Wednesday, July 24, 2019

MỤC TIÊU THƯƠNG CHIẾN HAY ĐỊA CHÍNH TRỊ? TRUMP CẦN LÀM SÁNG TỎ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC (Minxin Pei - Project Syndicate)





Trong một nền dân chủ, một chính phủ không thể theo đuổi một cuộc đấu tranh lâu dài với một kẻ thù địa chính trị đầy quyền lực mà không có sự hỗ trợ chính trị bền vững từ công chúng có hiểu biết. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ cần khẩn trương khởi động một cuộc tranh luận công khai khả tín về chính sách đối đầu với Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong tất cả những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ mà Tổng thống Donald Trump đã thực hiện, hậu quả trầm trọng  nhất là việc áp dụng lập trường đối đầu đối với Trung Quốc. Sách lược của Tổng thống Donald Trump thay thế cho một chính sách cam kết kéo dài hàng thập niên không chỉ dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh về kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, nó cũng còn dấy lên nỗi ám ảnh về xung đột vũ trang ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan.

Ngay khi đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống, Tổng thống Donald Trump đã gán chung cho Trung Quốc một nhãn hiệu là đối thủ cạnh tranh chiến lược và cường quốc địch thủ. Đây không chỉ là chuyện do Tổng thống Donald Trump mà ra, đối với các cơ sở an ninh quốc gia Hoa Kỳ và các dân biểu lãnh đạo tại Quốc hội thuộc Đảng Cộng Hoà, cũng như số dân biểu thuộc đảng Dân chủ, Trung Quốc là biểu hiện đe dọa lâu dài nghiêm trọng nhất đối với sự ưu thế trong toàn cầu và lợi ích sống còn của nước Mỹ.

Địa chính trị là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái nhanh chóng của mối quan hệ Mỹ-Hoa trong hai năm qua, và cuộc thương chiến của Tổng thống Donald Trump phải được xem xét trong bối cảnh này. Các biện pháp thuế quan của Mỹ có thể tập trung vào việc làm suy yếu tiềm năng kinh tế lâu dài của Trung Quốc, nhưng động lực cơ bản là làm cho Trung Quốc suy yếu như một đối thủ chiến lược của Mỹ.

Điều này rõ ràng từ trong thực tế, bất chấp các biện minh của Tổng thống Donald Trump về mặt kinh tế, bảo vệ các quyền thuộc về tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ và điều chỉnh sự mất cân bằng trong nền thương mại song phương khổng lồ, các biện pháp thuế quan của ông có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ, vì chúng tìm ra manh mối của một âm mưu trong quan hệ kinh tế được xây dựng hơn bốn thập niên qua. Về bản chất, nếu không nói đến đích danh, chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ đã trở nên hoàn toàn đối nghịch.

Sự thay đổi này đã báo động cho một số học giả giàu kinh nghiệm nhất về Trung Quốc và các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc trước đây ở nước Mỹ. Trong một bức thư ngỏ, gần 100 người, bao gồm cả đảng viên thuộc hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, và nhiều người chỉ trích lớn tiếng về chính sách và hành vi của Trung Quốc, gần đây họ đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump là không nên coi Trung Quốc là kẻ thù.

Phần lớn công chúng Mỹ dường như đều đồng ý. Chắc chắn một điều là ác cảm bài Hoa lan rộng trên khắp nước Mỹ: theo khảo sát gần đây nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew về vấn đề này được thực hiện vào tháng 8 năm 2018, chỉ có 38% người Mỹ xem Trung Quốc là thuận lợi, trong khi 47% xem là không thuận lợi. Nhưng chỉ có 29% số người được hỏi cho rằng sức mạnh quân sự của Trung Quốc là một nguyên nhân gây lo ngại. Một phần lớn hơn, 58% lo về sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Điều này cho thấy, trong ánh mắt của hầu hết người Mỹ, mục tiêu chính của quan hệ với Trung Quốc là bảo vệ sinh kế của họ, chứ không phải để khởi động một cuộc đối đầu địa chính trị.

Tuy nhiên, một cuộc đối đầu địa chính trị dường như đúng là những gì mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang khởi động, có thể phải trả giá bằng nhiều sinh kế của nhiều người Mỹ. Sự mất mát này phản ánh mức độ thay đổi trong chính sách về Trung Quốc của Hoa Kỳ, nó đã xảy ra ngoài tầm quan sát của công luận và cũng không có tranh luận công khai.

Một cuộc tranh luận như vậy là khẩn thiết. Dù cuộc thương chiến đã là các tiêu đề chế ngự trên báo chí kể từ khi nó bắt đầu, phần lớn công chúng Mỹ không biết về mức độ thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, một điều khiến cho nước Mỹ gặp phải một cuộc xung đột không biết bao giờ mới kết thúc với nền kinh tế sẽ là lớn nhất thế giới và đang trỗi dậy quyền lực lãnh đạo.

Trong một nền dân chủ, một chính phủ không thể theo đuổi một cuộc đấu tranh lâu dài với một kẻ thù địa chính trị mạnh mẽ mà không có sự hỗ trợ chính trị bền vững từ một công chúng có hiểu biết. Cần chú ý đặc biệt đến giới trẻ (mà theo Cơ quan Nghiên cứu Pew, họ có quan điểm thuận lợi nghiêng về phía Trung Quốc hơn, nếu so với các bậc cao niên), bởi vì họ sẽ chịu gánh nặng chi phí của cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Hoa đang diễn ra.

Để một cuộc tranh luận như vậy đáng được tin cậy, chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ cần phải trả lời các câu hỏi quan trọng trong chính sách về Trung Quốc. Đầu tiên và quan trọng nhất, mục tiêu tối hậu của chính sách là gì? Các câu trả lời có thể bao gồm việc bổ sung cho một số hành vi hoặc chính sách Trung Quốc, ngăn chặn sức mạnh kinh tế hoặc quân sự hoặc hoàn toàn thay đổi chế độ của Trung Quốc.

Sau đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ phải giải thích cách dự định đạt được trong mục tiêu đề ra. Liệu sự tách rời lĩnh vực kinh tế, việc mà những người theo phe diều hâu đối với Trung Quốc trong quỹ đạo của Trump ủng hộ, có phải một chiến lược hữu hiệu hay khả thi? Các tác giả của bức thư ngỏ gần đây lập luận là những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tách rời Trung Quốc ra khỏi nền kinh tế toàn cầu sẽ làm tổn hại đến vai trò và uy tín quốc tế của nước Mỹ, và làm suy yếu lợi ích kinh tế của tất cả các quốc gia. Liệu các quốc gia khác, ngay các Đồng minh truyền thống của Mỹ, có thể được Mỹ thuyết phục để ủng hộ cho những nỗ lực đókhông? Liệu Mỹ sẽ sẵn sàng hoặc có thể đơn phương hành động không?

Dù bất cứ chính sách nào được chọn, chính quyền của Tổng thống Donald Trump phải có khả năng biện minh. Tháng 10 năm ngoái, Phó Tổng thống Mike Pence đã tuyên bố về cuộc chiến tranh lạnh đối với Trung Quốc trong một bài phát biểu nẩy lửa bao gồm một loạt các cáo buộc, có cả sự can thiệp vào chính trị Hoa Kỳ và sự áp bức đối với người dân Trung Quốc. Điều mà Pence và các chính giới khác trong chính quyền Trump đã không đưa ra là lời biện minh hợp lý cho việc Mỹ đối xử với Trung Quốc như một mối đe dọa cho sự sinh tồn.

Vấn đề cuối cùng phải được đặt ra liên quan đến việc hợp tác đa phương. Để đương đầu với những thách thức chung, một số việc trong đó là việc biến đổi khí hậu và phổ biến vũ khí hạt nhân, thực sự đang là những mối đe dọa mang tính sinh tồn, thế giới cần sự hợp tác như vậy hơn bao giờ hết. Mỹ có thể thực hiện chính sách đối đầu với Trung Quốc mà không ngăn cản sự hợp tác trong các vấn đề cần thiết không?

Những người tham gia ký thư ngỏ, cũng như một loạt các nhà kinh tế, chính trị và tư tưởng nổi tiếng, đã trình bày một bảng tuyên bố đầy đủ và chu đáo về quan điểm chung của họ về Trung Quốc. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump phải soi sáng viễn kiến và các mục tiêu cho dân chúng biết mà Donald Trump là người đại diện cho họ.

***
Tác giả: Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei), Giáo sư môn Công quyền học tại Claremont McKenna College, tác giả của China’s Crony Capitalism và Chủ nhiệm Khoa Quan hệ Mỹ-Hoa của Thư viện Quốc hội.

Nguyên tác:  (Tựa đề bản dịch là của người dịch)
Jul 22, 2019 




No comments: