Chính quyền Donald
Trump ra luật duyệt xét các bài viết cũ trên các trang mạng xã hội như
Facebook, Twitter, Instagram của người làm đơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến
việc xin Visa vào Mỹ.
Một chính sách mới
(tuy không mấy gì mới vì đã được thực hiện từ tháng 6 vừa qua), đã được áp dụng
gần đây theo chương trình kiểm soát người xin phép vào Mỹ cực đoan của Donald
Trump, đã qua mặt luôn cả lệnh cấm người Hồi Giáo vào Mỹ trong chính sách kỳ thị
chủng tộc của ông ta trước đó vào năm 2017, đã và đang đe dọa các quyền tự do
trực tiếp của hàng triệu người trên thế giới, không chỉ ở Mỹ và đã được chính
quyền của ông ta nới rộng ra, ảnh hưởng đến chính chúng ta.
Chính sách này ít
được người ta chú ý đến, mặc dù cũng đã được làm um sùm trong một thời gian ngắn
và đã được bộ ngoại giao Hoa Kỳ áp dụng vào tháng 6 vừa qua, họ bắt buộc gần
như tất cả mọi người muốn đến thăm hoặc xin Visa vào Mỹ qua bất cứ dạng nào, từ
đi du học đến xin việc làm, từ đi du lịch đến thăm thân nhân, phải mở mật khẩu
những trang mạng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Blogs cá nhân của họ
để chính phủ Hoa Kỳ duyệt xét trước khi cấp Visa. Đạo luật này cho phép chính
quyền Donald Trump kiểm soát hơn 14 triệu người xin Visa vào Mỹ mỗi năm, thậm
chí ngay cả những người đã được chấp thuận vào Mỹ rất lâu trước đó chứ không chỉ
những người đơn xin Visa đang được cứu xét và chưa hề đặt chân lên đất Mỹ.
Luật Phải Đăng Ký
Vào Media Briefing: Điều này có nghĩa là các bài đăng trên mạng xã hội, hình ảnh,
các lượt Likes, và các dữ liệu cá nhân khác, bao gồm cả những liên quan của họ
với các đồng nghiệp, với bạn bè và thành viên gia đình của họ, chứ không chỉ của
riêng họ, đều bị ảnh hưởng và phải chịu sự giám sát của chính quyền Donald
Trump.
Sau khi tin tức được
thu thập, “hồ sơ mạng” của người nộp đơn như các trang mạng thông tin truyền
thông xã hội của họ, sẽ được giữ lại vô thời hạn, được chia sẻ rộng rãi trong
chính phủ và thậm chí được tiết lộ, trong một số trường hợp, cho chính phủ của
các quốc gia quê hương của họ. Chính sách đăng ký phương tiện truyền thông xã hội
trước khi được chấp thuận Visa vào Mỹ này, đã chà đạp lên sự bảo đảm của sự thể
hiện tự do chính kiến, bằng cách yêu cầu tất cả những người xin thị thực Visa,
thuộc đủ mọi thành phần như: sinh viên quốc tế du học, nhà báo, khách du lịch,
học giả, doanh nhân, hầu như bất kỳ thành phần nào bạn đặt tên cũng đều có. Họ
phải tiết lộ cách họ tự nhận mình trên Facebook, Twitter, Instagram và các
trang mạng xã hội khác. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ theo đó mà quyết định, dựa trên
sự sẵn lòng của họ để chịu sự giám sát của chính phủ.
Bên cạnh đó, chính
sách này còn đặt ra một mối đe dọa đặc biệt đối với những người xử dụng các
phương tiện truyền thông xã hội nặc danh dưới các “nick giả”. Chính sách này
còn xâm phạm trực tiếp đến một trong những điểm nổi bật của nền tảng “thông tin
mạng” hiện nay là người dùng có thể tham gia phát biểu nặc danh để bày tỏ chính
kiến chống đối, hoặc thách thức chính quyền của họ, hoặc họ muốn phổ biến những
tin tức bị dấu diếm, bị che đậy, hoặc họ muốn bình luận về các vấn đề sai phạm
của chính quyền mà không sợ bị trả thù.
Trong khi người dân
trên khắp thế giới ngày càng phải dựa vào các mạng truyền thông xã hội để ủng hộ
việc thay đổi thể chế chính trị mà họ mong muốn ở đất nước họ, thì nhiều chính
phủ nước ngoài, bao gồm cả một số “Đồng Minh Tự Do” của Hoa Kỳ, giờ lại theo
chân chính quyền Donald Trump, bắt chước Trung Quốc và Việt Nam, chuyển sang việc
giám sát các phương tiện truyền thông xã hội với mục đích truy lùng các nhà
báo, các nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến để trả thù. Nguy cơ
thông tin truyền thông xã hội của những người xin Visa từ Saudi Arabia, Thổ Nhĩ
Kỳ hoặc Nga, và “biết đâu trong tương lai” lại không có cả thông tin của những
người xin Visa đến từ Hong Kong, Việt Nam hoặc Trung Quốc sẽ rơi vào tay chính
quyền của các quốc gia này, và chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến họ và những
người có liên quan đến họ.
Ẩn danh hay không,
thì những người xin thị thực visa vào Mỹ, cũng phải đặt lại vấn đề khi họ biết
rằng các nhân viên của Bộ Ngoại Giao chính quyền Donald Trump có quyền duyệt
xét các bài họ đăng trên các trang mạng xã hội. Những người tham gia chỉ trích
chính phủ hoặc phát ngôn bất đồng chính kiến cũng lo sợ rằng việc kiểm soát những
gì họ viết hoặc Share trên trang mạng cá nhân có nguy cơ đến với họ.
Hiện nay, đã có
không ít người lo lắng về chính sách này khiến họ cảm thấy bắt buộc phải ngừng
sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cho bài phát biểu chính trị của
mình như trước đây. Có nhiều người không chỉ xóa đi những bài viết hoặc những
gì họ Share trước đây, mà còn xóa luôn những tài khoản các trang mạng xã hội của
họ hoàn toàn.
Người ta còn lo sợ
ngay cả những gì họ không đăng, không viết hoặc không share nhưng đã bị tagged
một cách vô tình, như trường hợp của một sinh viên năm thứ nhất tại Đại Học
Harvard vào tháng 8 vừa qua, khi các nhân viên biên phòng đã từ chối không cho
anh ta vào Mỹ, dựa trên các bài đăng chính trị của các bạn bè trên trang mạng
truyền thông xã hội Facebook, đã gởi anh ta khi anh ta trở lại Lebanon. Chỉ sau
khi bị sự chống đối, lên án và áp lực từ nhà trường và từ các cơ quan truyền
thông trên thế giới, thì chính quyền Donald Trump mới cho phép anh ta vào Mỹ trở
lại 9 ngày sau đó.
Cũng như các cơ quan
khác thuộc chính quyền của Donald Trump, vốn luôn tìm mọi cách thách thức luật
pháp và tòa án Hoa Kỳ qua các chính sách độc tài và tiếm quyền, Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ đã không nói rõ về các “đạo luật” mang tính cách bắt buộc những người
xin phép vào Mỹ qua visa, lý do phải đăng ký và đưa mật khẩu của họ qua các
phương tiện mạng xã hội để họ sàng lọc trong việc thị thực và chấp thuận Visa,
nhưng họ đã ủy quyền cho các nhân viên của các lãnh sự quán “yêu cầu đối tác nộp
đơn xin Visa” phải đưa thêm thông tin bất cứ khi nào họ thấy cần thiết để đánh
giá danh tánh cũng như tiêu chuẩn trong việc chấp nhận đơn của ứng viên.
Với hy vọng chấm dứt mọi sự vi phạm này, Hiệp Hội Xã
hội và Hiệp Hội Tài Liệu Quốc Tế, là hai tổ chức chuyên làm phim về tài liệu
cũng như phim về lịch sử có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã đứng ra kiện Bộ Ngoại Giao và
Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ ra tòa án liên bang để ngăn chặn việc thi hành chính
sách này của chính quyền Donald Trump. Họ lên án chính sách đăng ký này là đã vi phạm đến các điều cam kết trong
hiến pháp cốt lõi của Hoa Kỳ đối với quyền tự do ngôn luận. Có không ít những
nhà làm phim tài liệu ở các quốc gia độc tài trên thế giới phải ẩn danh qua những
thước phim chống đối các chính sách của các chính quyền này, cần phải được bảo
vệ.
Dường như chính quyền
Donald Trump đang từng bước HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT và ÁP DỤNG TRIỆT ĐỂ những chính
sách đã được thực hiện ở Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian gần đây.
AI NÓI Ở MỸ KHÔNG
CÓ LUẬT ANIMAL LAW aka LUẬT AN NINH MẠNG hỉ?
Nhắc cho nhớ nè: Chỉ
sau vài tháng om sòm, thì người dân Mỹ cũng như người dân ở Việt Nam, đã quên
cha nó cái đạo luật An Ninh Mạng, miễn sao “kinh tế đi lên, thất nghiệp giảm”
là lại cắm đầu “Ơn Bác Chùm, Ơn Đảng Cộng Què Muôn Năm …”
Những thằng xử dụng
Facebook để bôi nhọ, xuyên tạc và chống đối chính quyền của chủ tịch vĩ đại
Donald Trump, trước sau gì cũng bị ... trục xuất về Việt Nam ...
Các bác Cầm Chuông
khoan hãy nhào vào đây kêu là Phấc Niu nhá. Tin lấy thẳng từ trang của Bộ Ngoại
Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ đấy.
Hãy làm người đàn
ông chững chạc, đĩnh đạc bằng cách Mở MắT trước khi Mở MồM ...
No comments:
Post a Comment