Nga
phóng hỏa tiễn vào Kyiv, “làm nhục” các nguyên thủ G7
26 tháng 6, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/nga-phong-hoa-tien-vao-kyiv-lam-nhuc-cac-nguyen-thu-g7/
.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/06/GettyImages-1241550291.jpg
Một khu chung cư tại
quận Shevchenkivskiy của thủ đô Kyiv của Ukraine bị hỏa tiễn tầm xa của Nga
đánh trúng vào sáng Chủ Nhật 26 tháng Sáu 2022. Ảnh Maxym Marusenko/NurPhoto
via Getty Images
Thời gian yên bình của thủ đô Ukraine bị chấm dứt
vào sáng Chủ Nhật 26 Tháng Sáu sau khi Nga bắn 14 hỏa tiễn tầm xa vào Kyiv và
vùng phụ cận trong một hành động phô trương sức mạnh vào lúc nguyên thủ nhóm bảy
nước công nghiệp phát triển (G7) mở hội nghị thượng đỉnh hàng năm tại Đức với
chủ đề tăng hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine.
Đô trưởng Kyiv Vitali Klitschko cho biết hỏa
tiễn đã bắn trúng ít nhất hai tòa chung cư, còn Tổng thống Volodymyr Zelenskiy
cho biết một người đàn ông 37 tuổi bị thiệt mạng, con gái bảy tuổi và vợ của
ông ta bị thương. Cuộc tấn công cũng làm hư hại một trường mẫu giáo gần đó, để
lại một miệng hố lớn
Người phát ngôn lực lượng không quân Ukraine
Yuriy Ignat cho biết, hỏa tiễn của Nga là tên lửa hành trình Kh-101 được bắn từ
chiến đấu cơ trên Biển Caspi, cách đó hơn 1,500 km (932 dặm).
Đô trưởng Kyiv nói với các nhà báo ông rằng
nghĩ cuộc không kích “có thể là một cuộc tấn công mang tính tượng
trưng” trước hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid bắt đầu vào Thứ Ba.
Còn Trung tướng hồi hưu Ben Hodges, cựu chỉ huy lực lượng Mỹ ở châu Âu nhận xét
đây cũng là một tín hiệu cho các nhà lãnh đạo G7 đang gặp nhau tại Đức. “Nga
đang nói: ‘Chúng tôi có thể làm điều này [tấn công] suốt ngày. Các người không
thể ngăn chặn chúng tôi’,” Người Nga đang làm nhục các nhà lãnh đạo
của phương Tây,” Tướng Hodges nói với hãng tin AP.
Ông cũng nhận xét rằng Nga có số hỏa tiễn chính xác rất hạn chế và “nếu
họ đem chúng ra sử dụng, thì hẳn họ phải có một mục đích đặc biệt”.
Tổng thống Joe Biden đang có mặt tại Đức cho rằng
cuộc tấn công hỏa tiễn vào Kyiv thể hiện sự man rợ của người Nga.
Trong bài phát biểu video hằng đêm, Tổng thống
Zelenskiy thề sẽ trả thù “tất cả các phi công, nhân viên điều phối, kỹ
thuật viên và những người khác thực hiện việc phóng hỏa tiễn vào Ukraine” mà
ông gọi là tội phạm chiến tranh. Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 giúp đỡ nhiều
hơn và nói rằng Ukraine chỉ có thể ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga “nếu
chúng tôi có được mọi thứ chúng tôi yêu cầu và vào thời điểm chúng tôi cần – vũ
khí, hỗ trợ tài chính và các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.”
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/06/GettyImages-1241551468.jpg
Tại hội nghị thượng
đỉnh G7 đang họp ở Đức, Tổng thống Biden gọi hành động của Nga là “man rợ”. Ảnh
từ trái sang: Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Nhật Bản
Fumio Kishida, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ
tướng Ý Mario Draghi và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. Tổng thống
Mỹ Biden đang phát biểu. Ảnh Stefan Rousseau – Pool/Getty Images
Các nhà lãnh đạo G7 được biết sẽ thông báo cấm
nhập cảng vàng của Nga – bước mới nhất trong một loạt các bước cấm vận kinh tế
quốc tế nhằm gây áp lực và cô lập Nga trong cuộc chiến ở Ukraine. Theo Ngoại
trưởng Mỹ Antony Blinken, việc cấm nhập khẩu vàng của Nga thể hiện sự leo thang
đáng kể các lệnh trừng phạt. “Vàng là mặt hàng xuất khẩu sinh lợi thứ
hai của Nga sau năng lượng, mang về cho Nga khoảng $19 tỷ mỗi năm. Và hầu hết
khách hàng là các quốc gia G7. Vì vậy, cấm nhập cảng vàng, không cho Nga khoảng
$19 tỷ doanh thu mỗi năm là điều thật đáng kể,” ông Blinken nói với
đài CNN.
Trong một diễn biến liên quan, hội nghị
thượng đỉnh G7 đang diễn ra tại Đức cũng quyết định lập một quỹ đầu tư $600 tỷ,
gọi là Đối tác Đầu tư và Hạ
tầng Toàn cầu (Partnership for Global Infrastructure and Investment),
huy động sự đóng góp của các chính phủ và tư nhân để thực hiện các dự án hạ tầng
cơ sở ở các nước nghèo, làm đối trọng với đại dự án “Một vành đai, một con đường”
của Trung Quốc mà các nước phương Tây coi là một thứ “bẫy nợ”. Hoa Kỳ dự tính
góp $200 tỷ, các nước Âu châu (Anh, Pháp, Đức, Ý) góp $300 tỷ và Nhật Bản và
Canada góp $100 tỷ.
Nga có thể sẽ vỡ nợ lần đầu tiên kể từ cuộc Cách
mạng Bolshevik năm 1917, do không trả được nợ nước ngoài. Nga có những khoản nợ
quốc tế phải trả lãi vào ngày 27 Tháng Năm vừa qua nhưng không trả được, và được
“ân hạn” 30 ngày; nếu đến tối Chủ Nhật 26 Tháng Sáu mà Nga vẫn không trả được
thì bị coi là vỡ nợ. Nga gọi bất kỳ vụ vỡ nợ nào là giả tạo và nói họ có thừa
tiền để trả nợ nhưng các lệnh trừng phạt đã đóng băng dự trữ ngoại tệ của nước
này ở nước ngoài.
----------------------------------
Đọc thêm:
No comments:
Post a Comment