Thursday, April 28, 2011

LÀM SAO PHÁ BỎ SỰ SỢ HÃI (Bảo Giang)


(Viết nhân ngày 30-4-2011)

Có một sự thật là, sau 35 năm, kể từ ngày mất miền nam, người Việt Nam vẫn khoác trên người cái áo choàng sợ hãi. Tệ hơn thế, nó chưa có dấu hiệu chấm hết. Trái lại, có nhiều lúc người ta còn kéo cái áo choàng ấy phủ kín lên đầu để cho bớt sợ.

Thật vậy, sợ là một động từ có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh cảm giác của con người. Nó có khả năng làm cho con ngưòi co rúm lại, mất tự chủ, rồi bị chế ngự, bị trấn áp bởi một đệ tam nhân trong một khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau. Thường thì nó không có tính diên trì, nhưng sẽ bị lập đi lập lại nhiều lần, có khả năng thành một thói quen. Đây là sự sợ hãi mà Lê thị Công Nhân đã cho rằng “chúng ta đã sợ hãi một cách thái qúa và không cần thiết”. Điều này đúng hay sai?

Từ rất xa xưa, người vào rừng đốn củi, săn thú rất sợ gặp loài thú hung bạo như cọp, gấu. Đây là loại thú không thù ghét gì con người, chúng sống theo bản năng là ăn thịt sống. Nếu chúng có vồ người thì cũng chỉ là muốn giải quyết cho qua bữa đói! Tuy thế, chúng là loài thú hoang, nên con người có khả năng chế ngự nó và vượt qua sự sợ hãi này khá dễ dàng.

Nhưng từ ngày 03-2-1930, sự kiện sợ cọp, sợ thú hoang hầu như biến khỏi tâm tư người Việt Nam. Thay vào đó là việc sợ Việt Minh (việt cộng) một loài có ác tính cực hung, ác gấp trăm ngàn lần xo với những thú hoang dã sống ở trong rừng. Bởi vì nó có bản năng như người chỉ khác là không có nhân tính. Theo đó, không riêng gì ở thôn quê, mà ngay vùng ven biên hay thành thị cũng vậy, khi bóng đêm đổ xuống là không mấy người muốn ra khỏi nhà. Tuy thế, khi nhà của người dân đã đóng cửa gài then thật chặt, chúng vẫn có khả năng đưa lưỡi dao mã tấu vào cạy cửa và giết người một cách dễ dàng. Trường hợp con dao mã tấu của Hồ chí Minh, có người gọi là Hồ chí … Phèo, không cạy được cánh cửa ra, chúng liền cho mái nhà kia một mồi lửa để toàn gia đưọc giải phóng! Khi ấy, nhà bên cạnh chỉ nghe được tiếng cười rợn lạnh của Hồ chí Minh và đồng bọn là cho đến chết không bao giờ quên được cái hình ảnh kinh hoàng của đêm đen ấy. Nên sau năm 1954, nguời bắc di cư vào nam, có kể lại những câu chuyện về cái hung tàn của Hồ Chí Minh và đồng bọn, người miền nam chẳng mấy ai tin. Mãi cho đến sau ngày 30-4-1975, người miền nam mới có dịp mở mắt ra mà xem. Tất cả là qúa trễ chăng? Tại sao?

1. Tại vì chế độ cộng sản là một tập hợp hỗn độn bao gồm những thành phần được gọi là tập thể hay giai cấp lãnh đạo. Nhưng không được giáo dục đủ về văn hóa, về nhân bản và về một nhà nước pháp quyền, nên không biết tôn trọng luật pháp, không có bản năng tôn trọng nhân phẩm con người.

Thật vậy, ở những quốc gia mà luật pháp và nhân phẩm của con người được tôn trọng, người dân được luật pháp che chở nên không bao giờ sợ chính quyền. Trái lại, chính quyền các cấp, các cộng sự, đại biểu quốc hội, đều sợ sức mạnh của người dân. Nhất là trong thời gian có các cuộc bầu cử. Những lúc ấy, chính quyền, dân cử, đảng phái, đều như con chi chi, nhún nhường từng câu, từng chữ trong cuộc giao tiếp với người dân. Bởi vì họ biết rằng, chính lá phiếu trong tay của người dân sẽ ban cho họ có quyền lực trong tay, hay sẽ lật đổ chính quyền này khi đến hạn kỳ bầu cử. Theo đó những kẻ bất lương như Việt cộng sẽ không bao giờ có cơ hội lên nắm được công quyền, hay thành đại biểu trong quốc hội!

Trong khi đó, ở những nước cộng sản toàn trị chủ nghĩa như ở Việt Nam các khẩu hiệu lừng lẫy treo đầy ờ đầu đường cuối xóm, cũng không thể tạo nên một bản chất của xã hội nhân bản, pháp quyền. Bởi lẽ, ở những nước này, xã hội được xây dựng trên căn bản của biện chứng Vô Gia Đình, Vô Tôn Giáo, không lấy nền tảng đạo đức và luân lý của xã hội làm gốc sinh, nhưng dùng bạo lực để cướp và nắm lấy chính quyền. Không lấy Công Lý làm thước đo chuẩn mực trong luật lệ. Trái lại, bao cấp, bất công là mẫu mực. Do đó, tất cả mọi người dân đều ở trong một cái rọ dân oan vì mất đất, mất nhà, mất tự do, mất quyền sống. Có chăng, quyền sống chỉ là một thứ ân huệ xin-cho nhỏ giọt của guồng máy độc tài, bạo lực, nên người dân thảy đều phải sợ chính quyền và các công cụ đàn áp của nó.

2. Xã hội trong chế độ cộng sản là một xã hội bị bưng bít thông tin đứng đắn và lành mạnh. Thay vào đó là một hệ thống tuyên truyền gian dối, một chiều để hướng dẫn sai lạc dư luận và phục vụ cho mưu đồ bất chính của kẻ cầm quyền.
Ở trong các chế độ tự do, hệ thống thông tin, bao gồm từ báo chí, đài phát thanh, truyền hình đều nằm trong tay của tư nhân. Hệ thống thông tin có nhiệm vụ phục vụ cho đời sống, cho sự hiểu biết về tất cả mọi mặt từ văn hóa, xã hội, chính trị đến tôn giáo của người dân. Hệ thống này tự tạo vị thế cho mình và tự trở thành tai mắt của toàn dân dòm chừng các cá nhân, hay tập thể chính phủ đương quyền trong những công tác của họ. Từ đó, dù kẻ ở cấp bậc lớn nhất như tổng thống, thủ tướng cho đến những nhân viên tại địa phưong đều phải có những hành vi và cử chỉ nghiêm túc khi thi hành phận sự. Không một kẻ nào dám coi thường luật pháp. Đây là quyền của con người để bảo vệ con người.
Trong khi đó, ở các nước cộng sản chuyên trị ngành bạo lực để khủng bố nhân dân như ở Việt Nam hiện nay, các biểu ngữ, khẩu hiệu dao to búa lớn tuyên truyền treo ở khắp đầu đường xó chợ. Nào là tự do, nào là dân làm chủ. Nhưng nếu ai tin rằng những cái dòng chữ quảng cáo ấy có nghĩa thật của nó thì tức khắc rươc lấy thảm họa. Bởi lẽ, đó chỉ là chữ để tuyên truyền bịp bợm, lừa dối của nhà nước. Trong khi sự thật là hệ thống thông tin hoàn toàn nằm trong tay nhà nước. Họ có quyền giải thích chữ nghĩa và nó trở thành công cụ chính yếu bảo vệ cho cái quyền bạo lực của nhà nước sau hệ thống công an. Thông tin trở thành công cụ của kẻ bạo hành nên những chuyện chìm tàu như vụ Vinashin với 4,5 tỷ đôla chạy tự do vào túi quan cán, dân và con cháu dân è cổ ra mà trả nợ về sau, nhưng vẫn không được quyền biết và cũng chẳng được phép bàn tán về chuyện ấy. Rồi quan cán cộng bán biển, bán biên giới cho thuê rừng, cho thuê biển lấy tiền chia nhau, dân không hay, cũng không nên thắc mắc. Thắc mắc là tự rước lấy họa cho mình.

