Wednesday, December 11, 2019

ỦY BAN TƯ PHÁP HẠ VIỆN TRANH CÃI CĂNG THẲNG CÁC ĐIỀU KHOẢN LUẬN TỘI (tổng hợp)




NỘI DUNG :

Cali Today  (Theo New York Times)
.
Cali Today  (Theo Reuters) 

===============================================

Cali Today  (Theo New York Times)
December 11, 2019

WASHINGTON (New York Times) — Uỷ ban Tư pháp Hạ viện vào tối thứ Tư mở cuộc tranh luận về hai điều khoản luận tội chống lại đương kim Tổng thống Mỹ, bắt đầu cuộc đối đầu đảng phái gay gắt về những cáo buộc ông Trump lạm quyền và cản trở Quốc hội. 

Trong phiên họp buổi tối hiếm hoi và trang trọng mà chỉ là lần thứ 3 trong lịch sử hiện đại, Uỷ ban Tư pháp Hạ viện xem xét bãi nhiệm một tổng thống. Dân chủ và Cộng hoà đụng độ nhau về Hiến pháp, những cáo buộc chống lại ông Trump và những hậu quả chính trị của việc bãi nhiệm tổng thống chỉ chưa đầy một năm trước bầu cử sắp tới. Tranh cãi diễn ra ngay từ đầu phiên họp kéo dài hai ngày. Dự tính, vào thứ 5 hai bên sẽ bỏ phiếu phê chuẩn các điều khoản luận tội theo kết quả đảng phái, và sẽ chuyển ra sàn Hạ viện bỏ phiếu. 

Dựa vào Hiến pháp và kết quả cuộc điều tra kéo dài hai tháng rưỡi, Dân chủ đưa ra hồ sơ ông Trump đã đặt bầu cử 2020 và an ninh quốc gia vào nguy hiểm. Ông ta không những sử dụng quyền lực của mình để gây áp lực buộc Ukraine điều tra đối thủ chính trị mà còn giẫm đạp lên lời thề nhậm chức và phân chia quyền lực bằng cách che dấu hành động của mình  trước Quốc hội. 

“Trọng tội cao nhất là lạm quyền,” Dân biểu Jerrold Nadler (Dân chủ – New York) – Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp Hạ viện – tuyên bố. Mô tả những sự thật trong hồ sơ chống lại ông Trump “quá nhiều, quá mức,” ông Nadler lưu ý, “Tổng thống Trump phản bội lại an ninh quốc gia chúng ta và tìm cách tham nhũng bầu cử của chúng ta.” 

“Chúng ta không thể dựa vào một cuộc bầu cử để giải quyết vấn đề khi tổng thống đe doạ tính toàn vẹn của cuộc bầu cử đó,” Chủ tịch nói thêm. 

Cộng hoà trong Uỷ ban lập luận, hồ sơ chống lại ông Trump bị thổi phồng, không được chứng minh đầy đủ, và là sản phẩm của nỗ lực tuyệt vọng từ Dân chủ nhằm tìm cách truất phế vị tổng thống mà họ không ưa.

Họ bác bỏ cuộc điều tra luận tội, cho rằng, cuộc điều tra bất công với ông Trump và đồng minh Cộng hoà của ông ta. “Lời dối trá lớn nhất là luận tội giả dối không sao, bởi vì đe doạ quá thật, quá khẩn cấp và quá lớn,” Dân biểu Doug Collins (Georgia) – Lãnh đạo Cộng hoà trong Uỷ ban. Ông Collins tố cáo Dân chủ đã đánh mất tất mỏ neo công bằng và tiêu chuẩn tốt của họ. 

Tranh cãi đầy hiềm khích dự tính sẽ kéo dài cho đến hết buổi tối khi tất cả 41 uỷ viên trong Uỷ ban có cơ hội phát biểu mở đầu tại một trong những tranh luận, suy xét nhiều hậu quả nhất trong hơn hai thập niên qua. Ông Nadler lưu ý ngay từ đầu, thủ tục lần này bất thường, thông thường chỉ có Chủ tịch và lãnh đạo thiểu số trong Uỷ ban mới có phần phát biểu mở đầu, nhưng được đảm bảo bởi tính chất lịch sử của thủ tục.

Phiên họp tối thứ Tư diễn ra chính xác đúng 21 năm sau ngày Uỷ ban Tư pháp Hạ viện bỏ phiếu phê chuẩn điều khoản luận tội Tổng thống Bill Clinton. 

Thậm chí ngay cả khi kết qua trong Uỷ ban quá rõ ràng, ông Nadler vẫn sử dụng phần mở đầu của mình để kêu gọi Cộng hoà cân nhắc lại quan điểm trước khi quá muộn. “Quý vị vẫn có chọn lựa,” ông Nadler nói với các uỷ viên Cộng hoà. “Tổng thống Donald Trump sẽ không làm tổng thống vĩnh viễn,” ông Nalder nói thêm. “Khi nhiệm kỳ của ông ấy qua, khi nắm tay của ông ta đối với chính trị chúng ta không còn, khi quốc gia chúng ta quay trở lại, chắc chắn sẽ trở lại thời bình ổn hơn, lãnh đạo mạnh mẽ hơn, lịch sử sẽ nhìn lại hành động của quý vị vào ngày hôm nay,” Chủ tịch tiếp tục. “Quý vị sẽ được nhớ đến như thế nào?” 

Một số nhà lập pháp Dân chủ cũng kêu gọi đồng nghiệp Cộng hoà của mình hãy nhìn  thẳng vào sự thật. 

Dân biểu Jim Sensenbrenner (Cộng hoà – Wisconsin) – một trong những nhà quản trị hồ sơ luận tội chống lại ông Clinton – kêu gọi đồng nghiệp Dân chủ. “Hãy đặt chính trị đảng phái của quý vị sang một bên, và đừng lắng nghe những gì Pelosi, Schiff và Nadler đang bảo quý vị vì tương lai quốc gia chúng ta, và khả năng tồn tại của Hiến pháp như các nhà lập quốc quyết định đang gặp nguy hiểm.” 

Điều khoản luận tội đầu tiên cáo buộc ông Trump “phớt lờ và làm tổn thương an ninh và những lợi ích quốc gia quan trọng khác” bằng việc thực hiện âm mưu kêu gọi hỗ trợ bầu cử từ Ukraine qua những cuộc điều tra bôi nhọ đối thủ chính trị. Điều khoản thứ hai cáo buộc tổng thống cản trở Quốc hội bằng cách bất chấp chưa từng có tiền lệ, mù quáng những trát đòi của Hạ viện. 

Sang chiều thứ 5, Uỷ ban sẽ bế mạc bằng cuộc bỏ phiếu cả hai điều khoản luận tội và đưa chúng sang Hạ viện. Không có nhà lập pháp nào dự tính sẽ đào tẩu khỏi đảng của mình, và lãnh đạo Hạ viện đang để mắt vào cuộc bỏ phiếu luận tội cuối cùng vào thứ Ba tuần sau. 

Cộng hoà đang chuẩn bị sử dụng phiên họp vào thứ 5 – được gọi là “markup” vì đây là cơ hội cho các nhà lập pháp chỉnh sửa lại các điều khoản luận tội – để tìm cách làm suy yếu những cáo buộc với các tu chính. 

Dân chủ cấp tiến có thể tìm cách bổ sung ngôn ngữ cứng rắn hơn, hay thậm chí bổ sung thêm cáo buộc. Nhưng bất cứ thay đổi nào đều phụ thuộc vào cuộc bỏ phiếu của Uỷ ban vốn nghiêng về phía Dân chủ, và ông Nadler dự tính, nếu có sẽ chỉ một vài uỷ viên của mình tìm cách thay đổi văn bản được trình bày cẩn trọng. 

Hương Giang (Theo New York Times)

---------------------------------------

Cali Today  (Theo Reuters) 
December 11, 2019

WASHINGTON (Reuters) – Tổng thống Donald Trump đang có ý định muốn phiên xét xử luận tội ngắn hơn ở Thượng viện, trái ngược với tuyên bố ban đầu là muốn phiên xét xử đầy đủ, kéo dài. 

Ông Trump ban đầu công khai tuyên bố, một phiên toà do Thượng viện Cộng hoà tổ chức sẽ cho ông ta cơ hội tự biện hộ cho mình, chống lại Dân chủ – những người cáo buộc đương kim Tổng thống Mỹ lạm quyền bằng việc gây áp lực buộc Ukraine điều tra đối thủ chính trị Joe Biden và cản  trở Quốc hội thực thi quyền giám sát khi điều tra vấn đề này.  

Trump phủ nhận việc làm sai trái, và gọi cuộc điều tra luận tội là trò lường gạt. Các điều khoản luận tội dự tính sẽ được Hạ viện do Dân chủ kiểm soát phê chuẩn, và gởi lên Thượng viện để xét xử liệu Tổng thống Mỹ có đáng bị truất phế hay không. Tổng thống Cộng hoà tuyên bố, muốn gọi cựu Phó Tổng thống Joe Biden và là ứng cử viên tổng thống Dân chủ hàng đầu ra khai. 

Theo hai nguồn tin, Trump bây giờ  có vẻ như nghiêng về phía ý kiến nên có phiên xét xử ngắn hơn, để có thể cho phép ông ta vượt qua mối đe doạ nhiệm kỳ tổng thống nhanh hơn. Thượng viện dự tính sẽ bỏ phiếu tha bổng Tổng thống. 

Tư duy mới của ông Trump sẽ loại bỏ được bất hoà tiềm năng với Lãnh tụ Đa số Thượng viện Mitch McConnell, người vào hôm thứ Ba tỏ ra không mặn mà với một phiên xét xử kéo dài tại Thượng viện. Ông McConnell đưa ra một chọn lựa đơn giản: bỏ phiếu các điều khoản luận tội mà không cần phải nghe lời khai các nhân chứng. 

“Tôi không nghĩ ông Trump muốn một phiên xử kéo dài. Tôi nghĩ ông ấy muốn kết thúc chuyện này để có thể càng trong sạch càng tốt,” một nguồn tin thông thạo các cuộc thảo luận nội bộ Toà Bạch Ốc và giữa các Thượng nghị sĩ Cộng hoà cho hay. 

Phát ngôn nhân Toà Bạch Ốc Hogan Gidley cho hay, Tổng thống chuẩn bị tinh thần cho bất cứ tình huống nào ở Thượng viện. “Rõ ràng là tổng thống không làm gì sai trái, và Hạ viện nên từ bỏ toàn bộ thực hành vô lý và đảng phái này. Nhưng Tổng thống sẵn sàng cho bất cứ chuyện gì ở Thượng viện,” Gidley nói. 

McConnell và lãnh đạo Dân chủ Chuck Schumer dự tính sẽ sớm đàm phán kín để đặt ra những quy tắc căn bản cho phiên toà có thể diễn ra bắt đầu từ tháng 1. 

Nếu McConnell và Toà Bạch Ốc hướng về phiên xét xử ngắn, điều này sẽ khó thực hiện nếu ông Trump khăng khăng đòi nhân chứng, khiến cho Dân chủ đòi các viên chức hàng đầu của Trump ra khai. Đến lúc đó, chuyện này có thể châm ngòi một cuộc chiến bát nháo trên sàn Thượng viện, và sẽ kéo dài phiên xét xử. 

Hương Giang (Theo Reuters) 






No comments: