Nông
sản màu... hồng nhưng với ai?
01/12/2022
https://www.voatiengviet.com/a/nong-san-mau-hong-nhung-voi-ai-/6857891.html
Chuyện hồi đầu năm nay, hệ thống chính trị, hệ thống
công quyền... “không nghe, không thấy” và... “không làm gì cả”, bỏ thí hàng chục
ngàn gia đình nông dân ở Long An, Tiền Giang từng dốc tất cả mọi thứ họ có...
https://gdb.voanews.com/91F78F20-5BA0-4E80-A272-FDFDD59C81DF_w1023_r1_s.jpg
Nông dân tập trung tại Hà Nội để phản đối nạn tịch thu đất đai bừa bãi.
Những vụ tranh chấp đất đai với chính quyền địa phương là một vấn đề ngày càng
trở nên căng thẳng ở Việt Nam. Hình minh họa.
Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN
PTNT) vừa công bố thêm một số dữ liệu tích cực liên quan đến nông sản, chẳng hạn:
Tháng này, xuất cảng rau trái của Việt Nam thu về khoảng 340 triệu Mỹ kim, tăng
khoảng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, Bộ NN PTNT loan báo đã phê duyệt
“Quyết định phát triển cây ăn trái chủ lực đến năm 2025 và 2030”. Theo
quyết định này, Việt Nam sẽ tập trung phát triển 14 loại cây ăn trái có kim ngạch
xuất cảng cao (thanh long, xoài, chuối, vải, nhãn, cam, bưởi, dứa - khóm, chôm
chôm, sầu riêng, mít, chanh dây, bơ và mãng cầu - na) [2].
Những dữ liệu như vừa đề cập dễ tạo cảm giác lạc
quan về tương lai dường như sẽ tươi sáng của nông nghiệp – nông dân – nông thôn
song nếu để ý kỹ hơn thì những dữ liệu dường như... nhuốm hồng ấy không đủ để
che khoảng tối do nhiều dữ liệu khác tạo ra: Trong 11 tháng vừa qua. Việt Nam –
quốc gia đã chi vài trăm ngàn tỉ cho chính sách tam nông (hỗ trợ nông nghiệp,
nông dân, nông thôn cùng phát triển) và đang còn chi nhiều hơn nữa – chi 1,87 tỉ
Mỹ kim để nhập cảng rau trái của Mỹ, Úc, Trung Quốc,... So với cùng kỳ năm
ngoái, năm nay, nhập cảng rau trái từ Mỹ tăng 13,6%, từ Úc tăng 17%,.. và riêng
từ Trung Quốc tăng 83%.
Khi trò chuyện với tờ Tiền Phong, ông Đặng
Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, giải thích, sở dĩ nhập cảng
rau trái từ Trung Quốc tăng đến mức gây ấn tượng sâu đậm như vậy là vì: “Điều
kiện thông quan vào nước ta dễ dàng. Đặc biệt, nhờ giá rẻ và chất lượng có sự cải
thiện, các loại trái cây như lựu, nho, lê, táo…hay rau củ như cà rốt, hành tây,
hành, tỏi…của Trung Quốc đang được bày bán nhiều trên thị trường” (2)...
Chúc mừng nông dân Trung Quốc vì sự nghiệp của họ ổn định hơn nông dân Việt
Nam, không phải vừa trồng vừa hồi hộp không rõ xuất cảng có bị nghẽn hay không
và tất nhiên không phải vừa gạt nước mắt, vừa thi nhau đổ bỏ rau trái vì nông sản
đột nhiên bị chặn đường sang Trung Quốc (3)!
Thỉnh thoảng, hệ thống chính trị, hệ thống
công quyền và hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam lại bày tỏ sự sung
sướng như hóa rồ khi qua cuộc khảo sát này, chỗ xếp hạng kia xác nhận “chỉ số
hạnh phúc” ở Việt Nam nằm trong nhóm “dẫn đầu thế giới”, tuy nhiên
đó không phải là chuyện để bàn vào lúc này. Nếu nhìn “hạnh phúc” ở góc độ
nông dân - nông sản không mất giá, đầu ra không chỉ ổn định mà còn tăng không
ngừng – thì nông dân Campuchia cũng “hạnh phúc” hơn nông dân Việt Nam.
Những dữ liệu thống kê mới nhất do Hải quan Việt Nam công bố cho thấy, năm nay,
Việt Nam đã chi cả tỉ Mỹ kim để nhập cảng nông sản Campuchia (gạo bắp, tiêu điều,
khoai mì, cao su,...) [4].
Khi nhập cảng nông sản vừa nhiều, vừa đa dạng
như thế thì nông dân Việt Nam làm gì sau vài thập niên thực hiện “chính sách
tam nông”? Cứ nhìn vào thực tế ắt sẽ thấy nông dân Việt Nam có nhiều... lựa
chọn: Ly nông, ly hương để làm công nhân hoặc bán ruộng, bán vườn để đi làm
thuê ở ngoại quốc. Từ xưa đến nay, dưới gầm trời này, có lẽ Việt Nam là quốc
gia duy nhất vừa liên tục chi hết chục ngàn tỉ này đến chục ngàn tỉ khác để thực
hiện “chính sách tam nông”, hoàn tất mục tiêu “xây dựng nông thôn mới”,
vừa khẳng định “xuất khẩu lao động” – đưa nông dân và con cháu đi làm
thuê ở nước ngoài là phương thức đúng đắn, hiệu quả để “góp phần phát triển
kinh tế, xã hội địa phương”!
***
Các viên chức hữu trách trong lĩnh vực NN PTNT
đang huyên thuyên về triển vọng xuất cảng nông sản bởi đã tìm ra con đường “xuất
khẩu chính ngạch vào những thị trường khó tính” và “dư địa” cho rau
trái Việt Nam còn rất lớn nếu làm thế này, đạt yêu cầu kia (5). Cứ
lấy từng loại trái cây trong danh sách 14 loại cây ăn trái được xác định là có...
“kim ngạch xuất cảng cao” trong “Quyết định phát triển cây ăn trái chủ
lực đến năm 2025 và 2030” mà Bộ NN PTNT công bố tháng trước rồi gõ vào
Google kèm thêm hai chữ “đổ bỏ” hoặc “mất giá”, tự nhiên sẽ thấy
kết quả tổng hợp về chuyện nông dân khốn khổ, khốn nạn thế nào khi từng thi
nhau trồng chúng!
Chuyện hồi đầu năm nay, hệ thống chính trị, hệ
thống công quyền... “không nghe, không thấy” và... “không làm gì cả”,
bỏ thí hàng chục ngàn gia đình nông dân ở Long An, Tiền Giang từng dốc tất cả mọi
thứ họ có (sức lực, vốn liếng) vào 20 héc ta thanh long, cuối cùng thanh long
“chín đỏ đồng” nhưng không bán được, phải cho... bò ăn (6) hoàn
toàn không... mới! Xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có thể khiến
“chính sách tam nông” và “nông sản” ửng hồng nhưng đã có bao giờ
sắc thái đó trở thành màu chủ đạo cho nông nghiệp – nông dân – nông thôn?
---------------------------
Chú thích
(2) https://tienphong.vn/rau-qua-trung-quoc-my-o-at-vao-viet-nam-post1490707.tpo
(4) https://thesaigontimes.vn/trai-cay-chu-luc-cua-viet-nam-thi-truong-la-yeu-to-quyet-dinh/
No comments:
Post a Comment