Tại sao Hoa Kỳ lại đang tán tỉnh Việt Nam
David
Brown | Foreign Affairs
Lê Quốc Tuấn chuyển
ngữ
Trong nhiều năm nay, vì cùng lo ngại về tham vọng của
Trung Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam đã di chuyển gần hơn đến một hiệp ước thân thiện
có tính chiến lược. Nhiều người ở Bắc Kinh cho rằng Hoa Kỳ tìm cách khiến Việt
Nam chống lại Trung Quốc. Nhưng quan điểm đó đã trúng mũi tên nhân quả ngược lại:
Đó chính là cuộc tìm kiếm quyền bá chủ của Trung Quốc trên Biển Đông đã khuyến
khích Hoa Kỳ và Việt Nam phải khôi phục mối quan hệ vốn dĩ rách nát của họ.
Một dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ và Việt Nam nghiêm túc
trong việc tăng cường mối quan hệ của mình là việc Tổng thống Barack Obama đồng
ý gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tại
Washington vào đầu tháng Bảy. Việc một người chỉ đứng đầu một đảng phái lại được
diện kiến trong Phòng Bầu Dục là điều rất hiếm hoi, nhưng có một số nguyên nhân
vì sao Trọng được sự chú ý của Obama. Nguyên nhân quan trọng nhất là, vị tổng bí
thư, người đã đích thân yêu cầu cuộc gặp này, từng nung nấu mối nghi ngờ về ý định
của Mỹ đối với Hà Nội. Và mối lo âu này, cũng phản ánh nơi những đồng minh của
ông giữa các phe phái trong Đảng Cộng sản, là trở ngại cuối cùng cho một quan hệ
gần như liên minh giữa Việt Nam và kẻ thù của mình trong 40 năm trước đây.
Những nghi ngại này bắt nguồn từ khuynh hướng tư tưởng
của Trọng là một chuyên gia về chủ nghĩa Mác-Lênin, khiến ông cảnh giác với các
nước dân chủ cùng động cơ của họ và đã đưa ông ta đến sự nghi ngờ rằng
Washington có ý định xấu với chế độ Hà Nội. Trong những năm qua, Trọng và các đồng
minh của ông đã tô vẽ hình ảnh của Hoa Kỳ như một cái gì xấu xa và không quan
tâm đến mong muốn của Hà Nội. Mặc dù – căn cứ sự chia rẽ giữa các phe phái đằng
sau mặt tiền đoàn kết Việt Nam - đó là sự tiến bộ (nói một cách tương đối) liên
kết với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người dường như đang có câu trả lời tốt hơn
cho các vấn đề của Việt Nam, Trọng và những người bảo thủ khác vẫn còn chỉ huy
các cơ quan đảng cầm quyền. Do đó, họ có thể làm hỏng các sáng kiến cải cách mà
họ không thích. Họ cũng là những người cổ vũ những lời lẽ tiêu cực chống lại
Hoa Kỳ.
Bốn mươi năm sau khi Sài Gòn sụp đổ, những lời lẽ
tiêu cực ấy vẫn còn dẫn dắt học thuyết của đảng. Cán bộ các cơ quan an ninh nội
bộ của Việt Nam khó có thể viết ra một đoạn văn về Hoa Kỳ mà không bao gồm những
từ ngữ như "đập tan các âm mưu của kẻ thù" chống lại chính quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân. Phương tiện truyền thông của Đảng thường xuyên cảnh báo
chống lại "kịch bản diễn biến biến hòa bình", một quan điểm cho rằng
các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam (đặc biệt là những tổ chức được Washington hỗ
trợ) sẽ lật đổ và kích hoạt những biến động như những gì từng lật đổ chủ nghĩa
cộng sản ở Đông Âu.
Về vấn đề này, Trọng và các đồng minh của ông bước lạc
điệu với dân chúng của mình và thậm chí cả với nhiều đảng viên. Công dân Việt
Nam muốn nhìn thấy đất nước của họ sánh hàng với Hoa Kỳ hơn là với Trung Quốc.
Trong sáu năm kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu từng bước từng bước áp đặt quyền bá chủ
của mình trên Nam Hải – khu vực rộng lớn mà Việt Nam kiên trì gọi là "Biển
Đông của chúng tôi" – Đa số trong hơn ba triệu đảng viên cũng kết luận rằng,
một lần nữa, Trung Quốc vẫn là mối đe doạ, như đã từng trong suốt mối quan hệ của
Việt Nam với người láng giềng phương Bắc.
Đối với Trọng và các đồng minh của ông, tránh dính
vào sự đối đầu với Trung Quốc trong khi vẫn tham gia hợp tác với Trung Quốc ở tất
cả các cấp chính quyền và cấu trúc đảng cầm quyền là cách tốt nhất để xoa dịu Bắc
Kinh. Họ quan niệm rằng lợi ích của Mỹ ở Đông Nam Á mạnh hay yếu là phụ thuộc
vào những gì khác đang khiến Washington bận tâm, còn "Trung Quốc vẫn luôn
luôn ở đó," một hiện diện khó chịu ngay sát biên giới của Việt Nam.
Chiến lược đó đã ngày càng khó được chấp nhận, kể từ
khi Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hơn một triệu dặm vuông biển khơi, trải dài từ
bờ biển phía nam Trung Quốc đến tận gần Singapore. Từ 2009, mỗi khi đến mùa
khô, Trung Quốc ủng hộ tuyên bố của mình bằng cơ bắp quân sự và bán quân sự ở
Biển Đông. Tuy nhiên, khi gió mùa hàng năm đến, Trung Quốc lại chuyển sang chế
độ đàm phán.
Mặc dù các nhà lãnh đạo đảng Việt Nam thường xuyên
đi Bắc Kinh, hy vọng sửa chữa "mối quan hệ đặc biệt" và "xây dựng
sự hiểu biết sâu sắc hơn," nhưng hành vi của Trung Quốc trong những năm gần
đây đã khiến ngay cả Trọng và các đồng minh ý thức hệ của ông cũng phải phật
lòng. Được biết, họ đã rất ngạc nhiên bởi việc năm ngoái Trung Quốc triển khai
một giàn khoan nước sâu vào vùng biển rõ ràng, hợp lý thuộc về Việt Nam theo
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Không lâu sau đó, Trọng âm thầm cho biết rằng
ông muốn đi thăm Washington.
Một đảng viên bảo thủ khác, Bộ trưởng Bộ Công an Trần
Đại Quang, đã ở Washington trong tháng ba, chuẩn bị cho chuyến thăm đang chờ Trọng
và đánh bóng các chính sách đối ngoại của ông trước Đại hội Đảng vào tháng
Giêng năm 2016.
Sau đó, vào đầu tháng Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng
Ashton Carter và người đồng cấp Việt Nam đã ký một thỏa thuận tại Hà Nội vốn tạo
dễ dàng hơn cho Việt Nam được Mỹ thông qua việc mua sắm các thiết bị quân sự.
Cho rằng nó theo sát sau Shangri La hội nghị hàng năm của trưởng an ninh châu
Á, chuyến thăm ngắn ngủi của Carter đã báo hiệu rằng Mỹ và lợi ích của Việt Nam
trong vùng biển Đông đang có dấu hiệu song hành.
Cụ thể, Việt Nam muốn Trung Quốc ngừng thách thức chủ
quyền của mình đối với các mỏ dầu và các đảo nhỏ phía ngoài bờ biển của mình.
Còn Hoa Kỳ, như Carter đã nhấn mạnh một ngày trước đó tại Singapore, muốn
"nước Trung Quốc đang vươn lên" phải chơi đúng luật. Ông giải thích,
cả sức mạnh lẫn sự tổn thương trong quá khứ đều không thể lý giải cho việc Bắc
Kinh áp đặt chủ quyền (ví dụ như, ngăn cản quyền đi qua không gây hại) lên những
vùng lãnh thổ mà họ chưa bao giờ sở hữu trong thời quá khứ đế quốc của mình; và
không phải vì quyền lợi riêng của mình mà nước nào cũng có thể bỏ qua những
khuôn khổ giải quyết tranh chấp được luật pháp quốc tế tạo ra.
Chắc chắn Trung Quốc đã lưu ý đến những chuyến viếng
thăm này. Khi biết được chuyến đi sắp đến Washongton của Trọng, Bắc Kinh đã gửi
đến Trọng một lời mời gần như ngay lập tức, mà ông chấp nhận. Do đó, trong bốn
ngày đầu tháng Tư, Bắc Kinh đã trải thảm đỏ đón rước Trọng và đoàn tùy tùng của
ông. Tuy nhiên, trong các lý giải về các cuộc gặp của họ, không có dấu hiệu gì
cho thấy các cuộc đàm phán mang lại được bất kỳ kết quả cụ thể nào. Chỉ đơn giản
là sự lặp lại của các công thức giờ đã mệt mỏi: lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận
Bình và Trọng hứa hẹn những "nỗ lực chung để kiểm soát các tranh chấp hàng
hải, bảo vệ hòa bình và ổn định."
Chuyến thăm sắp tới của Trọng đến Washington có thể
chứng minh là nhiều thực chất hơn. Với Đại hội Đảng quan trọng sắp tới, chính
trị Việt Nam đang thay đổi liên tục. Vì vậy, đây là thời điểm tốt cho
Washington để có một cuộc đối thoại thân mật với Trọng. Bằng cách giải quyết
các mối quan tâm thực sự của Việt Nam, ông Obama có thể thuyết phục Trọng (và rộng
hơn: các đồng minh trong phe phái của Trọng) tin rằng người Mỹ có thể là đối
tác đáng tin cậy với lợi ích tương thích. Cử chỉ đẹp với phe bảo thủ của chế độ
Hà Nội có thể củng cố một lộ trình dẫn đến một hiệp ước Mỹ-Việt vốn cho đến nay
vẫn tỏ ra là khó đạt được.
BÀI
GỐC :
By David Brown
Foreign
Affairs - June 29, 2015
No comments:
Post a Comment