Diễm
Thi -
RFA
22/07/2019
Vụ người dân Hong Kong trở về sau cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, bị tấn công tối hôm 22 tháng 7 khiến nhiều người liên tưởng những vụ tấn công xảy ra ở Việt Nam.
Những người mặc áo trắng mang khẩu trang sau khi tấn
công người biểu tình dự luật chống dẫn độ, tại một nhà ga ở Hong Kong tối
22/7/2019. Reuters
Nhiều điểm tương đồng
Theo những video clip được mạng xã hội cũng như các
hãng thông tấn quốc tế lớn loan tải, người ta thấy hàng chục người mặc áo trắng,
đeo khẩu trang bịt mặt, dùng hung khí tấn công những người biểu tình Hong Kong
tại một ga tàu điện, khi những người này trở về sau cuộc biểu tình phản đối dự
luật dẫn độ trước đó. Vụ tấn công khiến hàng chục người bị thương. Hình ảnh
quay lại được cho thấy một số nghi phạm mặc áo trắng rời hiện trường bằng những
xe ô tô mang biển số đại lục.
Tại Việt Nam, chỉ trong khoảng 5 năm qua đã có hàng
chục vụ những người bất đồng chính kiến bị côn đồ đánh đổ máu.
Báo cáo của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights
Watch công bố hồi đầu năm nay, trong phần Việt Nam nêu rõ: “Các nhà hoạt động
và bloggers thường xuyên phải đối mặt với các vụ hành hung của nhân viên công
quyền hoặc côn đồ có liên quan đến chính quyền, mà những kẻ thủ ác không bị trừng
trị về những hành vi này.”
Ngày 6/12/2015, sau khi có cuộc nói chuyện về quyền
con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam tại giáo xứ Vạn Lộc, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An, luật sư kiêm nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Đài trở về
Hà Nội bằng xe taxi cùng hai nhà hoạt động khác là Lý Quang Sơn và Vũ Văn Minh,
thì bị một nhóm khoảng hơn chục người mặc thường phục và đeo khẩu trang che mặt
chặn lại, lôi họ ra khỏi xe đánh đập tàn nhẫn.
Tối 10/7/2016, ông Lã Việt Dũng, một nhà hoạt động
nhân quyền tại Hà Nội, thành viên của câu lạc bộ bóng đá No-U đã bị những kẻ lạ
mặt đi theo và tấn công tàn bạo bằng gạch đá vào đầu khi ông đang lưu thông
trên đoạn đường Lê Đức Thọ (Hà Nội).
Trao đổi với RFA liên quan đến vụ việc người biểu
tình Hong Kong bị hành hung, ông Lã Việt Dũng nhận định nó khá là giống những vụ
hành hung xảy ra ở Việt Nam:
“Tôi thấy sự việc được báo chí mô tả và trên
facebook thì nó khá là giống nhau theo cùng một cách. Đó là sau khi người biểu
tình có đụng độ với cảnh sát thì sẽ bị một đám côn đồ có thể bịt mặt có thể
không tấn công sau đó ở chỗ vắng. Việc tấn công này gần như được sự thả lỏng của
cảnh sát. Những lần tôi bị tấn công đều là những quãng đường vắng, rất an toàn
cho họ. Vụ tấn công người biểu tình ở Hongkong hoàn toàn vắng bóng an ninh, cảnh
sát. Đây là hành động được sắp xếp, có sự cài cắm.”
Rất nhiều các bloggers và nhà hoạt động nhân quyền nổi
tiếng từng là nạn nhân bị hành hung bởi lực lượng mà người ta cho rằng do công
an thuê hoặc công an giả dạng côn đồ tấn công, như các nhà hoạt động Nguyễn
Hoàng Vi, Trần Bang, Lê Quốc Quyết, Dương Thị Tân, Ngô Duy Quyền, Phạm Lê Vương
Các, Huỳnh Thục Vy… hay các cựu tù nhân chính trị Huỳnh Ngọc Tuấn, Lê Quốc
Quân, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Bá Hải, Lê Thị Công Nhân, Bùi Thị
Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh…
Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Người bảo vệ nhân
quyền (Defend the Defenders) lên tiếng với RFA rằng hình ảnh những kẻ mặc áo trắng,
bịt mặt đánh đập người biểu tình nó chỉ mới ở Hong Kong chứ nó rất quen thuộc ở
Việt Nam và Trung Quốc.
