BBC Tiếng Việt
22 Tháng Tám 2016
.
Lễ bế mạc Olympic
Rio 2016
Khi
Olympic mùa hè 2016 ở Rio bế mạc, cũng là lúc mọi người hướng sự chú ý đến sự
chuẩn bị cho Olympic Tokyo 2020. Ban tổ chức Olympic Rio phải giải quyết một loạt
khó khăn như an ninh, xử lý nước và ngân sách. Vậy đâu là những bài học mà
Tokyo có thể rút ra từ Rio?
Kinh
phí tổ chức.
Thường các thành phố đăng cai luôn chi tiêu quá kinh
phí được cấp và Rio cũng không phải ngoại lệ.
Kinh phí ban đầu được tính vào khoảng 3 tỉ đôla –
theo nghiên cứu từ Đại học Oxford- nhưng thực tế đã vượt hơn 50%, ở mức 4,6 tỉ
đôla.
Cho đến khi gần kết thúc, số phận của Paralympic,
thường diễn ra ngay sau Olympic, vẫn chưa biết sẽ như thế nào vì thiếu hụt ngân
sách. Thông tin mới nhất cho biết sự kiện vẫn sẽ diễn ra nhưng sau khi đã có sự
cắt giảm lớn đối với kinh phí tổ chức.
Vậy nên, bài học đầu tiên từ Rio là phải có sự kiểm
soát kinh phí một cách chặt chẽ. Nhưng dường như Nhật Bản đã phạm phải sai lầm
cơ bản này.
Kinh phí tổ chức cho Olympic Tokyo, theo ước lượng,
đã nhiều hơn con số ban đầu gấp sáu lần, trong khi cuộc tranh tài vẫn còn bốn
năm nữa mới diễn ra.
Tính đến nay, Olympic mùa hè có kinh phí tổ chức cao
nhất vẫn là London, vào năm 2012, với tổng chi phí hết 15 tỉ đôla. Trong khi
đó, Olympic mùa đông ở Sochi, Nga, có kinh phí còn cao hơn, khoảng 22 tỉ đôla.
Lên
kế hoạch tổ chức.
Thiết kế mới cho
sân vận động Olympic của kiến trúc sư Nhật Kengo Kuma. AP
Olympic Rio 2016 xảy ra một vài sự cố, ví dụ như sự
than phiền của các đoàn vận động viên về chuyện làng Olympic, là nơi nghỉ của vận
động viên, chưa sẵn sàng.
Hoặc sự cố một hồ bơi có nước màu xanh đậm như một đầm
lầy.
Những sự cố này đều là những bài học cần phải lưu ý.
Và nếu không thể kiểm soát kinh phí tổ chức, thì ít nhất, ban tổ chức cũng phải
kiểm soát để cuộc tranh tài diễn ra đúng như lịch trình. Mọi người sẽ không thể
có ấn tượng tốt nếu như tin tức về những ngày đầu của cuộc thi Olympic lại nói
về sự cố nguồn nước, thay vì nói về những huy chương đạt được trong thi đấu.
Hiệu quả của ban tổ chức chỉ được đánh giá chính xác
khi cuộc tranh tài thực sự diễn ra, nhưng với Tokyo thì đã có nhiều sự cố ngay
từ bây giờ.
Đầu tiên, ban tổ chức phải hủy bỏ logo một thời gian
ngắn sau khi công bố, vì cáo buộc ăn cắp ý tưởng. Một nhà hát ở Liege, Bỉ, có một
logo tương tự và được sử dụng từ nhiều năm nay, đã đệ đơn kiện.
Vì vậy ban tổ chức phải chọn một logo mới cho
Olympic Tokyo 2020.
Logo mới của
Olympic và Paralympic Tokyo 2020. EPA
Thực tế, còn rất nhiều vấn đề khác, chứ không chỉ sự
cố về logo. Sân vận động Olympic, ban đầu được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng
người Anh, gốc Iraq, Zaha Hadid, là người vẽ sân vận động có hình dáng như một
phi thuyền không gian.
Tuy nhiên, dự án này, nếu tiến hành sẽ tốn đến 252 tỉ
yen, tương đương 2,5 tỉ đôla, khiến sân vận động này trở thành một trung tâm thể
thao đắt nhất thế giới.
Sau nhiều tranh cãi, dự án bị bãi bỏ, Bộ trưởng Giáo
dục và Thể thao của Nhật phải từ chức và thay vào đó là dự án mới, theo thiết kế
của kiến trúc sư người Nhật Kengo Kuma.
Mặc dù chi phí dự trù là 149 tỉ yên, nó vẫn rẻ hơn
nhiều so với thiết kế ban đầu của kiến trúc sư người Anh.
Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike nhận lá cờ Olympic tại
Rio hôm bế mạc. EPA
An
ninh và tình trạng tội phạm
An ninh và tình trạng tội phạm là những mối lo chính
tại Brazil, do nước này có tỉ lệ các vụ án mạng ở mức cao nhất thế giới, dù Rio
không nằm trong những thành phố tệ nhất.
Nhưng tình trạng trấn lột, cướp giật và sự an toàn của
vận động viên, cũng như người hâm mộ luôn là sự lo ngại lớn nhất của ban tổ chức
trước khi cuộc tranh tài diễn ra.
Hội đồng tư vấn về an ninh của Mỹ tại hải ngoại
(OSAC) đánh giá tình trạng tội phạm của Rio ở mức “nghiêm trọng”. Nghĩa là “Tại
Rio, cướp giật, trấn lột, trộm cắp và bạo lực đối với người nước ngoài và người
Brazil là như nhau. Tội phạm ở đây rất táo bạo và phức tạp, đòi hỏi du khách phải
hết sức cảnh giác đối với xung quanh. Các tội phạm có yếu tố bạo lực (giết người,
bắt cóc, cướp xe, cướp có vũ khí và ăn trộm) thường xuyên xảy ra.”
Bên cạnh đó, còn là nỗi lo về dịch bệnh do virus
Zika gây nên, mặc dù ban tổ chức và Tổ chức Y tế Thế giới đã làm mọi cách để trấn
an người hâm mộ và vận động viên.
Đối với Tokyo, tổ chức OSAC đánh giá mức độ tội phạm
là “thấp”, nhấn mạnh “tình trạng phạm tội rất hiếm nhưng có xảy ra”.
Tuy nhiên, vấn đề an ninh luôn là ưu tiên hàng đầu đối
với các sự kiện có số lượng người tham dự lớn và sẽ luôn được ban tổ chức
Olympic Tokyo để ý.
No comments:
Post a Comment