BTV Tiếng Dân
30/07/2019
Báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin: Nhiều đoạn đê bao dọc sông Hậu bị sạt lở nghiêm trọng.
Ông Phan Hải Hoàng Tâm, Phó Chủ tịch xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
cho biết, “diễn biến sạt lở trên địa bàn xã xảy ra nghiêm trọng và phức
tạp từ khoảng nửa tháng nay và chưa có dấu hiệu dừng vì đang vào mùa mưa lũ. Đến
nay, trên địa bàn Xuân Hòa đã có hàng trăm mét đê bị sạt lở và 1 căn nhà kiên cố
bị nhấn chìm xuống sông”.
Nhiều đoạn đê bao dọc
sông Hậu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang diễn ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng.
Ảnh: SGGP
Hiện nay, tại xã Xuân Hòa “có 7 điểm sạt lở
nghiêm trọng. Trong đó, nhiều điểm sạt lở có chiều dài khá lớn từ 40m đến 60m,
uy hiếp đến hàng trăm hecta cây ăn trái của địa phương như: mít, sầu riêng,
măng cụt, mận,…”
UBND tỉnh An Giang vừa ban bố tình huống khẩn cấp nguy cơ sạt lở trên Quốc lộ 91,
theo Thông Tấn Xã VN. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, ông Nguyễn Thanh Bình đã ký
quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về nguy cơ sạt lở nghiêm trọng trên Quốc
lộ 91, đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú.
Trước đó, khoảng 7 giờ 30 sáng ngày 27/7, trên Quốc
lộ 91, đoạn qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, xuất hiện vết nứt, có
nguy cơ sạt lở xuống sông Hậu. “Vết nứt sâu vào 1/3 mặt đường, với chiều
dài khoảng 30m, chiều rộng 1cm. Vết nứt có dấu hiệu tiếp tục mở rộng”.
2 căn nhà ven QL80 sụp xuống sông lúc nửa đêm, theo
báo Pháp Luật TP HCM. Vụ sạt lở xảy ra vào rạng sáng 29/7, tại bờ kênh Rạch Sỏi,
ven quốc lộ 80, đoạn thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ, khiến
năm căn nhà bị ảnh hưởng. Khu vực sạt lở có chiều dài hơn 40m, làm cho hai căn
nhà bị sụp xuống sông hoàn toàn và ba căn khác bị ảnh hưởng, buộc phải di dời
hai trụ điện cao thế.
Một căn nhà bị Hà
Bá nuốt. Ảnh: PLTP
Trong tình hình biến đổi khí hậu, hạn hán, khiến lượng
nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long giảm, nước biển xâm nhập, một số nhà nghiên
cứu môi trường đã cảnh báo nguy cơ: Người dân miền Tây sẽ không cần phải đợi đến
cuối thế kỷ này để chứng kiến cảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng toàn bộ nền
văn minh “miệt vườn” bị rơi xuống Biển Đông.
Biến đổi khí hậu: Nắng nóng chết người
Nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Đạt An viết: “Lính
Mỹ đang có những triệu chứng suy sụp sức khỏe và chết do nền nhiệt cao và khí hậu
đang ấm lên. Ít nhất 17 quân nhân tại ngũ đã chết do các bệnh liên quan đến nhiệt
trong vòng 10 năm qua, và con số này đang tăng lên trong thời gian gần đây”.
Cụ thể, “có 1.766 ca sốc nhiệt hoặc kiệt sức
vì nhiệt được chẩn đoán trong mọi binh chủng vào năm 2008. Tới năm 2018, con số
này tăng lên 2.792, tức gần 60% trong vòng một thập kỷ”. Lính Mỹ được đào tạo,
huấn luyện kỹ lưỡng, nhưng điều đó không giúp họ vượt qua một giới hạn tự nhiên
của con người.
“Khi nhiệt độ môi trường vượt qua 35°C, cơ thể người
cần tiết mồ hôi để giữ thân nhiệt ở mức an toàn. Tuy nhiên, khi hiện tượng nhiệt
cầu ướt xảy ra (“wet bulb” temperature) ở mức nhiệt 35°C – với độ ẩm gia tăng
do bốc hơi nước trong môi trường – cơ chế giải nhiệt này không còn hoạt động được
nữa”.
Đồ họa: Tổng quan về
sốc nhiệt. Nguồn: Inside Climate News/ FB Nguyễn Đạt An
Nhà báo Đào Tuấn có đăng bức ảnh con cừu chết
và cho biết, ảnh này do anh Minh Trân, báo Tuổi Trẻ chụp năm ngoái ở Ninh Thuận.
Cừu là loại động vật ‘đắp chăn len giữa sa mạc’, có sức sống mãnh liệt đến mức
tưởng chừng như chúng không hề biết nóng là gì.
Cừu chết ở Ninh Thuận.
Nguồn: Minh Trân/FB Đào Tuấn
Thế nhưng, từ năm 2016 khi Ninh Thuận gặp “hạn hán
khốc liệt lịch sử”, người ta đã chứng kiến tận mắt cảnh loài vật “không biết
nóng” này chết hàng loạt và hiện tượng này vẫn tiếp diễn. Ông Đào Tuấn viết: “Cứ
lai rai mà chết trong một khung cảnh: Rẫy ruộng xơ xác. Không còn một chút màu
xanh. Đến ngọn cỏ cũng không sống nổi. Nho khô quắt. Cừu bò dê thoi thóp da bọc
xương chết dần chết mòn theo nước mắt người dân”.
***
Cô bé Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường 16 tuổi,
người Thụy Điển, quyết định đi thuyền buồm từ Anh, băng qua Đại Tây Dương, đến Mỹ ,
để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu của Liên Hiệp quốc tổ chức tại New
York. Dự định sẽ tới Mỹ trong hai tuần. Cô Thunberg chọn tới Mỹ bằng thuyền là
vì cô đã từ bỏ việc đi lại bằng máy bay, để bảo vệ môi trường.
Lâu nay, cô bé đã từ chối các buổi hội thảo quốc tế,
cũng như những lần phỏng vấn trực tiếp, nếu phải di chuyển bằng máy bay, vì cô
cho rằng, những chất thải từ máy bay gây nguy hiểm môi trường sống. Vì những hoạt
động môi trường nổi bật của mình, nên cuối năm ngoái, Thunberg được tạp chí
Time bầu chọn là một trong 25 thiếu niên có ảnh hưởng nhất thế giới.
_____
Mời đọc thêm: Thiếu niên vượt Đại Tây Dương mang thông điệp biến đổi khí hậu
tới Mỹ (VOA). – Biến đổi khí hậu đã đến điểm bùng phát (VNBiz).
– ‘Cách mạng hay sụp đổ’ – Chống biến đổi khí hậu vào giai đoạn
sống còn (Zing). – Thời tiết khắc nghiệt phá hủy gần 50% hệ sinh thái biển của
Úc kể từ năm 2011 (TNMT). – Hơn 200 tuần lộc Na Uy chết đói gây sốc (TT).
– Nghiên cứu: Biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nhiều
loài động vật không thích ứng kịp (VNReview/Soha). – 20% thành phố trên thế giới đối mặt loại khí hậu khắc nghiệt
chưa từng có: Cụ thể là gì? (Helino/Soha). – Sau cơn mưa, nước thải đen ngòm lại chảy tuôn xối xả
ra biển Đà Nẵng (NLĐ).- Nhật Bản trao đổi kinh nghiệm “lắng nghe người dân” với
Hà Nội (KTĐT).
– An Giang: Ban bố tình huống khẩn cấp nguy cơ sạt lở nghiêm trọng trên QL 91 (Tin Tức).
– Vết rạn nứt trên quốc lộ 91 tiếp tục bung miệng, nguy cơ gây
sạt lở nghiêm trọng (TN). – Sạt lở trên quốc lộ 80 ‘nuốt chửng’ 2 căn nhà lúc rạng sáng (TP).
– Kênh Cái Sắn (Cần Thơ) sạt lở nghiêm trọng, nhấn chìm 2 căn
nhà (Tin Tức). Mời đọc lại: Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm mất từ 300-500 ha đất vì sạt
lở (TN).
No comments:
Post a Comment