Mỹ
đưa vào danh sách đen một công ty ở Việt Nam vì hỗ trợ quân đội Nga
RFA
2022.06.29
Ảnh chụp màn hình
trang chủ của công ty King-Pai Technology (Screen shot/ RFA edited)
Một công ty có văn phòng tại Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh bị chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa vào danh sách đen thương mại
vào hôm 28/6 vì bị cáo buộc hỗ trợ cơ sở công nghiệp quốc phòng và quân sự của
Nga, nhằm đẩy mạnh thực thi các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow vì cuộc
xâm lược Ukraine.
Công ty nói trên có tên là King-Pai Technology
(công ty hữu hạn Technology Kim Phái), một nhà cung cấp linh kiện điện tử của Hồng
Kông có trụ sở chính ở quận Cửu Long, Hồng Kông và các tỉnh thành khác của
Trung Quốc như Thâm Quyến, Vũ Hán và có mặt ở cả Nga và Việt Nam.
Phần Giới thiệu bằng tiếng Việt trên trang chủ
của công ty cho biết, họ được thành lập vào năm 1998, và đến nay đã phát triển
thành một nhà cung cấp hàng đầu về linh kiện điện tử trên thế giới, chuyên cung
cấp hơn hai triệu linh kiện điện tử như tụ điện, điện trở, cuộn cảm, đi-ốt,...
Theo Reuters, Bộ Thương mại Mỹ, cơ quan giám
sát danh sách đen đưa năm công ty của Trung Quốc và 31 thực thể khác vào danh
sách đen từ các quốc gia bao gồm Nga, UAE, Lithuania, Pakistan, Singapore,
Vương quốc Anh, Uzbekistan và Việt Nam, theo Công báo Liên bang (Federal
Register). Trong tổng số 36 công ty được thêm vào, 25 công ty có trụ sở tại
Trung Quốc.
Bị đưa vào danh sách đen có nghĩa là các nhà
cung cấp của họ ở Mỹ cần phải có giấy phép của Bộ Thương mại trước khi có thể giao
hàng cho các công ty này.
Báo chí nhà nước như VTC News khi đưa tin về vụ
này đã không nhắc đến "Việt Nam" trong bài viết.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết các công ty bị nhắm
mục tiêu đã cung cấp các mặt hàng cho "các thực thể đáng quan tâm"
của Nga trước cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2, nói thêm rằng họ
"tiếp tục ký hợp đồng cung cấp các thực thể Nga được liệt kê và các bên
bị chế tài."
"Hành động hôm nay gửi một thông điệp mạnh mẽ đến
các thực thể và cá nhân trên toàn cầu rằng nếu họ tìm cách hỗ trợ Nga, Hoa Kỳ
cũng sẽ cắt đứt với họ", Thứ trưởng Thương
mại phụ trách Công nghiệp và An ninh, Alan Estevez cho biết trong một tuyên bố.
Công ty King-Pai Technology và Winninc
Electronic không trả lời ngay yêu cầu bình luận của Reuters, trong khi ba công
ty ở Trung Quốc còn lại bị cáo buộc hỗ trợ quân đội Nga là Connec Electronic
Ltd., World Jetta và Logistics Limited có trụ sở tại Hồng Kông không thể tiếp
xúc để yêu cầu bình luận.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ nói với tờ Hoàn
cầu Thời báo hôm 29/6 rằng, Trung Quốc đã không hỗ trợ quân sự cho các bên liên
quan đến xung đột Nga - Ukraine và sẽ kiên quyết phản đối các biện pháp trừng
phạt đơn phương đối với các công ty Trung Quốc do Mỹ áp đặt.
“Lập trường của Trung Quốc về vấn đề Ukraine là nhất
quán và rõ ràng. Chúng tôi đã và đang đóng một vai trò mang tính xây dựng trong
việc thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình và đã không cung cấp hỗ trợ quân sự
cho các bên xung đột”, cơ quan đại diện của Bắc
Kinh ở Mỹ cho biết.
Tuyên bố cho hay, các lệnh trừng phạt đơn
phương và cái gọi là "quyền tài phán dài hạn" mà Mỹ áp đặt lên các quốc
gia khác theo luật nội địa của nước này là đi ngược lại luật pháp quốc tế và
các quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ quốc tế, và Trung Quốc luôn kiên quyết phản
đối hành vi như vậy.
--------------------
Tin, bài liên quan
·
Nửa
triệu đô la Việt Nam hứa giúp Ukraine được trao qua LHQ
·
Công
an Việt Nam phủ nhận bắt ca sĩ đường phố người Nga vì phản đối Putin
·
Việt
Nam hỗ trợ nhân đạo 500.000 đô la cho Ukraine
·
Báo
Quân Đội Nhân Dân: Việt Nam - Nga họp tham vấn cuộc thi “xe tăng hành tiến”
·
Bộ
Ngoại giao Việt Nam: Tập trận chung Việt - Nga là "vì hòa bình, hợp tác và
phát triển”
No comments:
Post a Comment