Tư Hoàng
23/09/2017
Chỉ cần đọc lướt 3 vấn đề lớn mà EU yêu
cầu Việt Nam giải quyết nếu muốn EVFTA được EU thông qua là đủ để thấy ai thắng
ai, ai gấp vạn lần ai và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của ai, do
ai, vì ai.
Bauxite Việt Nam
-----------------------------
Còn nhiều việc phải làm trong 8-9 tháng tới để
Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) có thể thông qua vào mùa hè năm
2018, theo Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) của Nghị viện châu Âu, nghị
sĩ Bernd Lange.
"Châu
Âu thay đổi nên một số cam kết về bảo hộ đầu tư, tự do thương mại… trong EVFTA
cũng thay đổi. Còn nhiều việc phải làm trong 8-9 tháng tới" - ông Bernd Lange
nói trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 15-9-2017.
Theo lộ trình, Ủy ban châu Âu sẽ gửi hồ sơ lên
Nghị viện châu Âu để xem xét, bảo đảm cam kết trong EVFTA là đầy đủ. Các cam kết
đó cần chi tiết để có cơ sở thuyết phục các nghị sĩ.
"Tôi
có mặt ở đây để xem tất cả nội dung, các cam kết được triển khai thế nào trong
tương lai. Nếu các cam kết được thực hiện đầy đủ sẽ giúp rất nhiều cho Nghị viện
thông qua"
- ông Bernd Lange nói. Theo ông Bernd Lange, còn 3 vấn đề lớn Việt Nam cần giải
quyết.
Thứ nhất, có 3/8 công ước cốt lõi của Tổ chức
Lao động quốc tế (ILO) chưa được Việt Nam phê chuẩn. Các công ước đó bảo đảm
môi trường lao động bình đẳng, bảo đảm lợi ích công bằng cho người lao động.
Thứ hai là vấn đề môi trường. Ông giải thích
không thể tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà phải có tấm lưới an toàn cho môi
trường, chẳng hạn đánh bắt cá phải bền vững.
Thứ ba là cần tạo cơ hội cho các tổ chức xã hội,
các tổ chức phi chính phủ, các nhóm tư vấn trong việc tham vấn cho các chính phủ
trong quá trình thực thi EVFTA.
"Đây
không phải là vấn đề chính trị mà là vấn đề mang tính nguyên tắc, là quy định,
là luật lệ quốc tế đã được công nhận rộng rãi để bảo đảm thương mại công bằng.
Nghị viện châu Âu bám chặt vào các nguyên tắc này. Với Canada và Nhật Bản,
chúng tôi đều như vậy" - ông Bernd Lange giải thích.
Trong cuộc gặp với nghị sĩ Bernd Lange hôm
14-9-2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn nỗ lực, mong muốn
thúc đẩy hợp tác hơn nữa với EU. Việc kí EVFTA thời gian tới sẽ là cột mốc quan
trọng, đưa quan hệ hai bên lên một tầm cao mới. Cả hai bên đều tin rằng EVFTA
toàn diện, chất lượng cao sẽ đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người dân hai
bên. Việt Nam luôn lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp châu Âu.
Thủ tướng đề nghị INTA và Chủ tịch Bernd Lange tiếp tục xem xét, hỗ trợ, đóng
góp tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để sớm kí kết EVFTA. Nếu có vướng mắc,
hai bên cần chân thành thảo luận, hài hòa lợi ích các bên trên cơ sở quan hệ hữu
nghị tốt đẹp. Trên cơ sở đó, Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn dành ưu tiên
cao nhất để rà soát pháp lí, đi tới kí kết và phê chuẩn EVFTA. Trong quá trình
này, các bộ, ngành, đoàn đàm phán Việt Nam luôn hợp tác chặt chẽ với EU.
T.H
Được đăng bởi bauxitevn vào
lúc 11:43
---------------------------
XEM
THÊM :
Anh Minh
23/09/2017
Các ông bà "hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân" thực là dại dột. Tháng 8-1945, sau khi cướp chính quyền,
Việt Minh còn thu được 1,2 triệu đồng tiền rách trong ngân quỹ nhà
nước. Giờ, các ông bà định "lật đổ chính quyền nhân dân" để gánh
nợ thay cho Đảng Cộng sản và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa hay sao?
Bauxite Việt Nam
-------------------------------
Bộ Tài chính vừa công bố Bản tin nợ công số 5
với số liệu cập nhật mới nhất đến hết năm 2015 về nghĩa vụ trả nợ của nền kinh
tế. Theo tài liệu này, trong vòng 4 năm, dư nợ Chính phủ đã tăng 2 lần, từ mức
52,5 tỉ USD (2011) lên 94,3 tỉ USD (2015). Trong khi nợ trong nước có xu hướng
tăng nhanh, từ 20,4 tỉ USD lên 54,6 tỉ USD thì mức tăng nợ nước ngoài chậm hơn,
từ 32,3 tỉ USD lên mức 39,6 tỉ vào cuối 2015. Cũng trong năm 2015, tổng số tiền
trả nợ của Chính phủ gấp 2,5 lần so với 2011, tương đương 13,3 tỉ USD (khoảng
288.000 tỉ đồng). Tỉ lệ nợ của Chính phủ so với thu ngân sách 4 năm từ 2011 đến
2015 cũng liên tục tăng, từ 162% lên hơn 206%. Xét về số tuyệt đối, chỉ tiêu nợ
nước ngoài của quốc gia (nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp) vẫn tăng,
vượt 80,8 tỉ USD (xấp xỉ 1,75 triệu tỉ đồng) trong khoảng thời gian này. Nhưng
nếu so với GDP thì chỉ tiêu này có xu hướng giảm.
Khác với những bản tin nợ công trước đây, ở bản
tin số 5 này, Bộ Tài chính lần đầu tiên công khai dữ liệu liên quan vay và trả
nợ trong nước của chính quyền địa phương. Trong 4 năm, khoản nợ này tăng gấp 3
lần, từ 1,1 tỉ USD lên trên 3,3 tỉ USD. Cũng theo bản tin này, năm 2015 Chính
phủ đã thanh toán hơn 5,4 tỉ USD để trả nợ bảo lãnh.
Bản tin nợ công là tài liệu được Bộ Tài chính
xuất bản định kì 6 tháng một lần, với độ trễ là 6 tháng.
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi
tháng 3 năm nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng thừa nhận "nợ
công tăng nhanh trước hết do công tác điều hành". Ông Dũng phân trần giai
đoạn 2011-2015 trong khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) là 7,5% và sau đó
điều chỉnh giảm về 6,5% thì thực tế lại chỉ đạt 5,9%. Ở thời điểm đó, tổng số
vay của nền kinh tế khoảng 1,4 triệu tỉ đồng, gồm 330.000 tỉ trái phiếu Chính
phủ được phép phát hành thêm theo Luật Ngân sách nhà nước cũ. Huy động vốn giai
đoạn 2011-2013 cũng được đánh giá là quá lớn, lãi suất quá cao, có khoản vay
13% một năm, dẫn tới áp lực dồn dập trả nợ từ năm 2014 đến nay. Là người
"giữ túi tiền quốc gia", ông Dũng lo lắng khi "chi tiêu thì quyết
theo nhu cầu, nhưng tăng trưởng kinh tế không năm nào đạt như dự báo".
Anh Minh
Được đăng bởi bauxitevn vào
lúc 01:46
-------------
LIÊN
QUAN :
Lê Thanh Phong
.
Hà Thanh
.
.
Nha Trang
.
D. An
.
Sao trong khá nhiều nội dung làm việc của
đoàn ông Quân với phía Mỹ, Thông tấn xã Việt Nam lại chọn nội dung này để giật
tít? Một nước xã hội chủ nghĩa từng được lịch sử chọn làm điểm tựa, làm người
lính đi đầu, từng là tiền đồn của chủ nghĩa xã hội ở đông nam châu Á, giờ vẫn
12/24 giờ thức để canh giữ hòa bình thế giới, lại còn dân chủ gấp vạn lần hơn
mà phải đề nghị tên sen đầm quốc tế công nhận mình là nền kinh tế thị trường
thì quá nhục.
Bauxite Việt Nam
No comments:
Post a Comment