Ngày này cách đây 31 năm là ngày Liên Xô tan rã. Liên bang Xô viết,
một siêu cường cạnh tranh ngang hàng với Mỹ trong thời đại Chiến Tranh
Lạnh, đã sụp đổ, tách ra thành Liên bang Nga và 14 quốc gia độc lập
khác. Tổng bí thư kiêm chủ tịch liên bang Soviet Mikhail Gorbachev từ chức,
bàn giao vali mật mã tên lửa hạt nhân chiến lược tới ông Boris Yeltsin.
Thành lập từ năm 1922, Liên Xô đã trở thành siêu cường quốc ngang hàng
với Mỹ từ năm 1945. Không ai ngờ chỉ sau chưa tới một thế kỷ, siêu cường này đã
sụp đổ. Nhìn lại sự việc, chúng ta thấy có rất nhiều giọt nước nhỏ đã dẫn đến
tràn ly.
1. Gorbachev lên nắm quyền.
Ngày 11 tháng 3 năm 1985, Mikhail Gorbachev trở thành Tổng Bí thư Liên
Xô. Leonid Brezhnev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô trước đó đã đàn áp những
người bất đồng chính kiến, và duy trì một nền kinh tế trì trệ (và còn thảm hại
hơn sau cuộc xâm lược Afghanistan). Gorbachev đã tập trung giải quyết những vấn
đề này, coi chúng là những vấn đề có khả năng gây tử vong cho hệ thống chính
quyền Xô viết. Theo đó, ông đã ban hành hai chính sách lớn: perestroika (tái cấu
trúc nền kinh tế) và glasnost (cởi mở). Trong perestroika, Gorbachev đã mở cửa
nền kinh tế kế hoạch hóa và tập trung cao độ của Liên Xô cho một số hình thức
doanh nghiệp tự do hạn chế có thể tham gia. Có lẽ ví dụ ấn tượng nhất về điều
này là cửa hàng McDonald's đầu tiên ở Matxcơva vào năm 1990. Mặt khác, glasnost
dẫn đến các hình thức tự do ngôn luận ngày càng tăng, mặc dù còn hạn chế. Gorbachev
nghĩ rằng việc cho phép tự do ngôn luận nhiều hơn sẽ khuyến khích những lời chỉ
trích mang tính xây dựng, từ đó sẽ cải thiện hệ thống chính trị Liên Xô.
2. Thảm họa Chernobyl
Mặc dù perestroika có một số tác động tích cực, nhưng nó không thành
công như Gorbachev đã hy vọng. Hơn nữa, thay vì sửa chữa hệ thống chính trị của
Liên Xô, sự "cởi mở" hạn chế của glasnost đã gây ra những căng thẳng
đáng kể. Ví dụ, Gorbachev vẫn cố gắng che giấu Thảm họa Chernobyl năm 1986,
trong đó hàng ngàn người cuối cùng cũng đã chết. Sau khi được dân chúng phát hiện,
nó đã gây ra sự tức giận trong dân chúng, dẫn đến các cuộc biểu tình rầm rộ tập
trung vào các ô nhiễm môi trường khủng khiếp của Liên Xô. Ngày càng có nhiều cuộc
biểu tình xảy ra trong những năm sau đó, từ các quốc gia sắp thành lập vùng
Baltic, đến Caucasus, đến Ukraine. Mặc dù có chút khác biệt về mục đích của
chúng, những cuộc biểu tình này đều bày tỏ sự bất mãn chung với chính phủ Liên
Xô. Khi kết hợp với một nền kinh tế vốn đã có nhiều vấn đề — mà còn phải chi tiền
khôi phục Chernobyl và bị hao hụt đi do chiến tranh Afghanistan đã nói ở trên —
Liên Xô đã ở một vị trí bấp bênh hơn nhiều so với trước đây.
3. Bức tường Berlin sụp đổ
Đến năm 1989, những cuộc biểu tình này đã biến thành các phong trào
cách mạng toàn diện, không chỉ ở Liên Xô mà trên toàn bộ Khối phía Đông. Vào
tháng Hai năm đó, Công đoàn Đoàn kết, một công đoàn độc lập của Ba Lan và phong
trào chống độc tài, đã có nhiều thành viên giành được ghế trong cuộc bầu cử tự
do một phần đầu tiên. Vào tháng Tư, 150 dặm dây thép gai đã được dỡ bỏ trên
biên giới Hungary-Áo. Tuy nhiên, có lẽ sự kiện quan trọng nhất là sự sụp đổ của
Bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11. Chính phủ Đông Đức đã thông báo vào ngày
hôm đó rằng các cửa khẩu sang Tây Berlin sẽ được phép mở cho dân chúng đi qua.
Bị choáng ngợp bởi số lượng người cố gắng đi qua cửa khẩu, lính canh đã mở hàng
rào cho mọi người đi lại tự do, chấm dứt sự phân chia giữa Đông Đức và Tây Đức.
4. Các tuyên bố độc lập của các nước trong khối, mất
sự ủng hộ của Nga và Liên Xô tan rã
Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, nhiều nước Cộng hòa thuộc Liên Xô đã
tuyên bố độc lập. Một số ví dụ đáng chú ý nhất bao gồm Estonia, Latvia và
Litva, tất cả đều tuyên bố trở thành nhà nước độc lập vào năm 1990. Tuy nhiên,
có lẽ đòn chí mạng nhất đối với Liên Xô là việc mất đi sự hỗ trợ của Nga. Trong
suốt thời kỳ hỗn loạn của những năm trước, ngày càng nhiều người Nga cảm thấy rằng
Nga nên chi nhiều tiền hơn cho Nga hơn là các khu vực khác của Liên Xô. Một
trong những người theo chủ nghĩa dân tộc này, Boris Yeltsin, được bầu
làm tổng thống Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga vào tháng 6 năm
1991. Cuộc bầu cử này báo hiệu rằng Liên Xô đang ở thế cùng đường, vì Nga là nước
chiếm phần lớn dân số và hỗ trợ kinh tế cho cả khối. Cuối cùng, bất chấp những
căng thẳng và thậm chí cả âm mưu đảo chính của những người theo đường lối cứng
rắn cũ của Liên Xô, một loạt thỏa thuận và hiệp định đã lên đến đỉnh điểm với
việc quốc hội Liên Xô bỏ phiếu tuyên bố Liên Xô sẽ không còn tồn tại nữa vào
ngày 26 tháng 12 năm 1991.
.
No comments:
Post a Comment