Phương
Tây dè dặt hoan nghênh điện đàm giữa chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Ukraina
Trọng Nghĩa - RFI
Đăng ngày: 27/04/2023 - 13:54
Ngay sau khi có thông tin về cuộc nói chuyện qua điện
thoại vào hôm qua, 26/04/2023, giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống
Ukraina Volodymyr Zelensky, lần đầu tiên từ ngày Nga xâm lược Ukraina, giới
lãnh đạo phương Tây đã nhanh chóng lên tiếng hoan nghênh sự kiện này, nhưng đồng
thời tỏ thái độ dè dặt về khả năng hòa bình sớm trở lại Ukraina.
https://s.rfi.fr/media/display/893e2320-e462-11ed-bae4-005056bf30b7/w:980/p:16x9/000_33DW373.webp
Ảnh ghép (từ trái sang phải) : Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin. AFP - GENYA SAVILOV,VLADIMIR
ASTAPKOVICH,GAVRIIL GRIGOROV
Là quốc gia đi đầu trong việc giúp Ukraina chống
lại cuộc xâm lược của Nga, Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên hoan nghênh
sự kiện chủ tịch Trung Quốc rốt cuộc đã chấp nhận nói chuyện với tổng thống
Ukraina.
Tại Washington, phát ngôn viên Hội Đồng An
Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ John Kirby cho rằng đối thoại mở ra giữa hai lãnh đạo Trung Quốc và Ukraina
là “một điều tốt”, cho dù chưa thể biết là “điều đó có thể
dẫn đến một sáng kiến, đề xuất hay kế hoạch hòa bình nghiêm túc hay không”.
Lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu Josep Borrell hôm
qua cũng hoan nghênh cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai ông Tập Cận Bình và
Zelensky, cho đấy là “một bước đầu tiên quan trọng” tiến tới
hòa bình, nhưng “không phải là bất kỳ hòa bình nào”, mà phải
là “một nền hòa bình công bằng, công nhận các quyền của người dân
Ukraina”, cũng như “chủ quyền” và “sự toàn vẹn của
biên giới” Ukraina.
Tại Paris, bộ Ngoại Giao Pháp cũng đánh
giá “tích cực” việc hai ông Tập Cận Bình và Zelensky nói chuyện
với nhau, đồng thời nhắc lại rằng chính tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong
chuyến thăm Trung Quốc mới đây đã đề nghị chủ tịch Tập Cận Bình sớm đối thoại với
người đồng cấp Ukraina.
Theo thông tín viên RFI
Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh, một trong những ý nghĩa quan trọng của việc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình bắt đầu nói chuyện với ông Zelensky và cử một phái đoàn Trung Quốc qua
Ukraina, đó là công nhận rõ ràng chủ quyền và nền độc lập của Ukraina :
Chính quyền Bắc Kinh không thông báo lịch trình chuyến
thăm của phái đoàn Trung Quốc qua Ukraina, mà chỉ cho biết trưởng phái đoàn sẽ
là ông Lý Huy (Li Hui) cựu đại sứ Trung Quốc ở Nga, một người đã làm việc ở
Matxcơva trong 10 năm từ 2009 đến 2019, tức là vào thời điểm cuộc chiến Donbass
bắt đầu.
Phái đoàn Trung Quốc cũng sẽ ghé thăm các nước láng
giềng của Ukraina, nhưng một lần nữa chính quyền không cho biết thêm chi tiết.
Bắc Kinh như vậy vừa mở cửa đối thoại với Kiev, vừa
tránh làm mất lòng đồng minh Nga. Theo lời vụ phó Vụ Á-Âu tại bộ Ngoại
Giao Trung Quốc, Bắc Kinh cam kết thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình một cách
vô tư. Ông nói:“Tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau là cơ sở
chính trị của quan hệ Trung Quốc-Ukraina. Trung Quốc sẽ kiên quyết thúc đẩy các
cuộc đàm phán để chấm dứt chiến tranh và đạt được ngừng bắn càng sớm càng tốt để
tái lập hòa bình.”
Hòa bình thông qua đàm phán và đối thoại, hai từ này
đã lại được báo chí chính thức sử dụng rộng rãi sáng nay, tránh dùng từ ngữ
“Nga xâm lược” mà chỉ nói đến “cuộc khủng hoảng Ukraina”.
Theo một nhà bình luận trên Hoàn Cầu Thời Báo, Trung
Quốc muốn sử dụng ảnh hưởng của mình trên Kiev và Matxcơva, đồng thời chứng tỏ
trách nhiệm của mình với tư cách là một nước lớn.
.
=====================================================
.
Điện
đàm Tập-Zelensky : Nga ‘‘ghi nhận’’ nỗ lực của Trung Quốc và lên án Ukraina
Trọng Thành - RFI
Đăng ngày: 27/04/2023 - 12:22
Cuộc điện đàm giữa chủ tịch Trung Quốc và tổng thống
Ukraina hôm qua 26/04/2023, lần đầu tiên kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, là dịp
để điện Kremlin một lần nữa chỉ trích dữ dội Ukraina.
Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, trong một buổi họp
báo ở Matxcơva, Nga, ngày 17/03/2022. AP
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga,
bà Maria Zakharova, trong một thông cáo hôm qua, được hãng tin nhà nước
Nga Ria Novosti dẫn lại, một mặt ‘‘ghi nhận’’ nỗ lực của Trung
Quốc xác lập một ‘‘tiến trình thương lượng’’ nhằm chấm dứt chiến
tranh tại Ukraina, mặt khác lên án Ukraina ‘‘phá hoại sáng kiến hòa
bình’’.
Thông tín
viên Anissa El Jabri tường trình từ Matxcơva:
‘‘Nói rằng Nga hoàn toàn không chờ đợi gì từ
nỗ lực đầu tiên này của Trung Quốc là quá nhẹ so với thông điệp từ phía
Matxcơva. Lẽ dĩ nhiên, chính quyền Putin đã không kết tội Bắc Kinh, mà hướng những
chỉ trích vào Kiev và các đồng minh của Ukraina.
Thông cáo báo chí của bộ Ngoại Giao Nga có đoạn
như sau : ‘‘Nhà cầm quyền Ukraina và những thế lực phương Tây hậu thuẫn
Kiev đã cho thấy khả năng của họ trong việc phá hoại các sáng kiến hòa bình’’.
Matxcơva tiếp tục đổ lỗi cho Kiev, bị cáo buộc đã làm thất bại một nỗ lực nhằm
đi đến một hiệp định hòa bình, khi Ukraina và Nga thương lượng tại Thổ Nhĩ Kỳ
vào mùa xuân 2022, trong lúc quân đội Nga đang trên đà tiến công tại Ukraina.
Vào thời điểm đó, một trong những điều kiện tiên quyết
mà Matxcơva đặt ra trước mọi đàm phán là Kiev phải thừa nhận chủ quyền của Nga
đối với tất cả các vùng lãnh thổ của Ukraina mà Nga sáp nhập. Từ mùa thu năm
ngoái, tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức gọi đây là ‘‘các vùng lãnh
thổ mới của chúng ta’’. Ukraina muốn giành lại các vùng lãnh thổ này, bao gồm cả
bán đảo Crimée, bị Nga sáp nhập năm 2014’’.
Truyền thông nhà nước Nga dẫn lời dân mạng đả kích
Kiev
Bên cạnh các lời lẽ lên án chính thức Ukraina
từ phía Matxcơva, hãng tin nhà nước Nga Ria Novosti cũng dẫn lại nhiều chỉ
trích, nhạo báng từ phía dân mạng trên Twitter, như ‘‘cuối cùng bạn cũng đã phải
cầu xin Tập Cận Bình chấp nhận một cuộc điện đàm’’. Trong một
cuộc thảo luận khác, một độc giả hỏi: ‘‘Khi nào thì có đàm
phán hòa bình ?’’. Một người tổng kết: ‘‘Do phương Tây hết tiền,
Kiev phải chạy sang phương Đông’’.
------------------------------
CÁC NỘI
DUNG LIÊN QUAN
Lần
đầu tiên chủ tịch Trung Quốc điện đàm với tổng thống Ukraina
No comments:
Post a Comment