Khi có những người dám đứng lên vạch ra cái tội gian dối, láo lếu của nhà nước Việt cộng như LM Nguyễn văn Lý, Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài và nay là Cù huy Hà Vũ thì cái hệ thống thông tin ấy cứ ong ỏng lên, rồi chạy giật qua vài hàng chữ, kết án trước những ngưòi này bị bắt về tội phạm hình sự để được trả lương, thế là hết chuyện. Đố một tên nào dám viết ra sự thật! Dù sự thật ấy là: Ngưởi dân có quyền lật đổ cường quyền bạo ác!
Thật vậy. Có một sự thật là: Không có một người dân nào ở các quốc gia Tự Do mà không có quyền lật đổ chính quyền này và thay vào đó bằng một chính phủ khác. Trái lại, họ làm công việc ấy một cách công khai khi đến hạn kỳ. Riêng các đảng phái thì hoạt động, vận động người dân lật đổ chính quyền một cách công khai ngay khi người của đảng phái khác vừa trúng cử. Như ở Mỹ ở Úc chẳng hạn. Ngay khi Obama thắng cử là ngưòi của đảng Cộng Hòa lại bắt tay vào công việc phải tìm cách lật đổ Obama vào bốn năm sau. Ở Úc thì chính Tony Albert phải tìm mọi cách lật đổ Julia Gillart vào kỳ bầu cử tới. Rồi nhất cử, nhất động của Guìllard hay Obama đều không tránh được cái nhòm rất khắt khe của báo chí cũng như đối lập. Họ công khai chỉ trích những việc làm của ngưòi cầm quyền. Có ai bị bắt đâu? Có ai bị làm khó dễ đâu?

Trái lại, bộ trưỏng cảnh sát một tiểu bang (việt cộng gọi là công an) nhận có $5,000, ngồi tù bóc lịch 5 năm. Rồi TT Nixon, thân bại danh liệt. Luật pháp nghiêm minh như thế sẽ không bao giờ có chuyện chìm tàu với 4.5 tỷ của công qũy vào túi quan mà không có kẻ nào bị kỷ luật! Và trên hết, không khi nào hệ thống thông tin lại ngán sợ chính phủ hay phải làm việc theo lệnh lạc bịp của chính phủ bao giờ? Nói cách khác, thông tin chính là nguồn sức mạnh tìm ra những sự thật và hướng dẫn công luận trong những điều kiện của sự thật.

Trong khi đó, ở Việt nam, thông tin là công cụ của nhà nước Việt cộng. Chúng toa rập và làm theo chỉ đạo của bạo lực. Nên dân chúng không biết gì hơn ngoài những điều hệ thống tuyên truyền này đưa tin để lừa bịp công luận. Chính vì hệ thống thông tin kiểu này, giây thần kinh sợ hãi của người dân lúc nào cũng căng thẳng. Chẳng biết lúc nào cái vạ, cái họa kia sẽ đổ ập xuống trên đầu của mình. Nên người dân tự nảy sinh ra cái nhìn giống nhau: Thôi thì kệ xác nó. Nó muốn nói gì thì nói. Tốt nhất là không nên nói ngược điều chúng nói. Khi tự rút vào vỏ ốc, ngưòi dân quên hẳn đi một điều nguy hiểm khác là: Nghe chuyện bịp riết, nó trở thành một thói quen, rồi đôi khi phải nói theo cái thói quen ấy mà không hề biết là mình đang bịp chính mình và lừa dối ngay cả những người thân yêu nhất của mình ở trong gia đình. Như thế, bịt tai lại không thèm nghe nữa, không phải là một giải pháp tốt để giải trừ nỗi sợ hãi. Bởi lẽ, không nghe, không phản ứng, chúng càng mừng, càng đua nhau bịp bợm nhiều hơn. Sự Sợ hãi cũng theo đó mà tăng tiến!

Thật vậy, từ sợ hãi này kéo theo sự sợ hãi khác. Ngưòi dân đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ trưóc mọi hoàn cảnh của xã hội chính là nguyên do giúp vốn cho nhà nước Việt cộng điên cuồng hơn trong phương cách hành sử bạo lực với người dân, và cường điệu hơn trong những việc thực hành, áp dụng những sách lược ngu xuẩn về văn hóa, về xã hội, về chính trị và tôn giáo trong mục đích triệt tiêu nền văn minh và tiến bộ về nhân phẩm, đạo đức, luân lý của xã hội loài người. Về điểm này, có một sự thật mà tất cả mọi ngưòi Việt Nam tại hải ngoại hôm nay đều biết và nói đến là: Các em nhỏ, học sinh tại Úc, tại Mỹ, hay Âu châu, không biết chữ nói dối trá là gì. Trái lại, hầu như không có mấy đứa trẻ cùng trang lứa ở Việt Nam biết đến việc phải nói thật. Đây qủa là một điều rất đáng xấu hổ và làm tủi nhục cho Việt Nam hôm nay.

Tại sao lại có chuyện đau lòng và đáng tủi hổ này? Tại vì cái lối giáo dục vô văn hóa của nhà nước Việt cộng, khởi đầu từ Hồ Chí Minh đã làm cho tương lai của dân ta biết dối trá như thế. Và đó chính là cái tủi hổ, cái nhục quốc thể mà TGM Kiệt đã công khai công bố trong hội trường, trước mặt những quan cán cộng và mọi ngưòi đều hiểu ra là: Thật là xấu hổ và tủi nhục khi phải cầm tấm hộ chiếu Việt Nam do Việt cộng cấp phát!

Tại sao tôi nhắc đến Hồ chí Minh và cái tủi hổ của tấm hộ chiếu Việt Nam do Việt cộng cấp phát? Không cần dài dòng. Qúy vị chỉ cần đọc lại lá thư của Hồ chí Minh viết cho Stalin để xin chỉ thị về cuộc đấu tố đồng bào ta ở ngoài bắc vào năm 1953-56 thì thấu hiểu hết mọi sự việc. Biết cái gian ác, gian dối của y như thế nào. Và biết những kẻ truyền nhân, nối nghiệp của Hồ đã được truyền dạy làm theo cái gương buôn dân bán nước của Y ra sao? “Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam (tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”*(1)

Bạn đọc nghĩ sao về lá thư đã giết chết hơn 170,000 ngàn ngưòi Việt Nam trong cuộc đấu tố này? Hồ chí Minh có phải là một tên tay sai giết mướn cho cộng sản hay không? Và dưới đây là câu chuyện diễu của một người bạn tôi sưu tầm, kể về NT Dũng, kẻ hậu duệ của cái chế độ thất đức này:
“- TT. BUSH: Ở Mỹ Công nhân lãnh lương trung bình là 1500$ US, nhưng chỉ cần chi ra 800$ là đảm bảo cho đời sống khá sung túc!
- Việt cộng NT DŨNG: Vậy họ làm gì với số tiền riêng còn lại?
- TT. BUSH: Đó là chuyện riêng của họ, chúng tôi không quan tâm, không có trách nhiệm… Thế Cán cộng ở VN thì sao?
- DŨNG: Ở VN lương công nhân, viên chức lĩnh khoảng 800.000 $VN một tháng, và mỗi tháng chi tiêu tối thiểu để sống, cần đến 3 triệu đồng VN.
- TT. BUSH: Trời đất! Vậy họ kiếm đâu ra số tiền thiếu hụt đó?
- DŨNG: A! Đó cũng là việc riêng của họ. Nhà nước Việt cộng chúng tôi rất tôn trọng đời tư của nhân dân, nên không thắc mắc, không tò mò, không quan tâm đến, giống như các ông vậy!”

