3, Thống đốc Ron
DeSantis mới ra lệnh đóng cửa các quán bar và nhà hàng ở Florida. Tiểu bang New
York đã không tuyên bố tình trạng khẩn cấp cho đến ngày 7 tháng 3; Thành phố
New York, mãi đến đến ngày 12 tháng 3 mới tuyên bố tình trạng khẩn trương và
các hạn chế đối với các quán bar và nhà hàng không có hiệu lực cho đến thật lâu
sau đó. Đến lúc đó, những
người Quebec nghỉ hè đã trở về nhà, có lẽ đã mang theo COVID-19 với họ.
Ontario, may mắn hơn, đã
bắt đầu kỳ nghỉ xuân vào ngày 16 tháng 3 cùng ngày mà Canada, dù trễ, đã bắt đầu
thực hiện hạn chế việc đi lại. Ontario thoát, bị dịch nhẹ hơn.
Nhưng ngay cả Quebec
không may mắn cũng đã hành động đúng đắn kể từ tháng Ba. Vào ngày 22
tháng 7, Quebec đã báo cáo không có người nào chết vì COVID-19. Cùng ngày hôm
đó, tiểu bang Arizona, nơi có ít hơn 1 triệu người so với tỉnh Quebec, đã báo
cáo 89 người thiệt mạng.
Canada không phải là ngôi
sao của lớp COVID-19. Tính theo đầu người, Canada đã có số người thiệt mạng vì
căn bệnh này gấp ba lần so với Úc và Đức. Tuy nhiên, ví dụ ở Canada thể hiện cho thấy là Hoa Kỳ có thể
cũng như thế nếu nỗ lực của Hoa Kỳ không bị những kẻ bất tài, ích kỷ dẫn dắt.
Một số người Mỹ vẫn sẽ bị bệnh; một số sẽ chết. Dịch bệnh sẽ vẫn còn là vấn đề
lớn để suy nghĩ. Nhưng điều tồi tệ nhất sẽ qua. Mở lại trường học sẽ là việc khả
thi. Hệ thống giao thông công cộng sẽ không đe dọa đến cuộc sống của người
dùng. Phục hồi kinh tế sẽ bắt đầu.
Thay vào đó, chính quyền Trump và các thống đốc bị ảnh hưởng của Trump
đã biến một cuộc khủng hoảng thành thảm họa – một thảm họa tiếp tục trở nên tồi
tệ hơn ở Hoa Kỳ ngay cả khi nó đang giảm dần như ở mọi nơi khác trong thế giới
phát triển. Nhìn lại, sự thật nhục
nhã nhất về đại dịch coronavirus là dưới sự lãnh đạo có trách nhiệm và với một
sự đoàn kết xã hội vừa phải, nó là một mối đe dọa có thể kiểm soát được. Trong
vòng chưa đầy sáu tháng kể từ những người nhiễm bệnh đầu tiên, nó đã rõ ràng
chúng ta phải làm gì. Hầu hết mọi nước khác trong thế giới phát triển sau đó đã
làm điều đó. Hầu hết mọi người khác trong thế giới phát triển hiện đang thu thập
lợi ích của việc thực hiện những việc đó. Donald Trump, theo mệnh lệnh của bản ngã, đã từ chối làm
điều đó. Sau đó, ông áp đặt sự từ chối đó lên chính phủ liên bang,
và khuyến khích nó ở các tiểu bang do người của đảng Cộng hòa lãnh đạo, vì
phóng viên Fox News và những người trên Facebook vỗ tay.
Nó có thể đã khác. Nó vẫn
có thể. Nhưng vào tháng 7 cũng như vào tháng 1, sự khác biệt lớn nhất giữa Hoa
Kỳ và những nước khác trên thế giới phát triển là Hoa Kỳ sự bất hạnh khi có
Donald Trump lãnh đạo.
Chúng tôi muốn nghe những
gì bạn nghĩ về bài viết này. Gửi thư cho biên tập viên hoặc viết thư cho letters@theatlantic.com.
© 2020 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn
và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net”
***
NGUỒN :
David Frum
The Atlantic
July 24, 2020
DCVOnline minh họa.
Chúng tôi muốn nghe những gì bạn đọc nghĩ về bài viết này. Gửi thư cho biên tập viên hoặc viết thư cho letters@theatlantic.com.
Chúng tôi muốn nghe những gì bạn đọc nghĩ về bài viết này. Gửi thư cho biên tập viên hoặc viết thư cho letters@theatlantic.com.
No comments:
Post a Comment