Anders Corr - Forbes
Tuấn Khanh lược dịch
Thứ Tư, 08/31/2016 - 12:01 — tuankhanh
Trên tờ Forbes, bài viết mang tên Vietnam's Three
Strategic Options của nhà phân tích thời sự Anders Corr đã có một cái nhìn khá
rõ ràng về vấn đề biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt làm ảnh hưởng
đến các quốc gia chung quanh. Bài viết đáng đọc này, trích từ
bài thuyết trình hội nghị 17-08-2016 tại thành phố Nha Trang, Việt Nam. Các hội
nghị, được tài trợ bởi Đại học Phạm Văn Đồng và Đại Học Nha Trang, với chủ đề
'Tình trạng pháp lý của đảo và đá Trong Luật Quốc Tế Và Thực hành Trong Biển
Đông.
----------------------
Các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang ngày
càng đầy tính quân sự. Còn Việt Nam thì đang trở thành một quốc gia dễ xâm lấn
từ Trung Quốc, do cách chọn đứng một mình, thiếu các hiệp ước liên kết chặt chẽ
để tạo đồng minh. Trong tình hình an ninh đang xấu đi của Việt Nam, việc đối
phó với Trung Quốc có thể cần lựa chọn một trong ba chiến lược sau: 1) tiếp
tục các chiến lược hiện tại đi dây giữa các mối quan hệ Mỹ, Trung Quốc và Nga;
2) Liên kết đồng minh với Mỹ nhằm chống lại Trung Quốc; hoặc 3) phát triển khả
năng quân sự của Việt Nam, bao gồm cả tiềm năng về vũ khí hạt nhân.
Hành động của Trung Quốc lúc này, đang nhắm vào lãnh
thổ của Việt Nam, và từ cách đối phó của Việt Nam, kết quả của sự đối đầu qua lại
này, sẽ tạo ra một hiệu ứng toàn cầu. Nếu giả sử Trung Quốc đánh thắng Việt
Nam, hậu quả này sẽ khiến các nước khác lo ngại và nhượng bộ phần nào với Trung
Quốc. Về mặt quân sự thì Trung Quốc lúc đó cũng sẽ nổi bật hơn. Vì lẽ này, các
quyết định chiến lược của Việt Nam đối phó với Trung Quốc trong những năm tới,
cần được xem như mối quan tâm chính trị chung của thế giới.
Mối đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam, là âm
mưu chiếm lấy vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), vốn là quyền sở hữu
mà Việt Nam đã được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật dự trữ Biển (UNCLOS) nhìn nhận.
Nhưng đến nay, Việt Nam chỉ có khả năng giải quyết các mối đe dọa này, bằng
cách điều đình và ngăn cản. Tương lai thì Việt nam chỉ còn có thể chọn lựa một
trong ba chiến lược đã nói trên.
Tất cả ba chiến lược này, cái nào cũng buộc phải chịu
về chi phí, kèm những theo rủi ro, và rất có thể sẽ gây ra những thay đổi cơ bản
trong chính trị và kinh tế của Việt Nam. Sự lựa chọn của Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng
đến nhiều diễn biến trong nước và quốc tế, trong tương lai gần, bao gồm việc
Trung Quốc sẽ tăng cường sự hiện diện của nước này trên lãnh hải của Việt Nam, ảnh
hưởng sự ổn định của lãnh đạo hiện nay của Việt Nam, cũng như các ứng phó của
Trung Quốc đối với các nước khác.
Chiến lược hiện nay của Việt Nam, đi dây giữa các mối
quan hệ Mỹ, Trung Quốc và Nga, là phức tạp nhất, nhưng ít có khả năng dẫn đến
các xung đột ngoại giao, kinh tế, hoặc quân sự. Việt Nam là rất có khả năng đi
theo lộ trình này. Vì cách này bao gồm các yếu tố tương đối vô hại: luôn để mở
các cuộc đàm phán, nhận tài trợ phát triển và có được các hợp đồng mua bán với
tất cả các đồng minh tiềm năng, bao gồm Mỹ. và Trung Quốc. Việt Nam chỉ cần giữ
mối hợp tác quốc phòng với Mỹ và các đồng minh một cách vừa phải, có cơ hội mua
và mua thêm vũ khí mới như một cách răn đe.
Việc quá nghiêng về một phía của một trong ba chiến
lược có thể sẽ dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn. Cách tính quá kỹ của Việt
Nam sẽ khiến họ bị xa lánh bởi các đồng minh lớn, và làm mất khả năng thuyết phục
Hà Nội có thể là một đồng minh đáng để cam kết. Liên minh quá chặt với Mỹ. chống
lại Trung Quốc sẽ dẫn đến các biện pháp trả đũa của Trung Quốc và có lẽ thêm cả
Nga. Còn nếu nghĩ đến việc tạo một khả năng răn đe hạt nhân thì ắt sẽ gây ra
nhiều phản ứng ngoại giao tiêu cực, ít nhất là từ cả Mỹ.
Chính sách đi dây có thể làm giảm nguy cơ của một cuộc
chiến, nhưng khiến Việt Nam yếu đuối và dễ bị tổn thương khi ảnh hưởng từ Trung
Quốc gia tăng. Vì lẽ Trung Quốc muốn đẩy mạnh sức mạnh kinh tế và quân sự của
nước này ở châu Á, ảnh hưởng của nước này với Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Và khi
đó, Việt Nam có thể lại phải nhượng bộ các mặt chính trị, ngoại giao và kinh tế
với Trung Quốc trong vòng hai thập niên tới.
Nếu Việt Nam lựa chọn chính sách đi dây như một chiến
lược chính, thì Hà Nội sẽ phải đối mặt với các đòi hỏi của Trung Quốc, nhượng
Trung Quốc trong đường 9 đoạn. Từ đó sẽ cùng cam kết phát triển chung và
chia sẻ doanh thu tài nguyên, hydrocarbon và đánh bắt cá, và thậm chí Bắc Kinh
có thể hình thành kín đáo việc đánh thuế thương mại hàng hải của Việt
Nam. Nhưng chịu ảnh hưởng Trung Quốc tại Việt Nam, và các kiểu nhượng bộ sẽ tạo
ra sự bất mãn trong dân chúng Việt Nam, thậm chí gây rủi ro ổn định chính trị
và nhiệm kỳ của các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Chiến lược thứ hai là giả thuyết về việc đa số lãnh
đạo của Việt Nam muốn loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam, và dựng
mối quan hệ đồng minh chặt chẽ với Mỹ và các nước khác, bao gồm cả Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Úc và Ấn Độ. Một phần của chiến lược này, là
Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế, thông qua UNCLOS. Chiến
lược thứ hai này sẽ giúp duy trì sự độc lập và chủ quyền của Việt Nam. Nhưng
các đồng minh mới được gần gũi của Việt Nam sẽ theo thời gian, cũng sẽ có ảnh
hưởng của mình đối với Việt Nam về vấn đề cải cách dân chủ hóa và tự do ngôn luận.
Việc cải cách dân chủ có thể dẫn đến các phong trào
xã hội, yêu cầu lãnh đạo hiện tại ra đi để ưu tiên cải cách hiến pháp, và cuối
cùng là một chính phủ dân chủ qua bầu cử. Những người chống lại chiến lược thứ
hai này, thường vẽ ra một viễn cảnh về hỗn loạn chính trị, nội chiến, cũng như
làm ảnh hưởng mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, vốn được coi là rất ấn
tượng.
Chiến lược thứ ba là phát triển khả năng quân sự của
Việt Nam đến mức Trung Quốc không muốn tấn công nữa. Hiện Việt Nam đã mua sáu
tàu ngầm kilo-class từ Nga trong vài năm qua. Có nhiều loại phi đạn tấn công
trên đất liền có thể với tới đảo Hải Nam, thậm chí là các thành phố sát biển
như Thượng Hải. Đây là sự đa dạng diesel-điện im lặng, và mang tên lửa hành
trình đất tấn công có khả năng đạt các căn cứ hải quân của Trung Quốc trên đảo
Hải Nam, thành phố ven biển lớn như Thượng Hải. Việt Nam lần lần có thể mua hoặc
phát triển đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa này.
Chiến lược tăng cường quân sự có một điểm lợi cho Hà
Nội, là ít có khả năng gây ra sự thay đổi chế độ. Nhưng nó sẽ mất thời gian,
kích động một cuộc chạy đua vũ trang, vốn đã có ở châu Á. Và nếu là vũ khí hạt
nhân, thì chắc chắn sẽ kéo theo những chi phí rất lớn từ các cuộc phản ứng ngoại
giao quốc tế cũng như các đòn trừng phạt kinh tế.
Tuy nhiên, chiến lược này cũng có tính rủi ro cao.
Việc xây dựng hệ thống vũ khí hạt nhân của Việt Nam, có thể khiến Trung Quốc nảy
sinh việc muốn tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân của Việt Nam. Ngoài ra,
Trung Quốc có thể sử dụng các chiến thuật đối với Việt Nam như đâm tàu chìm, khiêu
khích một cuộc chiến tranh, mà bình thường Trung Quốc cũng chưa tính tới.
Trung Quốc cũng có thể nhấn mạnh ưu thế riêng của
mình trong một cuộc chiến tranh toàn diện với Việt Nam, kích động xung đột quân
sự cường độ thấp để chứng tỏ quyết tâm của mình. Điều này có thể sẽ khiến Việt
Nam phải nhượng bộ, dù có vũ khí hạt nhân hay không. Chạy đua quân sự thì tốn
kém và mệt sức về chính trị, nhưng lại không mấy hiệu quả đối với một Trung Quốc
đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Thật vậy, Trung Quốc đã chứng minh một sự thèm khát
mạnh mẽ đối với rủi ro trong vài năm qua. Do lập trường ngày càng hung hăng của
Trung Quốc, Việt Nam khác hơn những nước khác là không may phải đối mặt với các
lựa chọn khó khăn. Các lựa chọn tốt nhất cho giới lãnh đạo và nhân dân Việt
Nam, theo ý kiến của tôi, là liên minh
chặt chẽ với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Úc và Ấn Độ, trong
khi vẫn tăng cường khả năng quân sự của mình.
Giới lãnh đạo của Việt Nam hiện nay đang trong tay một
cơ hội mang tính lịch sử. Nếu biết nắm bắt đúng lúc, nhân dân Việt Nam chắc chắn
dành sự trọng vọng trong bài khải hoàn ca, cho những người xứng là người hùng của
tổ quốc
No comments:
Post a Comment