Chính quyền Việt Nam thường dùng lực lượng mật vụ hoặc
côn đồ tấn công người biểu tình hay người bất đồng chính kiến để tránh tiếng
đàn áp người dân. Ông nói:
“Sự việc xảy ra ở Hong Kong nó tương tự như những
sự việc xảy ra những năm qua ở Việt Nam. Mật vụ đánh đập cá nhân, nhóm người nhỏ
hay nhóm hàng chục người bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Điển hình là vụ tấn
công nhóm hơn 20 người hoạt động xã hội và gia đình tù nhân lương tâm gần trại
6 Nghệ An vừa qua.”
Chiều 12/7/2019, một nhóm hơn 20 nhà hoạt động xã hội
đồng hành cùng thân nhân tù chính trị đến Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An đã bị
khoảng 50 người mặc thường phục dùng gậy và mũ bảo hiểm tấn công đánh đập trước
sự chứng kiến của công an, cách cổng trại giam khoảng vài trăm mét. Ông Huỳnh
Ngọc Chênh, một trong những người bị đánh đập nặng nhất liên tưởng sự việc này
với sự việc những người biểu tình Hong Kong bị tấn công hôm 22/7:
“Vừa rồi ở trại 6 Nghệ An, dù chúng đông hơn tôi vẫn
chống trả. Đến cuối cùng khi bị chúng đánh lén sau lưng mới gục. Điều ngạc
nhiên là tại sao dân biểu tình Hong Kong đông hơn bọn côn đồ và không bị
công an khống chế lại để chúng nó hành hung mà không chống cự lại?
Nhà hoạt động nhân quyền Lã Việt Dũng bị tấn công
hôm 10/7/2016. AFP
Có yếu tố Trung Quốc?
Đối với vụ tấn công tại Hong Kong vào tối ngày 22
tháng 7, video clip được AFP đăng tải cho thấy một vài người bị đánh cho biết họ
quá bất ngờ và trong tay không có thứ vũ khí nào, trong khi nhóm tấn công có
hung khí nên họ không thể làm được gì.
Một số những người trong giới đấu tranh ở Việt Nam
mà RFA tiếp xúc đều cho rằng vụ tấn công có sự chỉ đạo từ Trung Quốc, bởi người
Hong Kong biểu tình phản đối Dự luật dẫn độ về Trung Quốc.
Nếu dự luật này dược thông qua thì bất cứ người nào ở
Hong Kong cũng dễ dàng bị giới chức Trung Quốc bắt giữ vì lý do chính trị hoặc
những sai phạm kinh doanh khó tránh và làm nguy hại đến hệ thống luật pháp bán
tự trị của Hong Kong.
Hôm 10/6/2019, một ngày sau khi người Hong Kong bắt
đầu đổ ra đường phản đối dự luật, tờ China Daily của chính phủ Trung Quốc có
bài xã luận cho rằng các thế lực nước ngoài đã kích động người dân Hong Kong biểu
tình. Ông Vũ Quốc Ngữ nêu nhận định của mình:
“Những người Hong Kong họ sống trong một xã hội dân
chủ lâu năm nên tôi không nghĩ họ ác độc như thế. Tôi nghi những kẻ tấn công
này từ Trung hoa Đại lục sang. Vụ tấn công này họ đã dàn dựng rất kỹ và tôi
không nghĩ đây đơn thuần là côn đồ mà đây là mật vụ Trung Quốc tổ chức và trực
tiếp thi hành.”
Ông Lã Việt Dũng nhận xét, những người biểu tình ở
Hong Kong bị tấn công nhưng xung quanh không có bóng dáng cảnh sát, điều này rất
giống những gì xảy ra ở Việt Nam trong đa số các vụ tấn công người biểu tình.
Ông Dũng phân tích, cảnh sát Hong Kong họ sống trong một xã hội sẵn có nền dân
chủ, và quyền lợi của họ gắn chặt với người dân. Còn cảnh sát Việt Nam thì quyền
lợi của họ gắn chặt với đảng. Họ sinh ra để bảo vệ đảng chứ không phải bảo vệ
dân. Chính khẩu hiệu của họ là “còn đảng còn mình”. Mâu thuẫn giữa chính quyền
cộng sản với người dân thì cũng chính là mâu thuẫn giữa cảnh sát Việt Nam với
người dân. Ông kết luận vụ tấn công có “bàn tay” Trung Quốc:
“Theo tôi tìm hiểu về cảnh sát gốc người Hongkong
cũng như văn hóa của người Hong Kong thì tôi tin rằng việc đòi các quyền tự do,
tự lập tốt cho mọi người kể cả cảnh sát. Tôi cho rằng những người Hong Kong họ
không có động lực làm những chuyện xấu như thế, mà đây có bàn tay của chính quyền
Trung Quốc. Nhiều khả năng là những người này được mang từ bên Trung hoa Đại lục
sang.”
Sau vụ tấn công, những nhà lập pháp Hong Kong tổ chức
một cuộc họp báo tố cáo lãnh đạo Hong Kong thân Trung Quốc, làm ngơ để những kẻ
thủ ác ra tay tấn công người biểu tình ủng hộ dân chủ, tự do và phản đối chính
quyền đặc khu.
No comments:
Post a Comment