Lá thư của Hồ là thật, câu chuyện về Dũng, dù là chuyện sáng tạo nhưng nói lên thực tế của xã hội ấy. Thiếu tiền, cán cộng không có cách gì khác ngoài việc tạo ra những vụ cướp, giật của công, của tư để chia nhau. Liệu có được báo chí của nhà nước Việt cộng đăng tải cho quần chúng cùng hiểu biết chăng?

Một chế độ được xây dựng trên căn bản vô đạo như thế, ngưòi ta thật không thể trách cứ dân mình tại sao lại ngoảnh mặt làm ngơ trước những cuộc đấu tranh của một số người can đảm? Bởi lẽ, cảnh con cá nằm trên thớt hoàn toàn khác với cuộc sống con cá ở trong ao hồ, lại càng khác xa so với con cá trên sông rộng, biển lớn. Theo đó, con cá trên thớt còn gì để vẫy vùng, cùng lắm là ngoi ngóp thở được giây nào thì hay giây phút đó, hoặc còn ở trong rọ thì sẽ lao đầu vào cuộc sống chộp giựt qua ngày. Phần tuổi trẻ thì lao thân vào những qúan cà phê… ôm, cà phê… sống, qúan nhạc thác loạn cho qua ngày. Từ những cuộc sống thác loạn được nhà nước Việt cộng cho mở ra như lỗ xả hơi để tránh sức bật về chính trị, xã hội đã trở nên điên loạn hơn. Tỷ lệ phạm những tội ác man rợ trong xã hội cũng cao hơn. Đặc biệt, tội ác của công an, cánh tay của nhà nước tăng vọt. Tuy thế, đây không phải là điều nhà nước Việt cộng quan tâm để giảm thiểu. Trái lại, nếu tuổi trẻ càng mất dần đi nhân bản tính con người, Việt cộng càng mừng lớn. Bởi lẽ, chính nhờ vào việc đánh mất hẳn nhân bản tính của con người, đảng mới có thêm những đảng viên nối gót theo con đường vô đạo của đảng đã đề ra.

Chuyện con cá nằm trên thớt, trong rọ sợ nhát dao của Việt cộng chém nhầm, không có gì lạ. Nhưng chuyện con cá ngoài sông, ngoài biển rộng vẫn sợ Việt cộng có lẽ đáng được ghi vào sử sách chăng?

Hai mươi năm trước, sách báo tại hải ngoại ngập tràn những bài viết tố giác những tội ác dã man của Hồ chí Minh và Việt cộng. Những lúc gần đây những bài báo ấy it còn xuất hiện trên báo giấy, dù là tuần báo hay nhật báo. Nó ít xuất hiện vì những lý do thực tế và cả phần ngụy biện. Nào là ta chống cộng nhưng không cần mang những chữ nghĩa rực lửa ấy lên mặt báo. Nào là, bản chất của người theo khuynh hướng Quốc Gia là phải khoan hòa. Nào là, ta khác với Việt cộng là ở điểm chữ viết của ta mềm mại, nặng giáo huấn. Nên ta không thể giống chúng viết lên những dòng chữ như chó cắn. Đại loại là có những phản ngữ như thế. Theo tôi, lý luận có phần đúng, thực hành có lẽ là sai?

