Thanh
Phương – RFI
Đăng
ngày 18-08-2016
Ngày 16/08/2016, báo chí chính thức của Trung
Quốc loan tin là Bắc Kinh và ASEAN đã có nhiều « bước đột phá » trên
vấn đề Biển Đông sau các cuộc họp ở vùng Nội Mông giữa các quan chức cao cấp của
Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Nhưng phải chăng những « bước đột
phá » được loan báo chỉ là một lớp hỏa mù mà Bắc Kinh tung ra, chứ hai
bên chưa thật sự đạt những tiến bộ đáng kể trên hồ sơ này ?
Theo nhật
báo Anh ngữ China Daily, trong cuộc họp giữa các quan chức cao cấp về việc thực
hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Trung Quốc và ASEAN đã đồng
ý về việc lập một đường dây điện thoại nóng giữa hai bên để xử lý những tình huống
khẩn cấp trên biển, đồng thời thiết lập một bộ quy tắc hành xử cho các cuộc chạm
trán ngoài dự tính trên Biển Đông, để tránh xảy ra đụng độ. Tờ báo nói trên còn
loan tin là Trung Quốc và ASEAN sẽ hoàn tất một dự thảo khung cho Bộ Quy tắc ứng
xử trên Biển Đông (COC) vào giữa năm tới.
Thoạt
nhìn thì đây quả là những bước tiến quan trọng, nhất là vì cho tới nay Bắc Kinh
vẫn không muốn giải quyết tranh chấp Biển Đông trong khuôn khổ đa phương, mà chỉ
đòi thảo luận song phương với mỗi nước có liên quan. Đặc biệt Trung Quốc vẫn bị
chỉ trích là trì hoãn các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông
(COC).
Nhưng
theo khuyến cáo của nhà phân tích Prashanth Parameswaran đăng trên trang mạng
The Diplomat ngày 17/08/2016, cách hành xử của Trung Quốc trong những năm qua
khiến chúng ta cần phải thận trọng trước những « bước đột phá » được
loan báo. Thực tế những năm qua cho thấy là sau mỗi đợt ve vãn các nước láng giềng
Đông Nam Á, Trung Quốc lại có những hành động cứng rắn trên Biển Đông nhằm áp đặt
chủ quyền trên vùng biển này. Chẳng hạn như chỉ 7 tháng sau khi công bố một chiến
lược mới cho quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Bắc Kinh lại điều giàn khoan Hải Dương
981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào mùa hè năm 2014, gây căng thẳng
chưa từng có với Hà Nội.
Sang
năm 2015, mà Bắc Kinh tuyên bố là « Năm hợp tác hàng hải ASEAN-Trung Quốc
», nước này lại đẩy mạnh việc xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông
và tiếp tục đưa tàu xâm nhập vùng biển của các nước Đông Nam Á.
Thứ
hai, như nhận xét của nhà phân tích Prashanth Parameswaran, sau phán quyết bất
lợi cho Trung Quốc, Bắc Kinh loan báo những « bước đột phá » như
trên có lẽ nhằm chứng tỏ với cộng đồng quốc tế rằng họ hoàn toàn có khả năng
làm giảm căng thẳng ở Biển Đông mà không cần sự can thiệp của các nước ngoài
khu vực như Hoa Kỳ.
Trung
Quốc cũng đang cố làm dịu tạm thời tình hình Biển Đông vào lúc nước này chuẩn bị
đón tiếp hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 ở Hàng Châu vào đầu tháng 9.
Ấy là
chưa kể những « bước đột phá » mà tờ China Daily nêu lên như lập
đường dây điện thoại nóng và bộ quy tắc hành xử cho các cuộc chạm trán ngoài dự
tính trên biển thật ra đã được loan báo từ năm ngoái. Còn về Bộ Quy tắc ứng xử
trên Biển Đông (COC), chưa có gì chắc chắn là kế hoạch sẽ được thực hiện đúng
như dự kiến, vì như đã nói ở trên trong quá khứ, Bắc Kinh đã từng tìm đủ mọi
cách để kéo dài tiến trình thảo luận về bộ quy tắc này.
Ngoài
ra, một mặt loan báo những « bước đột phá », mặt khác Trung Quốc tiếp
tục những hành động gây căng thẳng Biển Đông như gia tăng sự hiện diện ở bãi cạn
Scarborough và quân sự hóa quần đảo Hoàng Sa. Và cũng không loại trừ việc Bắc
Kinh tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông ngay sau thượng
đỉnh G20.
No comments:
Post a Comment