BBC Tiếng Việt
25/02/2020
Một
tòa án Trung Quốc vừa kết án người bán sách ở Hong Kong Quế Mẫn Hải (Gui
Minhai) 10 năm tù với tội danh "cung cấp bất hợp pháp tin tình báo cho hải
ngoại".
Ông Quế Mẫn Hải đã ra ra vào vào trại giam Trung Quốc
trong nhiều năm. GETTY IMAGES
Ông Quế, người có quốc tịch Thụy Điển, đã bị bắt rồi
thả khỏi trại giam Trung Quốc kể từ 2015, khi ông mất tích trong lúc đi nghỉ ở
Thái Lan.
Ông được biết tới là người từng xuất bản các cuốn
sách về đời tư của các đảng viên Cộng sản Trung Quốc.
Các nhóm nhân quyền lên án "mức án tù
nặng" và kêu gọi trả tự do cho ông.
Ông là một trong năm chủ sở hữu một tiệm sách nhỏ
tại Hong Kong, những người bị mất tích trong 2015. Sau đó, tin tức cho hay họ
đã bị đưa tới Trung Quốc.
Bốn người đã được thả, nhưng ông Quế vẫn bị giam giữ.
Khi tuyên án, Tòa án Nhân dân Trung cấp Ninh Ba nói
rằng ông đã được khôi phục quốc tịch Trung Quốc vào năm 2018. Trung Quốc không
công nhận song tịch.
Ngoại trưởng Thụy Điển hôm thứ Ba kêu gọi thả ông Quế,
và gọi ông là một "công dân".
"Chúng tôi không được tiếp cận tới phiên xử," bà Ann Linde nói
trong một tin tweet. "[Chúng tôi] đòi phải trả tự do cho ông Quế và đòi
quyền tiếp cận tới công dân của chúng tôi, để hỗ trợ lãnh sự."
Tuy nhiên, theo tường thuật của Reuters, phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng các dàn xếp lãnh sự đã được tạm ngưng
do tình trạng bùng phát virus corona mới đây, và sẽ được khôi phục một khi vấn
đề y tế được "xử lý".
Ông Triệu Lập Kiên nói thêm rằng "các quyền
và lợi ích [của ông Quế]... đã được đảm bảo đầy đủ".
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm thứ Ba cũng kêu gọi thả
ông Quế ngay lập tức và nói các cáo buộc là "hoàn toàn vô căn cứ".
Buộc phải nhận tội?
Ông Quế lần đầu tiên xuất hiện trên các dòng tin
chính là hồi 2015, khi ông biến mất ở Thái Lan rồi tái xuất hiện ở Trung Quốc.
Sau khi ông mất tích, đã có các cáo buộc theo đó nói
ông bị nhân viên an ninh Trung Quốc bức hại.
Ông Quế Mẫn Hải từng xuất hiện trong một video
'thú tội'. REUTERS
Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc nói ông Quế và bốn
người kia đều tự nguyện tới Trung Quốc.
Chủ hiệu sách rốt cuộc thú nhận đã liên quan tới
một vụ tai nạn giao thông chết người hồi hơn mười năm trước - một lời thú
nhận mà các ủng hộ viên của ông nói là do bị cưỡng ép.
Ông bị hai năm tù, nhưng lại bị bắt vài tháng sau
khi được thả, khi đang tới thủ đô Bắc Kinh cùng hai nhà ngoại giao Thụy Điển.
Trung Quốc sau đó công bố một cuộc video thẩm vấn
ông Quế. Trong video, ông nói Thụy Điển đã "cảm tính hóa" vụ việc của
ông.
Chuyện các nghi phạm Trung Quốc xuất hiện trong
video "nhận tội" không phải là chuyện hiếm.
Hồi đầu 2019, Thụy Điển triệu hồi đại sứ của mình tại
Trung Quốc là Anna Lindstedt, người bị cáo buộc là đã trung gian dàn xếp một
cuộc gặp không được phép giữa Angele Quế, con gái của ông Quế, với hai doanh
nhân Trung Quốc.
Cô Quế, người mạnh mẽ vận động đòi thả cha mình,
nói rằng một trong hai người đó đã gây áp lực, muốn cô chấp nhận thỏa thuận
theo đó cha cô sẽ ra tòa và sẽ bị kết án "vài năm" tù, và để đổi lại
thì cô sẽ dừng toàn bộ việc công khai hóa vụ bắt giữ cha cô.
Xem
thêm:
No comments:
Post a Comment