Lê Phan
February 18, 2017
Đến
những nhà báo của các cơ quan truyền thông đã ủng hộ Tổng Thống Donald Trump một
cách nhiệt thành, Fox News, tờ New York Post cũng phải than thở là cuộc họp báo
độc diễn bất ngờ của ông hôm thứ năm là “điên cuồng,” một “cuộc đua việt dã
công kích,” và “một cuộc họp báo để đời.”
Nhưng ít nhất trong cuộc họp báo đó ông chỉ tấn công
truyền thông.
Trước đó hôm Thứ Tư, 15 Tháng Hai, tổng thống đã tái
tục cuộc khẩu chiến với chính các cơ quan tình báo nay là của ông. Hôm đó, tổng
thống tweet: “Thông tin bị gửi bất hợp
pháp cho @nytimes & @washingtonpost đang thua lỗ từ cộng đồng tình báo (NSA
và FBI?). Như là Nga vậy.” Ngay sau đó ông bồi thêm một tweet nữa “scandal thực sự ở đây là thông tin bí mật bị
bất hợp pháp đưa ra bởi ‘cộng đồng tình báo’ như là kẹo vậy. Hết sức
un-American.”
Sở dĩ ông Trump nổi giận là vì chính phủ của ông đã
gặp một scandal quan trọng chỉ chưa đầy một tháng sau khi nhậm chức khi phải sa
thải cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn. Ông Trump đã chỉ trích các cơ quan
tình báo Hoa Kỳ là hoạt động sai trái vì đã có những tiết lộ được đưa lên các tờ
Washington Post và tờ New York Times về Tướng Flynn. Nhưng thực ra, các cơ quan
tình báo Hoa Kỳ đã làm hoàn toàn trong khuôn khổ luật pháp cho phép.
Sự việc là ông cố vấn an ninh quốc gia đã bị lật đổ
bởi một vụ scandal liên quan đến một cuộc đối thoại nhận được qua đường điện
thoại cho chúng ta một cơ hội hiếm có để thấy rõ các cơ quan tình báo của Hoa Kỳ
hoạt động như thế nào. Đây không phải là câu chuyện của những cơ quan tình báo
vượt quá quyền hạn và hoạt động ngoại pháp luật, nhưng là về những cơ quan tình
báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Chúng ta nay biết là Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI)
và Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA), sử dụng Luật Foreign Intelligence
Surveillance Act, đã tích cực theo dõi các cú điện thoại và đọc các text
messages gửi đi và đến đại sứ Nga ở Hoa Kỳ, ông Sergey Kislyak.
Mặc dầu việc theo dõi một cá nhân rõ rệt được coi là
“tối mật,” và không thể được loan báo cho người ngoại quốc, sự hiện diện của việc
theo dõi nói chung vốn là một bí mật mà ai cũng biết, và ông Kislyak có lẽ cũng
nghĩ là ông đang bị theo dõi.
Theo luật lệ hiện hành thì cách theo dõi này có
nghĩa là bất cứ lúc nào “một người Mỹ” – tức là cách nhà chức trách gọi một
công dân Hoa Kỳ, một thường trú nhân hợp pháp, và ngay cả một công ty Hoa Kỳ, ở
trên đất Mỹ hay ở ngoại quốc – thấy thông tin liên lạc của mình dính líu đến
ông Kislyak, toàn thể hệ thống theo dõi, vốn được làm ra để đạt tốc độ và hiệu
năng, và như chúng ta nay biết, rất khó điều hành, đình chỉ hoạt động. Đó là một
điều tốt. Ngay cả trước Snowdon, dĩ nhiên, FBI sẽ “giảm thiểu” phía Hoa Kỳ của
một cuộc đối thoại nếu các nhà phân tích quyết định là cuộc nói chuyện đó không
có liên quan gì đến mục tiêu hợp pháp để thu thập tin tức tình báo. Nửa đêm gọi
pizza thuộc vào loại này.