Bởi lẽ, chẳng mấy ai dám viết lên một sự thật là: Việc thiếu vắng những bài báo ấy trên các mặt báo giấy, gần đây lây sang cả báo mạng là vì chủ báo đã về Việt Nam, hoặc là thích về Việt Nam! Khi về, chủ báo rét Việt cộng nên sau khi trở ra hải ngoại là chủ báo đổi cách chống … cộng? Hoặc gỉa, ngưòi viết nay cũng thấy mỏi tay vì chân đã đi ngang về tắt Việt Nam nên cũng rét, không dám viết những bài nói lên sự thật nữa? Ấy là chưa kể đến những ngụy ngữ cho rằng viết chống cộng ai mà đọc. Hoặc một thực tế là không lấy được quàng cáo vì đa số những người có thương vụ quảng cáo trên bào chí đã có đôi ba lần về Việt Nam. Họ thích làm ăn, không thích chính trị? Họ đi về VN, nên không thích hay không muốn quảng cáo trên những tờ báo… chống cộng? Mà báo không có quảng cáo là báo… chết! Nên thôi… đành vậy! “Thế chiến quốc, thế Xuân Thu. Gặp thời thế… thế thời phải thế”!

Rồi thay cho những loạt bài báo ấy là những loại ba xu, rẻ tiền của cỡ Dương thu Hương ca ngợi chuyện Hồ chí Minh “yêu” Nông thị Xuân lúc em mời ngoài 16 tuổi! Chuyện Hồ chí Minh hiếp Nông thị Xuân đến mang bầu, đẻ con. Sau đó, Minh và Hòan tổ chức giết Nông thị Xuân diệt khẩu qua vụ tại nạn xe hơi, có ai mà không biết. Nhưng tuyên truyền bất chính vẫn là đặc sản của cộng sản, nên tác gỉa của những kẻ mù, thay vì lên án cái hành động bất nhân, bất nghĩa của thủ phạm, lại bảo đó là chuyện tình yêu! Đó là một đỉnh cao cực lạc của lãnh tụ. Là một tấm gương đáng ngưỡng vọng, cứ nhắm mắt mà vỗ tay, phần thị thì hết lòng sùng bái. Thị viết: «Cô Xuân đã yêu anh Cả cũng vào thời gian ấy … năm 53, chắc chắn là như vậy…» (trang 63)… Và đây là công lao của nhà “dắt mối” Vũ Kỳ: “Rằng hồi ở chiến khu chính cậu đã sang bên thành đoàn để gặp gỡ cô Thanh Tú. Cũng chính cậu can thiệp để cô Minh Thu thôi vác chăn vác chiếu đến ngôi nhà sàn. Rồi cũng chính cậu dẫn cô Xuân đến nơi ấy” (262). Những nham nhở, dắt mối ấy đã trở thành lịch sử, thành tích vĩnh cửu trên cái đỉnh cao của Việt cộng mà có lẽ chỉ những kè mù mới mơ ước tới và ca tụng. Ấy thế, lại cũng có những người hùa theo mà ca tụng cái “đỉnh” bất nhân của tập đoàn Hồ Chí Minh mới là chuyện đáng kinh hãi!
Hỏi xem, nhân phẩm con người ở đâu trong những loại chữ nghĩa này?

Kết qủa, cá trên thớt, trong rọ đã đến đường cùng, chẳng còn biết ngán sợ. Nhưng cá trong sông, trong biển, lại đem cả cái nỗi sợ hãi ấy vào sông vào biển. Thật là tội cho những trung can Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Cù Huy Hà Vũ biết mấy. Những người liều chết đương đầu với bạo ác, chỉ van xin đồng loại của mình ở ngoài sông ngoài biển rằng: “Đừng về, nếu không thực sự cần thiết phải về. Đừng gửi tiên về, nếu sự việc không kíp bách”. Cám cảnh thay, con cá ở sông, ở biển không tự chui vào rọ để rước thêm cái sợ vào người thì khó làm lắm.

Tuy thế, còn một cái may mắn là: Hàng trăm ngàn người về là hàng trăm ngàn ngưòi trở lại hải ngoại, một tay thì lên án những cái dã nhân của chủ nghĩa xã hội đang trấn áp trên phần đất Việt Nam. Một tay khác lại tuyên truyền rằng, ngày nay chúng cũng thay đổi nhiều rồi, dân tình dễ chịu lắm! Nói xong là lại dành dụm tiền bạc để mua vé về Việt Nam mà rước thêm cái sợ vào ngưòi cho có bạn.

Dĩ nhiên, khi nói, họ chẳng bao giờ nghĩ tới một điều là: Sau ba mưoi năm, hoặc tám mươi năm, cái bản chất độc ác của cái đảng cộng ấy vẫn không bao giờ thay đổi. Còn những xum xoe bên ngoài như khu nhà mới, phòng trà, đường xá, bia ôm, hình Hồ Chí Minh nằm phơi dưói cống rãnh chỉ là những sự việc phát triển theo thời gian. Nó không hề mang tính thay đổi về một bản chất, nhưng chỉ là thay cái áo rách bằng một cái áo lành hơn. Bởi lẽ:
Ngày xuống thuyền trốn đi thì xác xơ, mặt cắt không ra máu. Nay ai cũng hồng hào cũng nhà lầu, xe hơi, con cái học thành đạt. Những điều ấy có phải là thay đổi hay không? Tôi không cho đó là sự thay đổi, nhưng đó chính là những thực tế do mình có cơ hội kiến tạo cho mình và gia đình mình trong một xã hội biết tôn trọng luật pháp và tôn trọng phẩm giá con ngừơi. Và sự thay đổi nếu có là ở chính trong lòng những ngưòi đã ra đi ấy không còn giữ một quyết tâm phải giải trừ chế độ cộng sản như khi ra khỏi Việt Nam. Nói cách khác, nếu có ai không còn thiết tha với việc phải khử trừ đi một chế độ bạo tàn đang đè trên đất nước Việt Nam, để trong tương lai, đất nước ấy sẽ có cơ hội khôi phục lại một xã hội trong an bình, thịnh vượng và có một chế độ biết tôn trọng phẩm giá và luật pháp và là nơi đáng sống hơn cho những thế hệ tương lai. Đó mới là sự thay đổi. Một thay đổi đáng buồn.
Đáng buồn là bởi vì những con mắt khóm của Việt cộng cài theo những dấu chân ngưòi Việt Nam về thăm quê hương, vẫn luôn dòm chừng những hoạt động của họ sau khi trở ra. Chúng biết, cá ở ngoài sông ngoài biển còn sợ chúng hơn cá nằm trên thớt. Do đó, chúng dám thách đố công luận thế giới, dám thẳng tay bạo hành với những LM Lý, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài và Cù Huy Hà Vũ. Lê Quốc Quân, Phạm Hồng Sơn… mà không sợ gặp phản ứng. Lý do, chúng đã có một hệ thống tuyên truyền bịp bợm, và bịt miệng nhà nghề bao bọc từ trong ra đến ngoài. Chúng sợ chi vài ba bài báo lẻ tẻ kia. Một thí dụ khác. Một cành hoa đào cắm trên phố Hà Nội, chỉ trong vòng vài giờ, không còn một bông hoa nào trên cành. Người tốt, người xấu đều hái. Trong khi đó, Việt cộng chỉ muốn có một loại hoa duy nhất được nở, dù đó là hoa cứt lợn vô hương và nặng mùi vì mọc trên những đống… phân do chúng làm chủ. Nhân dân ngán ngẩm. Mặc, vì xét theo qúan tính của nhà nước Việt cộng, đó cũng là hoa, đó chính là chế độ.
Như thế, làm sao có thể phá tan sự sợ hãi?

