Tuesday, November 30, 2021

HOA KỲ TĂNG CƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở GUAM, ÚC ĐỂ ĐỐI PHÓ TRUNG QUỐC (Bình Phương - Saigon Nhỏ)

 


Mỹ tăng cường quân đội ở Guam, Úc để đối phó Trung Quốc

Bình Phương

29 tháng 11, 2021

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/my-tang-cuong-quan-doi-o-guam-uc-de-doi-pho-trung-quoc/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/10/02.jpeg

Các nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ, Anh, Nhật thường xuyên túc trực trên Biển Đông nhưng vẫn không đủ để ứng phó với các thách thức quân sự của Trung Quốc. Trong ảnh từ gần đến xa: HKMH USS Ronald Reagan (CVN-76), HKMH HMS Queen Elizabeth (R08 – Anh Quốc), khu trục hạm JS Ise (DDH-182 – Nhật Bản) và HKMH USS Carl Vinson (CVN-70) đang phối hợp tập trận gần Okinawa. Ảnh Lực lượng Phòng vệ Duyên hải Nhật Bản.

 

Hoa Kỳ sẽ tập trung xây dựng các căn cứ quân sự ở đảo Guam và Úc để chuẩn bị tốt hơn cho quân đội Mỹ nhằm chống lại Trung Quốc, một quan chức quốc phòng cấp cao cho biết hôm Thứ Hai 29 Tháng Mười Một trong cuộc họp báo công bố bản phúc trình Xem xét Vị thế Toàn cầu (Global Posture Review) của Bộ Quốc phòng.

 

Đánh giá vị thế của quân đội Hoa Kỳ hiện nay và từ đó đề ra các chiến lược, chiến thuật đối phó là một ưu tiên của chính quyền Biden; ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh cho Bộ Quốc phòng thực hiện việc xem xét và đánh giá này. Cuộc đánh giá bắt đầu vào Tháng Ba do Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin phụ trách và đến nay đã hoàn tất sau mười tháng.

 

Nội dung phúc trình là thông tin quân sự tuyệt mật, nhưng một quan chức quốc phòng cao cấp đã cung cấp cho báo chí một số chi tiết.

 

Đài CNN cho biết, trong cuộc họp báo hôm nay Thứ Hai, tiến sĩ Mara Karlin, Phó phụ tá Bộ trưởng phụ trách chính sách, nói Tổng thống Biden gần đây “đã chấp thuận” các phát hiện và khuyến nghị của Bộ trưởng Austin trong phúc trình đánh giá tư thế toàn cầu.

 

Phúc trình nhấn mạnh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là trọng tâm chú ý chính của Bộ Quốc phòng, vì Bộ trưởng Austin nhấn mạnh “Trung Quốc là thách thức đang gia tăng” đối với quân đội Hoa Kỳ.

 

Chính quyền Biden coi Trung Quốc là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại và gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh, đặc biệt là về Đài Loan; và các quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng đã công khai bày tỏ sự cảnh giác và quan ngại về nỗ lực nâng cấp, hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Tháng trước Đại tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân nhận định việc Trung Quốc thử nghiệm thành công một tên lửa siêu thanh là một thách thức đáng ngại cho Hoa Kỳ.

 

Phúc trình của Bộ Quốc phòng cho biết, để chống lại Trung Quốc, Bộ cần “tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự ở Guam và Úc,” và ưu tiên “xây dựng căn cứ quân sự trên các quần đảo ở Thái Bình Dương”, cũng như “tìm kiếm khả năng tiếp cận rộng rãi hơn cho các hoạt động quân sự với các đối tác trong khu vực.”

 

“Ở Úc, các bạn sẽ thấy các cuộc triển khai mới, luân chuyển chiến đấu cơ và oanh tạc cơ, bạn sẽ thấy các lực lượng mặt đất tăng cường hợp tác đào tạo và hậu cần [với quân đội Úc], và rộng hơn là trên khắp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bạn sẽ thấy một loạt các cải tiến về cơ sở hạ tầng, ở Guam, ở Khối thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana và Úc,” ông Karlin nói trong cuộc họp báo.

 

Phúc trình Đánh giá thế trận toàn cầu cũng cho biết Mỹ tập trung nhiều hơn vào việc “cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu và tăng cường các hoạt động” ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, bằng cách “giảm quân số và trang thiết bị ở các khu vực khác” trên thế giới, quan chức này cho biết.

 

Tuy nhiên, khác với thời chính quyền Donald Trump, chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ đưa ra quyết định cụ thể sau khi làm việc với các đồng minh và nhắm vào các mục tiêu dài hạn, theo tường trình của Reuters.

 

Về phía Nga, Bộ từ chối cung cấp thông tin cụ thể về cách thức quân đội Mỹ chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ Moscow. Nói rộng ra, một trong những mục tiêu của cuộc rà soát là “thiết lập lại các tiêu chuẩn sẵn sàng chiến đấu”, để quân đội Mỹ “cơ động hơn, phản ứng nhanh hơn với các cuộc khủng hoảng khi chúng xuất hiện”, quan chức này cho biết nhưng không nói chi tiết hơn về cách quân đội Mỹ đang chuẩn bị để chống lại Nga.

 

Ở Trung Đông, Bộ “tiếp tục hỗ trợ chiến dịch đánh bại ISIS,” với sự hiện diện quân sự hiện tại của quân đội Mỹ ở Iraq và Syria, cũng như tiếp tục xây dựng “năng lực của các lực lượng đối tác,” trong những đất nước đó. Nhưng nhìn chung, phúc trình nói cần “tiến hành phân tích bổ sung các yêu cầu về Trung Đông”, quan chức này cho biết.

