Gordon Lubold & Vu Trong Khanh, WSJ
Hương
Ly chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Jul 31, 2015
Mỹ đang nỗ lực buộc Trung Quốc phải dừng xây cất các
đảo nhân tạo ở Biển Đông
Việt Nam đang cân nhắc yêu cầu của Hoa Kỳ về việc ngừng
xây dựng các đảo nhân tạo vì vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc
phòng Hoa Kỳ Ash Carter nói trong chuyến thăm Việt Nam đầu tháng Sáu rằng
Washington đang nỗ lực để buộc Trung Quốc phải dừng thi công cuộc chiếm lấn các
vùng đảo ở khu vực này.
Ông Carter trong chuyến thăm các nước Đông Nam Á hồi
tháng Sáu đã cố gắng thuyết phục sự sáu quốc gia khác dừng sự bành trướng trên
hang loạt các đảo tại đây. Hoa Kỳ rất lo lắng rằng bất kì những hành động nào của
những đối thủ cạnh tranh các vùng đảo hoặc xây dựng cơ sở quân sự trên đảo có
thể làm mất ổn định ở Biển Đông.
Ông Carter đã gặp đối tác Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng Phùng Quang Thanh, tại Hà Nội trong chuyến thăm hai ngày ở Việt Nam. Buổi
gặp mặt diễn ra trong thời điểm giữa lúc sự tranh chấp đang trở nên căng thẳng
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong vùng biển mang tính chiến lược quan trọng ở
châu Á-Thái Bình Dương.
Trong chuyến đi 11 ngày qua vùng này hồi đầu mùa
2015, ông Carter đã dồn dập đề cập đến việc lấn chiếm đảo Trường Sa gần đây của
Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc dừng việc xây dựng trên các đảo vĩnh viễn. Bên
cạnh đó, ông cũng lên tiếng yêu cầu các nước như Việt Nam Brunei, Malaysia,
Philippines, và Đài Loan làm tương tự. Các đảo này nằm cách đường bờ biển Trung
Quốc tầm 700 dặm(~1120km).
Trong cuộc họp báo chung ngày, ông Carter nói rằng
Việt Nam đang “cân nhắc” yêu cầu của Hoa Kỳ; tuy nhiên, Bộ trưởng Phùng Quang
Thanh đã tránh trả lời về vấn đề này. Ông Thanh nói rằng khi Việt Nam có một số
quân đội trú đóng trên 9 hòn đảo tự nhiên và 12 đảo nhân tạo trong chuỗi đảo ở
Biển Đông và hầu hết các đảo này được dùng với mục đích dân sự. Việt Nam hiện
đang kiểm soát khoảng 50 hòn đảo nhân tạo và tự nhiên trong chuỗi các đảo tại
đây.
Việt Nam đang tăng cường công tác xây dựng và tăng
cường biện pháp cải thiện một số công trình kiến trúc kém chất lượng trên đảo,
ông Thanh nói, nhưng cho đến nay thì Việt Nam vẫn chưa mở rộng chúng.
“Chúng tôi chỉ xây dựng những ngôi nhà và các tòa
nhà nhỏ, dành cho ít người, và chúng tôi không mở rộng diện tích đảo…mục tiêu
và đặc thù của chúng đều dành cho dân sự”, ông Thanh phát biểu.
Biết việc ông Carter đến Hà Nội, người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh đã nhận ra “sự tương tác
thường xuyên” giữa các quốc gia quan tâm đến vấn đề Biển Đông và đảo Trường Sa.
“Chúng tôi hy vọng rằng những nước liên quan sẽ nghĩ
đến những quyền lợi của sự ổn định và hòa bình tại khu vực này và thúc đẩy niềm
tin giữa các nước trong vùng cũng như sự ổn định và hòa bình tại đây.”
Chính quyền Hoa Kỳ đã xác nhận tuần trước rằng Bắc
Kinh đã đặt hai pháo đài được cơ giới hóa trên một trong số các đảo.
Những pháo đài đó được đặt trên đảo nhân tạo Johnson
Reef vốn có tầm ngắm đối với một số đảo lân cận mà Việt Nam đang kiểm soát.
Theo chính quyền Hoa Kỳ, cuối tháng Sáu vừa qua Bắc Kinh đã di dời pháo đài.
Việt Nam rất lo lắng về tham vọng của quân đội Bắc
Kinh, đặc biệt từ năm ngoái khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan dầu nước sâu
vào vùng đặc quyền kinh gần quần đảo Hoàng Sa của VIệt Nam, vốn gây ra mối bất
hòa lớn trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Hành động của Trung Quốc dẫn tới
sự chạm trán giữa các tàu trên biển và gây ra làn sóng phản đối Trung Quốc dữ dội
ở Việt Nam.
Kết quả là Hoa Kỳ và Việt Nam đặt vấn đề an ninh
hàng hải lên hàng đầu trong mối quan hệ quân sự giữa hai nước. Ông Thanh và ông
Carter đã kí kết bản Tuyên bố Tầm nhìn Chung về Quan hệ Quân sự với mục đích mở
đường cho sự hợp tác quân sự giữa hai nước trong tương lai.
Việc làm này thắt chặt hơn quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam, khi mà mối quan hệ này chỉ bình thường hóa cách đây 20 năm trước. Thêm vào
việc tìm kiếm sự thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong vấn đề biển đảo, Lầu
Năm Góc cũng đang tìm kiếm mối quan hệ quân sự sâu hơn và lớn hơn để có thể
giúp đỡ các tàu hải quân Hoa Kỳ tham quan và phục vụ tại các cảng, cũng như có
thêm nhiều đợt tập huấn quân sự và giao chiến.
Ông Carter nói rằng quan hệ quân sự Mỹ-Việt đang
ngày càng được thắt chặt hơn nữa.
“Các lĩnh vực an ninh hàng hải, không chỉ trang bị
mà tiến hành chia sẻ thông tin, những vấn đề này đều được đề cập đến trong bản
Tuyên bố Tầm nhìn chung mà chúng tôi đã kí kết, ” ông Carter nói.
Hà Nội mong muốn Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm
vận buôn bán vũ khí sát thương cũng như nỗ lực giúp đỡ tăng cường khả năng quân
sự cho Việt Nam. Hồi tháng Mười năm ngoái, Hoa Kỳ đã phần nào bãi bỏ lệnh cấm vận
buôn bán vũ khí đối với Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có một thỏa thuân chính thức
nào được công bố kể từ lúc đó cho đến nay.
Ông Carter đã thông báo một thỏa thuận rằng Hoa Kỳ
trợ giúp $18 triệu USD nhằm việc hỗ trợ Việt Nam mua tàu tuần tra trong thành
phố Hải Phòng.
Việt Nam đã dự tính mua hai tàu tuần duyên của Hoa Kỳ
từ năm ngoái nhưng thỏa thuận đã bị hủy khi Hà Nội nói với chính quyền Hoa Kỳ rằng
họ muốn mua những tàu to hơn.
Một giới chức Hoa Kỳ miêu tả rằng mối quan hệ vẫn
còn “một vài chông gai” và thừa nhận mặc dù đang trên đà phát triển tích cực, mối
quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn là những bước đi cần cân nhắc.
Mark Magnier từ Bắc Kinh đã đóng góp cho bài viết
này.
©
2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment