NỘI DUNG :
Trọng Nghĩa - RFI
.
Tú Anh - RFI
============================================
Tú
Anh - RFI
Đăng ngày 13-12-2019
Vì
tồn vong của nhân loại, giới khoa học yêu cầu phải chống lại hiện tượng bầu khí
quyển tăng nhiệt. Trên thế giới, Châu Âu đi tiên phong với « Hiến
chương xanh ». Trong cuộc họp đêm thứ Năm 12/12/2019 tại Bruxelles,
vài giờ trước khi COP25 kết thúc tại Madrid, Liên Hiệp Châu Âu, trừ Ba Lan,
thông qua hiệp định đầy tham vọng : « Zéro các-bon » năm 2050.
Hội nghị tại Ủy ban châu Âu ở Bruxelles, Bỉ, ngày
12/12/2019.REUTERS/Yves Herman/Pool
Hiệp định này mang ý nghĩa gì ? Từ Bruxelles, đặc
phái viên RFI Anthony Lattier phân tích :
"Bằng mọi giá, Châu Âu muốn chứng tỏ với thế giới,
mình là châu lục đầu tiên ấn định mục tiêu chống hiệu ứng nhà kính phải đạt được
từ nay đến cuối năm 2050 : Zéro các-bon, theo nghĩa thải ra bao nhiêu khí CO2
thì hóa giải hết bấy nhiêu.
Mục tiêu cao vọng này được tất cả thành viên Liên Hiệp
Châu Âu đồng ý, trừ một nước. Không từ chối, nhưng một cách khéo léo, Ba Lan
cho rằng không đủ điều kiện thực hiện mục tiêu này vì kinh tế quốc gia lệ thuộc
rất nhiều vào than đá.
Trong hoàn cảnh này, có thể kết luận đây là một hiệp
định đúng nghĩa ? Tân chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel cố hết sức biện
minh sau cuộc đàm phán trong đêm. Ông giải thích là cần nhiều nỗ lực hơn để
thuyết phục Vacxava vì Ba Lan cần thêm thời gian để thích ứng.
Là một trong những nước gây ô nhiễm nhất trong Liên
Hiệp Châu Âu, Ba Lan lo ngại các hệ quả về kinh tế và xã hội nếu chuyển sang
năng lượng sạch bị thất bại.
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho rằng
để Ba Lan đứng ngoài nỗ lực chung là điều không thể chấp nhận được.
Hiệp định « Zero Các-bon » nhất trí nửa vời này mang
vị đắng của một công trình dang dở đối với các nhà lãnh đạo châu Âu, nhất là đối
với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã tận lực vận động từ nhiều tháng
nay cho mục tiêu trung hoà khí thải."
-------------------------------------
Trọng Nghĩa - RFI
Đăng ngày 13-12-2019
Hội
Nghị Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu (COP25) tại Madrid (Tây Ban Nha) bế mạc
ngày13/12/2019. Theo các nhà quan sát, cho dù hội nghị có thông qua được một
văn kiện thuộc diện nhiều tham vọng nhất, kết quả sẽ không đáp ứng được mong đợi
của giới khoa học, đang khẩn thiết kêu gọi giới lãnh đạo thế giới đề ra những
biện pháp triệt để nhằm tránh cho Trái Đất một thảm họa về khí hậu.
Frans Timmermans, phó chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu phụ
trách chương trình Thỏa thuận Xanh châu Âu phát biểu tại Hội nghị Biến đổi Khí
hậu Liên Hiệp Quốc COP25 tại Madrid, Tây Ban Nha, ngày
12/12/2019.REUTERS/Sergio Perez
Hãng tin Pháp AFP ghi nhận, trong hai tuần đàm phán
vừa qua, các nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất hành tinh như
Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… không hề đưa ra một cam kết nào theo hướng
khẳng định quyết tâm làm nhiều hơn và nhanh hơn để giảm thiểu đà nóng lên của
Trái Đất, nguyên nhân làm cho bão tố, lũ lụt và hạn hán càng lúc càng gay gắt
hơn.
Các nhà khoa học đã tích lũy được không biết bao
nhiêu bằng chứng chỉ ra những tác động thậm chí còn khủng khiếp hơn trong tương
lai gần, trong lúc hàng triệu thanh thiếu niên quan tâm đến môi trường bãi
khóa, tuần hành mỗi tuần để yêu cầu các chính phủ hành động.
Thế nhưng, theo các nhà quan sát và nhiều đại biểu
tham gia Hội Nghị COP25, các nhà đàm phán hầu như đã thất bại trong việc cụ thể
hóa khẩu hiệu chính của COP25 là “Đã đến lúc hành động”.
Tâm lý bi quan đã được ông Carlos Fuller, nhà đàm
phán chính của Hiệp Hội các Tiểu Quốc Đảo (AOSIS) nêu lên ngày 12/12/2019 khi
ông cho biết “vô cùng bàng hoàng trước tình trạng các cuộc đàm phán”.
Các quốc đảo nhỏ là những nước mà bản thân sự tồn tại đang bị tình trạng nước
biển dâng cao đe dọa.
No comments:
Post a Comment