 

Tình hình Afghanistan không chính thức được đưa vào cuộc xem xét tư thế toàn cầu, vì có một quy trình “riêng biệt” do Hội đồng An ninh Quốc gia phụ trách “đang xem xét lại chặng đường tương lai cho sự hiện diện của Mỹ ở đó”.

 

Nhìn chung khi tổng hợp đánh giá tình hình và vị thế, Mỹ đã thực hiện “khoảng 75 cuộc tham vấn,” với các đồng minh và đối tác, trong đó có “các đồng minh NATO, Úc, Nhật Bản, Nam Hàn và hơn một chục đối tác trên khắp Trung Đông và châu Phi,” ông Karlin nói.

 

-------------

Đọc thêm:

·         Mỹ lập lực lượng đặc nhiệm hải quân đối phó Trung Quốc

·         Mỹ, Anh, Úc liên minh quân sự chống mối đe dọa Trung Quốc

·         “Nhóm Ấn Độ-Thái Bình Dương” – lực lượng chủ lực của Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ

.

=============================================

.

.

Ngũ Giác Đài xây dựng các căn cứ ở Guam và Australia để chống Trung Quốc

Cali Today

November 29, 2021

https://www.baocalitoday.com/the-gioi/ngu-giac-dai-xay-dung-cac-can-cu-o-guam-va-australia-de-chong-trung-quoc.html

 

Ngũ Giác Đài sẽ tập trung xây dựng các căn cứ ở Guam và Australia để chuẩn bị tốt hơn cho quân đội Mỹ nhằm chống lại Trung Quốc, một viên chức quốc phòng cấp cao cho biết hôm thứ Hai.

 

Hành động này được thúc đẩy bởi việc xem xét tình hình toàn cầu của Bộ Quốc phòng, mà Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lloyd Austin thực hiện ngay sau khi nhậm chức vào tháng Hai.

 

Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một trọng tâm chính, vì Bộ trưởng Austin nhấn mạnh “Trung Quốc là thách thức ” đối với Bộ, viên chức quốc phòng cấp cao cho biết.

 

Chính quyền Biden đã coi Trung Quốc là ưu tiên chính sách đối ngoại chính của mình khi căng thẳng gia tăng với Bắc Kinh, đặc biệt là về vấn đề Đài Loan và các viên chức cấp cao của Ngũ Giác Đài đã công khai bày tỏ sự cảnh giác về nỗ lực nâng cấp và hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Tháng trước Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cho biết Trung Quốc đã thử nghiệm thành công một hỏa tiễn siêu thanh 

 

Viên chức này cho biết, để chống lại Trung Quốc, Bộ tăng cường “cơ sở hạ tầng ở Guam và Australia,” và ưu tiên “xây dựng quân sự trên các quần đảo Thái Bình Dương”, cũng như “tìm kiếm khả năng tiếp cận khu vực rộng rãi hơn cho các hoạt động đối tác quân sự.”

 

Đánh giá thế trận toàn cầu cũng chỉ đạo Bộ tập trung nhiều hơn vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bằng cách “giảm” quân số và trang thiết bị ở các khu vực khác trên thế giới, “để cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu và tăng cường các hoạt động” ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, viên chức cho biết.

 

Về phía Nga, Bộ từ chối cung cấp thông tin cụ thể về cách thức hoạt động rà soát tư thế toàn cầu đang chỉ đạo quân đội Mỹ chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ Moscow. Nói rộng ra, một trong những mục tiêu của cuộc rà soát là “thiết lập lại các tiêu chuẩn sẵn sàng”, để quân đội Mỹ “nhanh nhẹn và phản ứng nhanh với các cuộc khủng hoảng khi chúng xuất hiện”, viên chức này cho biết.

 

Quân đội Mỹ đang nỗ lực “thiết lập lại sự sẵn sàng” ở Đông Âu “với mục tiêu tăng cường khả năng răn đe đáng tin cậy trong chiến đấu đối với Nga và các yêu cầu cụ thể của khu vực đó”, viên chức này cho biết khi bị thúc ép về vấn đề này, nhưng họ sẽ không đi vào chi tiết hơn về cách quân đội Mỹ đang chuẩn bị để chống lại Nga.

 

Ở Trung Đông, đánh giá chỉ đạo Bộ “tiếp tục hỗ trợ chiến dịch đánh bại ISIS,” với sự hiện diện quân sự hiện tại của Mỹ ở Iraq và Syria, cũng như tiếp tục xây dựng “năng lực của các lực lượng đối tác,” trong những đất nước đó. Nhưng nhìn chung, đánh giá chỉ đạo Austin “tiến hành phân tích bổ sung về các yêu cầu về tư thế bền vững ở Trung Đông”, viên chức này cho biết.

 

Viên chức này cho biết thêm Afghanistan không chính thức được đưa vào cuộc xem xét  toàn cầu, vì có một quy trình “riêng biệt” do Hội đồng An ninh Quốc gia lãnh đạo “đang xem xét lại chặng đường phía trước cho sự hiện diện của Mỹ ở đó”.

 

Đánh giá cũng không bao gồm “các khả năng chức năng” như hạt nhân, không gian và không gian mạng, vì chúng đang được đề cập trong các đánh giá cụ thể khác của  Bộ 

TH




No comments: