Phóng Viên Không Biên Giới phản đối Việt Nam truy tố ông Lê Công Định với tội lật đổ chính quyền
Đức Tâm
Bài đăng ngày 24/12/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 24/12/2009 16:47 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/120/article_6219.asp
Hôm qua, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, có trụ sở tại Pháp, đã ra thông cáo báo động công luận quốc tế về việc chính quyền Việt Nam truy tố ông Lê Công Định với tội danh "hoạt động lật đổ chính quyền", một tội danh có thể bị kết án tử hình, theo bộ Luật Hình sự của Việt Nam.
Cách nay vài ngày, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã bày tỏ lo ngại khi có thông tin nói về việc ông Nguyễn Tiến Trung, có thể bị truy tố với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền. Phóng Viên Không Biên Giới lên tiếng bênh vực các ông Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung với tư cách là các blogger.
Sau khi nhắc lại những thông tin được đăng trên báo chí tại Việt Nam, liên quan đến việc truy tố các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Phóng Viên Không Biên Giới tố cáo những cáo buộc của tư pháp Việt Nam vì cho rằng cả hai người này chỉ bầy tỏ chính kiến của mình và yêu cầu chính quyền Việt Nam “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện” cho họ.
Ngoài ra, Phóng Viên Không Biên Giới tiếp tục kêu gọi mọi người ký tên vào bản kiến nghị đòi trả tự do cho ông Nguyễn Tiến Trung, một người đấu tranh cho nhân quyền và đã từng du học tại Pháp.
Còn hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết là vào ngày thứ hai tới, ông Trần Anh Kim, nguyên sĩ quan quân đội Việt Nam, sẽ bị đưa ra tòa xét xử với tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền”. Vụ xét xử sẽ diễn ra tại tỉnh Thái Bình, miền bắc Việt Nam.
Ông Trần Anh Kim, sinh năm 1949, đã bị bắt hồi tháng bẩy vừa qua với tội danh ban đầu là tuyên truyền chống chế độ.
TOÀN VĂN BẢN CÁO TRẠNG Đối Với 4 NHÀ DÂN CHỦ
Nhiều tờ báo Mỹ lên án Việt Nam truy tố luật sư Lê Công Định
Thanh Hà
Bài đăng ngày 24/12/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 24/12/2009 14:44 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/120/article_6209.asp
Wall Street Journal gắn liền vấn đề chính trị với kinh tế : tờ báo ghi nhận chính quyền Việt Nam đang siết chặt gọng kềm đối với giới ly khai tại một quốc gia mà Nhà nước kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động chính trị nhưng về mặt kinh tế thì còn chưa được vững chắc lắm.
Trước thềm Giáng Sinh, Noel đương nhiên là vị đề tài chiếm nhiều trang trên các tờ báo Pháp. Liên quan đến Việt Nam, sự kiện được nhiều tờ Mỹ quan tâm là luật sư Lê Công Định và ba nhà hoạt động nhân quyền khác bị truy tố về tội « hoạt động lật đổ chính quyền ».
Nhật báo tài chính Wall Street Journal gắn liền vấn đề chính trị với kinh tế : tờ báo ghi nhận chính quyền Việt Nam đang siết chặt gọng kềm đối với giới ly khai tại một quốc gia mà Nhà nước kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động chính trị nhưng về mặt kinh tế thì còn chưa được vững chắc lắm.
Luật sư Định cùng ba nhà hoạt động nhân quyền khác bị Tư pháp truy tố với tội danh nặng hơn. Điều đó cho thấy chính quyền Việt Nam đang "tìm cách bài trừ tận gốc rễ các phong trào chống đối, vào lúc tình hình kinh tế Việt Nam đang bị xấu đi", đặc biệt là Việt Nam phải đối phó với vấn đề lạm phát gia tăng, cũng như với tác động của chính sách phá giá đồng tiền.
Bài viết của The New York Times dài hơn, phác họa với độc giả bối cảnh chung của Việt Nam từ khi mở cửa kinh tế và lồng việc chính quyền Hà Nội đang chĩa mũi dùi vào giới ly khai trong bối cảnh Đảng cộng sản Việt Nam chuẩn bị Đại hội Đảng vào đầu năm 2011.
Nhắc lại lời của giới phân tích, tờ báo cho rằng : "đến nay, Việt Nam đang đi theo mô hình phát triển của Trung Quốc và ngày càng có nhiều thành phần đặc biệt là giới trẻ cho rằng, tình hình tại đất nước này đã khá ổng định, kinh tế đủ vững vàng để Việt Nam có thể tính đến chuyện từ bỏ hệ thống chính trị vốn đang hiện hành".
Một số lãnh đạo e rằng những tiếng nói đó sẽ được lắng nghe, được cả nhiều thành phần trong nước và ở hải ngoại hưởng ứng, nhất là với việc internet ngày càng đóng một vai trò quan trọng để phổ biến thông tin.
Do vậy theo nhận định của New York Times chính quyền Hà Nội đang tìm cách bóp nghẹt các tiếng nói đòi tự do, dân chủ hóa đất nước qua việc siết chặt quyền tự do báo chí tăng cường các biện pháp kiểm soát đối với internet, giới hạn các cuộc trao đổi trên mạng.
Từ California, nhật báo Los Angeles Times nói nhiều hơn về thân thế luật sư Lê Công Định, nhất là ông đã từng học luật ở đại học Tulane, ở New Orleans nhờ học bổng Fulbright.
No comments:
Post a Comment