Monday, December 23, 2019

NHÀ BÁO PHẠM CHÍ DŨNG KHÔNG CÓ QUYỀN GẶP LUẬT SƯ VÌ VỤ ÁN CHƯA KẾT THÚC ĐIỀU TRA (Việt Nam Thời Báo)




Trần Dzạ Dzũng  -  Việt Nam Thời Báo

#VNTB Lý do được dùng làm căn cứ pháp lý cho việc từ chối nói trên, là ông Phạm Chí Dũng bị cáo buộc ở nhóm tội danh thuộc Chương XIII bộ Luật hình sự về “xâm phạm an ninh quốc gia”.

“Ngày 16/12/2019, Viện kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra Quyết định số 01/QĐ-VKSP1 quyết định thời điểm người bào chữa được tham gia tố tụng kể từ khi kết thúc điều tra vụ án”.

Ở trên là đoạn trích trong văn thư của Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP. Hồ Chí Minh ghi gửi đến Văn phòng luật sư Đặng Đình Mạnh, song tính đến chiều tối ngày 23/12/2019 theo múi giờ Sài Gòn, như lời luật sư Đặng Đình Mạnh thì ông vẫn chưa nhận được, và “Văn bản này được chụp lại từ hồ sơ của Cơ quan An ninh điều tra”.

Lý do được dùng làm căn cứ pháp lý cho việc từ chối nói trên, là ông Phạm Chí Dũng bị cáo buộc ở nhóm tội danh thuộc Chương XIII bộ Luật hình sự về “xâm phạm an ninh quốc gia”.

Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, Điều 74 “Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng”, có một dòng thế này: “Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra”.

Như vậy, điều luật nói trên trao cho Viện trưởng Viện kiểm sát một quyền lực nghiêng về cảm tính, vì cho đến nay vẫn chưa có văn bản công khai nào về pháp lý, quy định cụ thể thế nào là các nội dung cần giữ bí mật điều tra.

“Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra”, Thông tư số 46/2019/TT-BCA của Bộ Công an, hiệu lực từ 2/12/2019 cũng có điều khoản với nội hàm rất rộng như vậy trong nhóm “Xâm phạm an ninh quốc gia”.

Ông Phạm Công Út, Văn phòng luật sư Phạm Nghiêm nhìn nhận lâu nay quy trình tố tụng của các vụ án an ninh quốc gia có lẽ được ‘đặc quyền’ nằm ngoài quy trình tố tụng của các loại án khác. Ông Út cũng bi quan cho rằng, “việc bảo vệ của các luật sư đối với thân chủ trong các vụ án an ninh hầu như là vô vọng”.

Về nguyên tắc mang tính lý thuyết được giảng dạy cho sinh viên trường luật, thì một bản án công bằng phải là kết quả của việc xem xét đầy đủ chứng cứ của các bên trong các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án, chứ không phải chỉ ở giai đoạn xét xử tại phiên tòa.

Thực chất, phiên tòa tranh tụng là thời điểm mấu chốt để Tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng đối với bị cáo. Tuy nhiên, nếu thiếu vắng sự đối tụng công bằng trong các giai đoạn tố tụng tiền xét xử là hoạt động điều tra, sẽ khó đảm bảo tính khách quan và công bằng của bản án.

Do đó, việc hạn chế quyền của các luật sư trong phạm vi tranh tụng giai đoạn điều tra, đã hạn chế quyền có người bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong lúc đó thì nhờ sự hiện diện của luật sư trong quá trình điều tra vụ án, sẽ góp phần đảm bảo tính khách quan và công bằng cho phán quyết của Tòa án.

Giảng đường trường luật ở Việt Nam cũng dạy sinh viên, rằng cần phải hiểu tranh tụng là sự đối tụng công bằng giữa các bên đối trọng nhau về quyền lợi. Muốn đạt được tranh tụng, đòi hỏi các bên phải có những cơ hội ngang bằng nhau về quyền thu thập chứng cứ và trình bày chứng cứ, mà không chỉ đơn thuần là những kết quả thu được từ hoạt động thẩm vấn.

“Tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia tăng trong năm 2019” là tựa bài báo trên tờ VnEconomy [http://vneconomy.vn/toi-pham-xam-pham-an-ninh-quoc-gia-tang….] Theo bài báo, năm 2019 cơ quan chức năng đã khởi tố mới 65.924 vụ án, tăng 9,4% so với năm 2018, và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nhấn mạnh: “đáng chú ý, tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia tăng 58,8%”.

Tuy nhiên quan sát con số thứ tự phát hành công văn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP.HHCM về “quyết định thời điểm người bào chữa được tham gia tố tụng kể từ khi kết thúc điều tra vụ án” trong vụ án ông Phạm Chí Dũng, cho thấy dường như nhà báo tự do Phạm Chí Dũng là công dân duy nhất của TP.HCM trong năm 2019 bị cáo buộc “xâm phạm an ninh quốc gia” đến mức “cần giữ bí mật điều tra”.

Phải chăng lý do cho việc cần giữ bí mật ở đây, nói như lời nhận xét của luật sư Đặng Đình Mạnh, “Tương tự như ông Nguyễn Hữu Vinh chủ trương trang báo mạng Ba Sàm, các ông đều là những người tiên phong hoạt động báo chí tự do tại Việt Nam kể từ sau năm 1975 và đều phải trả giá đắt cho sự dấn thân của mình. Điểm cần lưu ý, các ông Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Chí Dũng đều đã là những “hạt giống đỏ” của chế độ. Nhưng có vẻ như, họ đã đặt lợi ích dân tộc lên trên những đặc lợi mà gia thế đã tạo cho họ”.


-----------------------------

XEM THÊM

5 giờ ·
#VNTB- Quyền tự do công đoàn?
Hiền Lương
(VNTB) – Câu hỏi được đặt ra này tại buổi Tọa đàm “Những tác động của Bộ Luật Lao động mới đến doanh nghiệp và các giải pháp” do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức tại quận 2, TP.HCM, và đã không tìm được câu trả lời.

*
8 giờ ·
#VNTB - Tương lai nào cho các hiệp hội độc lập?
Trịnh Hồng Duẩn
(VNTB) - Những gì đang diễn ra tại Việt Nam tương tự như Trung Quốc, khi không gian xã hội dân sự bị siết chặt. Nhưng với EVFTA, cơ hội nào sẽ đến với các hiệp hội độc lập?

*
THÔNG TIN VỀ VỤ ÁN KHỞI TỐ NHÀ BÁO TỰ DO PHẠM CHÍ DŨNG
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng bị Cơ quan An ninh Điều tra – Công an TP.HCM bắt tạm giam hình sự vào ngày 21/11/2019. Ông bị khởi tố về tội danh "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 117 Bộ luật hình sự.
Ngày 13/12/2019, các luật sư Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng đã đến Cơ quan An ninh Điều tra – Công an TP.HCM lập thủ tục ...

*
#VNTB - Tin tặc Việt Nam đang hướng đến Toyota và bất đồng chính kiến?
Diễm Thi Dịch
(VNTB) - Nhắm mục tiêu giới bất đồng chính kiến đã là một phần của một chiến dịch giám sát trên diện rộng, kể cả tấn công vào các trang web chính trị phổ biến và sau đó sử dụng các trang web này để theo dõi và thu thập thông tin,





No comments: