BBC Tiếng
Việt
26 tháng 9 2017
Tổng thống Mỹ đã đe đọa sẽ "phá hủy hoàn
toàn" Triều Tiên nếu đất nước của ông bị dồn vào thế buộc phải bảo vệ nước
mình hoặc các đồng minh.
Triều Tiên đã thực hiện vụ thử hạt nhân thứ
6, đe dọa sẽ phóng tên lửa tới đảo Guam thuộc chủ quyền của Mỹ, đồng thời cho
biết có thể sẽ thử bom hydro tại Thái Bình Dương.
Và tất cả những điều này thể hiện rằng Bình
Nhưỡng có thể cuối cùng đã thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân đủ để
đưa vào một tên lửa xuyên lục địa - một viễn cảnh đáng sợ đối với Mỹ và các đồng
minh châu Á.
Đây có phải điềm báo về một bất đồng quân sự?
Các
chuyên gia cho rằng chưa có gì đáng lo ngại vì những lý do sau đây:
1. Không ai muốn chiến tranh
Đây là một trong những điều quan trọng nhất cần
lưu ý. Chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên không phục vụ mục đích của ai.
Mục tiêu chính của chính phủ Bắc Hàn là tồn tại
- và đối đầu trực tiếp với Mỹ là một điều nguy hiểm. Phóng viên Quốc phòng của
BBC Jonathan Marcus cho rằng bất kì cuộc tấn công nào của Triều Tiên hướng tới
Mỹ hoặc các đồng minh của nước này trong hoàn cảnh hiện tại đều có thể gây ra một
cuộc chiến lớn - và chúng ta cần cho rằng chính quyền Kim Jong-un không phải một
chính quyền cảm tử.
Thực tế, đây là lý do vì sao Triều Tiên cố gắng
hết sức để trở thành đất nước sở hữu hạt nhân. Sức mạnh này, theo lý do Triều
Tiên đưa ra, có thể bảo vệ chính phủ bằng cách tăng chi phí để có thể lật đổ kế
hoạch. Kim Jong-un không muốn đi vào vết xe đổ của cựu lãnh đạo Libya Muammar
Gaddafi hay cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein.
Andrei Lankov từ Đại học Kookmin từ Seoul cho
biết "có rất ít khả năng xảy ra xung đột" nhưng Triều Tiên đồng thời
vẫn "không có hứng thú ngoại giao" ở thời điểm này.
"Họ muốn đạt được khả năng xóa sổ
Chicago khỏi bản đồ đầu tiên, và sau đó mới nghĩ đến các giải pháp ngoại
giao," ông Lankov nói.
Về việc Mỹ tấn công trước?
Mỹ biết rằng một cuộc tấn công lên Triều Tiên
sẽ buộc chính phủ nước này phải trả đũa lên các đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc và
Nhật Bản.
Việc này sẽ dẫn đến một cuộc thảm sát, bao gồm
sự thiệt mạng của hàng ngàn người Mỹ - quân nhân và dân thường.
Bên cạnh đó, Washington không muốn mạo hiểm để
bất kì tên lửa đạn đạo nào phóng vào nội địa Mỹ.
Cuối cùng, Trung Quốc - đồng minh duy nhất của
Bình Nhưỡng - đã giúp kiềm chế chính phủ Triều Tiên vì sự sụp đổ của nước này
có thể gây ra thiệt hại chiến lược. Quân đội Mỹ và Hàn Quốc có mặt tại biên giới
nước này không phải là điều Bắc Kinh muốn xảy ra - và đây là điều chiến tranh sẽ
mang lại.
2. Những gì chúng ta thấy là những câu từ,
không phải hành động cụ thể
Tổng thống Trump đã đe dọa Triều Tiên với
ngôn ngữ khác thường đối với một Tổng thống Mỹ nhưng điều này không có nghĩa là
Mỹ đang chủ động nhúng tay vào cuộc chiến.
Một cán bộ quân đội Mỹ nói với Reuters vào
tháng 8 vừa rồi: "Chỉ một vài câu nói không có nghĩa là vị thế của chúng
tôi thay đổi."
Phóng viên Max Fisher của tờ New York Times đồng
tình, bình luận: "Điều quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế là các tín hiệu
cụ thể, không phải là những bình luận bất chợt của một lãnh đạo."
Hơn nữa, sau lần thử hạt nhân thứ 6 của Triều
Tiên vào đầu tháng 9 vừa rồi và những lần thử tên lửa qua Nhật Bản, Mỹ đã quay
lại với kế hoạch an toàn: ép Bình Nhưỡng bằng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và
các cấm vận quốc tế.
Và các nhà ngoại giao của Mỹ vẫn đang tiếp tục
lên tiếng hi vọng có thể trở lại bàn đàm phán - với sự hỗ trợ từ Trung Quốc và
Nga.
Những điều này gửi tín hiệu mâu thuẫn tới
Bình Nhưỡng nhưng đồng thời làm giảm ảnh hưởng từ những phát ngôn mạnh bạo của
tổng thống Trump.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng một
bước đi bị hiểu sai ý trong tình hình căng thẳng hiện nay có thể gây ra một cuộc
chiến không đáng có.
"Có thể xảy ra trường hợp Bắc Hàn thiếu
nhiên liệu, dẫn đến một lỗi sai bị hiểu lầm là nỗ lực gây chiến," Daryl
Kimball từ Hiệp hội Kiểm soát Quân sự Mỹ nói với BBC.
"Mỹ có thể mắc lỗi sai tại [vùng phi
quân sự], Vì vậy có nhiều cách có thể khiến các bên tính toán sai khiến tình
hình vượt ngoài tầm kiểm soát".
Một điểm đáng lưu ý là các máy bay đánh bom của
Mỹ đã bay tới gần Bắc Hàn trong thời gian gần đây trong một cuộc phô diễn sức mạnh
quân sự.
Những ngày sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Triều
Tiên nói rằng Bình Nhưỡng có quyền bắn hạ các máy bay ném bom của Mỹ vì Tổng thống
Trump đã "khiêu chiến" với Bắc Hàn - trích dẫn một bài viết trên
trang Twitter của ông Trump.
Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên Triều
Tiên cáo buộc Mỹ khiêu chiến với nước này.
3. Đã từng có trường hợp như thế này xảy ra
Cựu Trợ lý Thư kí Ngoại truởng PJ Crowley chỉ
ra rằng Mỹ và Triều Tiên đã tiến gần tới xung đột quân sự vào năm 1994, khi
Bình Nhưỡng từ chối để các thanh tra nước ngoài tới các khu phát triển hạt
nhân. Ngoại giao đã chiến thắng.
Sau nhiều năm, Triều Tiên vẫn thường xuyên cố
ý đe dọa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhiều lần đe dọa sẽ biến Seoul thành
"biển lửa".
Và những lời nói của ông Trump - về nội dung
hay cách nói - cũng không hẳn là chưa từng có đối với một vị Tổng thống Mỹ.
"Với nhiều cách diễn đạt khác nhau, dù
không đa sắc bằng, nhưng Mỹ vẫn luôn luôn nói rằng nếu Triều Tiên có bao giờ tấn
công, chính quyền của họ cũng sẽ khó mà tồn tại," ông Crowley viết.
Sự khác nhau lần này, ông bổ sung, là Tổng thống
Mỹ đã thể hiện ông có thể sẽ là người khởi xướng cuộc chiến (mặc dù Ngoại trưởng
Rex Tillerson đã phủ nhận điều này.)
Phát ngôn khó đoán và hiếu chiến từ Nhà Trắng
như thế này là điều hiếm khi xảy ra và khiến mọi người lo lắng, các nhà phân
tích cho biết.
Hàn Quốc - nước đồng minh sẽ chịu tổn hại lớn
nhất khi đối mặt với Triều Tiên - đã kêu gọi kiềm chế từ cả Bình Nhưỡng và Nhà
Trắng.
Không ai muốn Kim Jong-un nghĩ rằng một cuộc
tấn công sẽ xảy ra.
---------------------------
LIÊN
QUAN
No comments:
Post a Comment