Trần Quốc Hùng
07/2019
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung thực sự bắt đầu từ
tháng Tư 2018 khi chính phủ Mỹ đe doạ đánh thuế nhập khẩu 25% trên $50 tỷ hàng
TQ. Ngày 6 tháng Bảy 2018 Mỹ thực hiện lời đe doạ, đặt thuế 25% trên $34 tỷ
hàng TQ; TQ phản ứng với biện pháp tương tự. Ngày 23 tháng Tám 2018 Mỹ lại đặt
thuế 25% trên $16 tỷ hàng TQ; TQ cũng phản ứng giống như trước. Ngày 24 tháng
Chín 2018, Mỹ đặt thuế 10% trên $200 tỷ hàng TQ; TQ đánh thuế 5-10% trên $60 tỷ
hàng Mỹ. Ngày 10 tháng Năm 2019, Mỹ tăng thuế suất từ 10% lên 25% trên $200 tỷ
hàng TQ; TQ cũng tăng thuế suất từ 5-10% lên 20-25% trên toàn bộ $110 tỷ hàng Mỹ
chịu thuế. Sau cùng, ngày 14 tháng Năm 2019, Tổng Thống Trump ra lệnh cấm giao
dịch với Công Ty Hoa Vi (Huawei) và 5 công ty chế tạo máy tính điện tử siêu việt
(super computers) vì lý do an ninh quốc gia. Mỹ cũng đe doạ sẽ đánh thuế
10%-25% trên hơn $300 tỷ hàng nhập từ TQ mà chưa bị thuế. Sau hội nghị thượng đỉnh
G20
tại Osaka cuối tháng Sáu vừa qua, Mỹ và TQ đồng ý trở lại bàn đàm phán.
Trong thời gian một năm từ quý I 2018 đến quý I
2019, việc đánh thuế nhập khẩu giữa Mỹ và TQ đã chuyển hướng nhập khẩu vào các
nước này từ các nước thứ ba. Theo công ty chứng khoán Nhật Nomura (“Exploring
US and China Trade Diversion”, 3/6/2019) Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất
vì đã tăng xuất khẩu sang Mỹ, thay thế cho một số mặt hàng TQ bị thuế như hàng
điện tử, máy móc, đồ gổ, giầy da và dệt may...ước tính lên tới 7.9% của GDP (so
với 2.1% cho Đài Loan là nước được lợi thứ nhì). Một cách cụ thế, trong 5 tháng
đầu năm 2019, Mỹ giảm nhập từ TQ gần 12,3% nhưng tăng
nhập từ VN 36% (lên $25,8 tỷ). Tuy nhiên, Mỹ tăng xuất sang VN ít hơn nên
nhập siêu đối với VN tăng tới $21,6 tỷ (hay $52 tỷ tính cho cả năm).
No comments:
Post a Comment