Nguyễn Lê Tiến & Nguyễn Xuân Xanh
19.12.2019
Bài dưới đây được
trích từ một cuộc đối thoại tự phát (sau đó được các tác giả biên tập lại và bổ
sung) trên mạng Tủ sách Nhất nghệ tinh ngày 2 tháng 7 năm 2019 và những ngày
sau đó. Đề tài: Tại sao Việt Nam không có ý thức khoa học mạnh mẽ? Tại
sao các bậc đàn anh uyên thâm như Phạm Quỳnh hay ngay cả Hoàng Xuân Hãn có đủ
điều kiện hiểu biết Đông Tây mà lại không xem khoa học đáng quan tâm mấy trong
sự học quốc gia so với các ngành nhân văn khác? Đa số giới tinh hoa như thế chứ
không riêng hai ông. Trong khi đó ở Nhật Bản và tiếp đến là Trung Quốc, ý thức
về sự đổi đời quốc gia bằng khoa học, công nghệ chiếm vị trí hàng đầu trong nhận
thức của giới tinh hoa trên đường xây dựng quốc gia mới, để cứu đất nước khỏi sự
lạc hậu nghìn năm, và bắt kịp văn minh phương Tây. Nhật Bản và lần lượt các quốc
gia xung quanh đã thay đổi hẳn lịch sử của họ.
Vì sao tại Việt
Nam, ý thức khoa học hôm nay trong toàn xã hội vẫn là “ngọn đèn trước gió”,
trong khi vận mệnh đất nước lại đang gắn chặt với nó? C.P. Snow nói về khoảng
cách giữa hai nền văn minh ở xã hội Anh: văn minh khoa học và văn minh văn học.
Nhưng ở VN chúng ta hầu như chưa có nền văn minh thứ nhất phát triển. Chúng tôi
muốn tìm hiểu tại sao có sự hụt hẫng đó. Tìm nguyên do của sự lạc hậu dai dẳng
là một việc khó, nhưng không thể không làm. Vì nó như lưỡi gươm damocles treo
lơ lửng trên đầu và đe dọa sự tồn vong của chúng ta.
No comments:
Post a Comment