Nhưng nếu một nhà phân tích nghe cú điện thoại gọi đến
ông Kislyak mà người đó tự nhận mình là một đại diện của chính phủ Hoa Kỳ –
“Hi! It’s Mike Flynn” chắc chắc thuộc loại phải để ý – một số việc tuần tự xảy
ra theo đúng luật lệ của chính phủ.
Vào giai đoạn này, đoạn thâu audio cú điện thoại và
bất cứ bản viết lại nào sẽ được coi là “Hồ sơ thô-thông tin thu lượm được,”và
việc phổ biến sẽ rất giới hạn. Ở NSA, không quá 40 nhà phân tích và các chef của
họ có thể được coi có quyền đọc những phân chia thành ngành nhỏ trong đó, được
gọi là RAGTIME-A,B,C,D or P, với mỗi chữ tiêu biểu cho năm loại gián điệp ngoại
quốc.
Bất cứ cái gì bất bình thường, và vụ này chắc chắn
thuộc loại như vậy, người cầm đầu Ban An Ninh Quốc gia được thông báo, và người
đó sẽ mang những bản ghi lại ròng đến cho Giám đốc FBI James Comey hay phó của
ông ta. Lúc đó, ông giám đốc và người phó sẽ quyết định là liệu có giữ lại một
phần của cuộc đối thoại vốn có những lời của ông Flynn. Cơ quan NSA cũng có thủ
tục riêng của họ để quyết định xem có nên phá hủy hay giữ lại phần Hoa Kỳ của
cuộc đối thoại bị nghe lén.
Trong trường hợp này, có ba cuộc trao đổi giữa ông
Flynn và ông Kislyak, ít nhất một trong đó là một text message. Cuộc đối thoại
đầu tiên xảy ra vào ngày 18 Tháng Mười Hai. Cuộc đối thoại cuối cùng là vào
ngày 30 Tháng Mười Hai, một ngày sau khi Chính Phủ Obama đưa ra các biện pháp
trừng phạt chống lại những người mà ông đại sứ biết, tức là, những điệp viên mạo
danh nhà ngoại giao.
Những yếu tố mà ông Giám Đốc Comey của FBI và người
phó của ông phải tính đến trong vụ này rất phức tạp. Ông Flynn là một cựu viên
chức tình báo cao cấp, chưa có quyền vào thời gian có cuộc liên lạc này, tuy
ông có một số quyền chia sẻ bí mật tạm thời. Và còn có khía cạnh chính sách nữa:
Hoa Kỳ muốn biết tại sao Nga quyết định không trả đũa, theo tờ Washington Post.
Một viên chức của chính phủ của Tổng Thống Barack Obama đã cho biết là phía Hoa
Kỳ chờ đợi Nga sẽ trả đũa và ngay ngày hôm đó ngoại trưởng Nga đã xác nhận là
Nga thể nào cũng sẽ phản ứng.
Nhưng yếu tố quan trọng nhất sẽ là sự việc ông Flynn
nói chuyện với đại sứ của một quốc gia vốn đã bị cáo buộc một cách đầy khả tín
can thiệp vào cuộc bầu cử của boss của ông ta. Dầu cho nội dung của cú điện thoại
đó là gì chăng nữa, FBI sẽ hoàn toàn vô trách nhiệm nếu họ giảm thiểu, hay bỏ
qua, những cú điện đàm này, giản dị chỉ vì ông Flynn là một công dân không phải
đang bị theo dõi. Nhưng điều ông Flynn nói trong cuộc điện đàm đó đã đóng một
vai quan trọng trong việc FBI quyết định giữ lại nguyên văn bản ghi lại của cuộc
điện đàm, không cắt bớt.
Bộ Tư Pháp sau đó phải quyết định làm gì thêm nữa. Nếu
họ nghĩ ông Flynn đóng vai là điệp viên của một chính phủ ngoại quốc – mà không
có một tí nào bằng cớ cho việc đó, họ sẽ ngay lập tức xin một trát theo dõi
theo luật lệ.
Rất hiếm khi FBI hay NSA phổ biến các tài liệu ròng,
không cắt bớt, bên ngoài khu vực kiểm soát. Nhưng vì có một câu hỏi về tình
báo, họ buộc phải phổ biến bản ghi lại cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, mà, trong
suốt Tháng Giêng, là người của Tổng Thống Obama và những thành viên của các cơ
quan chính phủ khác.
Vào một lúc nào đó vào ngày 12 Tháng Giêng, sự việc
về những cuộc đàm thoại này đã được tiết lộ cho ông David Ignatius, một nhà báo
của tờ Washington Post, và ông viết nó ra. Vào ngày đó, ông Sean Spicer hỏi ông
Flynn. Ông Flynn bác bỏ nói vấn đề cấm vận không được bàn tới. Một vài ngày
sau, vào ngày 16 tháng Giêng, Phó Tổng Thống Mike Pence nhắc lại bảo đảm của
ông Flynn với ông là những cuộc điện đàm này hầu hết là về vấn đề thu xếp cho
những cuộc điện đàm khác khi ông Trump lên làm tổng thống.
Vào lúc này, chỉ còn có bốn ngày nữa là đến lễ nhậm
chức của Tổng Thống Trump. Các điệp viên và phân tích gia của FBI theo dõi những
cú điện thoại này, cũng như một số viên chức NSA trong chính phủ Obama, cùng với
các luật sư cao cấp của Bộ Tư Pháp, tất cả đều biết chắc chắn là nội dung của
các cú điện thoại này không đúng với lời mà ông Flynn nói ra. Bản ghi lại của
cú điện thoại hôm 30 tháng 12 chứng tỏ điều này rất rõ ràng.
Vì một lý do gì mà chúng ta không rõ, Giám Đốc FBI
James Comey, không tin là điều nói không đúng sự thật của ông Flynn có đủ nguy
cơ về an ninh quốc gia hôm 16 Tháng Giêng để tổ chức một cuộc điều tra vào ban
vận động của ông Trump, hay ngay cả chính ông Flynn. Có thể ông cảm thấy là làm
việc đó ngay trước lễ nhậm chức là quá sỗ sàng.
Nhưng ông Comey vẫn muốn biết thêm. Trong một biến cố
độc nhất vô nhị, nhân viên FBI đã được gửi tới Tòa Bạch Ốc để hỏi cung ông
Flynn chỉ vài ngày sau khi Tổng Thống Trump nhậm chức, theo tờ New York Times. Chúng
ta không biết họ tìm ra được điều gì. Nhưng vào ngày 26 Tháng Giêng, ông Comey
đã bỏ việc chống lại loan báo cho tòa Bạch Ốc. Trong khi đó, ông Sean Spicer lại
một lần nữa được hỏi về các cú điện thoại, và đã lập lại những lời nói sai sự
thật của ông Flynn.
Quyền Bộ Trưởng Tư Pháp Sally Yates báo cho luật sư
của tòa Bạch Ốc, Don McGahn, rằng việc họ nói ra về ông Flynn không giống như
điều mà ông Flynn vẫn cả quyết. Ông McGahn có đủ quyền để xem các tài liệu này,
nhưng cũng phải nói là nhiều thành viên trong toán của ông Trump có thể chưa có
quyền. Nhưng điều đó không giải thích tại sao phải đến 11 ngày sau thì Phó tổng
thống Mike Pence, người chắc chắn có đủ quyền an ninh, mới được biết về khuyến
cáo của Bộ Tư Pháp. Và nó không giải thích Tòa Bạch Ốc làm gì khi họ ngẫm nghĩ
về thông tin này trong nhiều tuần.
Có thể chỉ là vì một lẽ đơn giải: Luật sư Tòa Bạch Ốc
“thiếu khả năng hay hiệu năng” và một điều nữa là các nhân vật chính của Tòa Bạch
Ốc không tiên đoán được hậu quả trong thế giới thực. Các cơ quan tình báo quốc
gia, ngược lại, đã chứng tỏ sáng suốt và sử dụng đúng quyền hạn của họ.
No comments:
Post a Comment