Một câu hỏi, xem ra khó tìm ra câu trả lời vào lúc này. Tuy nhiên:
1. Nếu mọi ngưòi thay đổi cách nhìn và tự khắc kỷ với chính mình một chút. Xin hãy lắng nghe những lời kêu gọi chân tình của Lê Thị Công Nhân, của LM Nguyễn Văn Lý… Cá ở trên sông, trên biển đừng tự chui vào rọ để rước cái sợ cho mình và làm lây sang người khác, lây ra sông, ra biển, cũng giúp ta một phần?
2. Hãy khắc kỷ với chính tổ chức, đoàn thể đảng phái của mình. Nghĩa là, thay vì nói đến chương trình, hành động của đảng phái của mình vào lúc này, hãy tập trung và đề ra một chương trình hoạt động duy nhất cho tổ chức, đoàn thể, đảng phái của mình là phải tìm cách phá vỡ hệ thống thông tin bịp bợm, khép kín và gian dối của nhà nước Việt cộng. Rồi đem những thông tin ấy vào trong nước có lẽ thực tiễn hơn chăng?
3. Với các cá nhân, người phải về thăm gia đình thì đừng nói đến cuộc sống vật chất ở hải ngoại. Thay vào đó là những câu chuyện đời sống thượng tôn pháp luật và tôn trọng nhân phẩm con ngưòi ở nơi mình đang sinh sống. Bà con ta ở trong nưóc cũng thế. Hãy nói cho nhau về cái quyền làm người, quyền được sống trong tự do, trong đó có quyền tự do về tôn giáo, tự do tư hữu. Quyền được pháp luật bảo vệ trước mọi bất công. Mới đầu sẽ khó nói. Nhưng khi cả nước đều nói về quyền làm người, nói về việc tôn trọng luật pháp để bảo vệ nhân phẩm, đạo đức thì sự sợ hãi sẽ lần biến tan đi và tiếng nói của người dân có thể chuyển núi dời non? Một người lên tiếng đơn lẻ như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Cù Huy Hà Vũ thì sẽ bị Việt cộng đàn áp, khống chế. Nhưng khi cả triệu người cùng chung một tiếng nói đòi bảo vệ nhân quyền, đòi luật pháp phải được tôn trọng và thi hành đứng đắn thì Việt cộng chính là những kẻ phải sợ hãi trước sức mạnh của toàn dân.
4. Phá vỡ thông tin bưng bít và chia cắt là phá vỡ sự sợ hãi. Tập hợp niềm tin lại là tập hợp sức mạnh dời non, thay đổi vận mệnh dân tộc.

Đến nay, thật khó mà có thống kê chính xác trong tay, nhưng nhiều người cho rằng, chỉ có một tỷ lệ rất thấp, vào khoàng 1 hay 2% đồng bào ở trong nước biết đưọc những câu chuyện về Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, LM Lý, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân Phạm Hồng Sơn… hay những vụ công an đánh chết người mà thôi. Ngoài ra, có nhiều vùng, miền không hề nghe biết về chuyện này bao giờ. Với một tỷ lệ qúa khiêm nhường như thế, chúng ta thật khó kỳ vọng vào một cuộc đổi thay. Theo đó, muốn có một cuộc đổi thay, đòi buộc chúng ta phải thực hiện thành công mục tiêu phá vỡ hệ thống tuyên truyền gian dối và bưng bít của nhà nước Việt cộng. Phá bỏ bằng những câu chuyện thường ngày bằng cách bảo nhau, chẳng có gì đáng phải sợ hãi khi mình nói chuyện với nhau, đòi nhà nước phải tôn trọng nhân quyền và tôn trọng luật pháp. Bởi lẽ, chỉ những kẻ làm sự ác mới không bao giờ có giấc ngủ ngon.

Tôi tin rằng, nếu người người, nhà nhà, tổ chức đoàn thể, đảng phải đều tích cực thay đổi cách nhìn, tích cực thay đổi cách suy nghĩ theo nếp nhăn cũ, rồi tích cực hành động chung cho một chiến dịch phá vỡ thông tin gian dối và khép kín của Việt cộng là chúng ta đang thay đổi vận mình cho mình và làm thay đổi vận mệnh cho tổ quốc của mình. Khi ấy, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội giúp thêm nhiều ngưòi can đảm đứng lên đập nát cái chế độ bạo tàn ấy để xây dựng lại một Việt Nam trong Tự Do, Độc Lập, Dân Chủ trên nền tảng tôn trọng Luật Pháp, Công Lý và bảo vệ Nhân Quyền.

© Bảo Giang
© Đàn Chim Việt
.
.
.

No comments: