Tại
sao báo chí Việt Nam im lặng trước việc sư Minh Tuệ đi Ấn Độ?
Dư Lan
2025.01.07
“Deafening
silence” (sự im lặng điếc tai) là một thành ngữ tiếng Anh chỉ sự im lặng nhưng
thu hút chú ý mạnh mẽ của người khác. Sự im lặng của truyền thông nhà nước Việt
Nam trước việc sư Minh Tuệ rời nước đi Ấn Độ trong khoảng một tháng qua là một
kiểu im lặng như vậy.
Sư
Thích Minh Tuệ (bìa phải) tại Thái Lan (RFA)
Truyền
thông nhà nước im lặng lạ lùng
Sư
Minh Tuệ là một hiện tượng tôn giáo, xã hội nổi bật ở Việt Nam năm 2024.
Và theo lẽ thường, báo chí luôn có nhu cầu đưa tin về vấn đề
công chúng muốn biết.
Thế nhưng,
báo chí ở Việt Nam trong thời gian qua đã tỏ ra thờ ơ một cách bất thường đối với
cuộc hành trình tới Ấn Độ của sư Thích Minh Tuệ. Dù có hàng trăm trờ báo nhưng
không lấy nổi một bài báo về sự kiện đang được hàng triệu người theo dõi này.
Trao
đổi với RFA, một phóng viên báo chí làm việc trong một cơ quan truyền thông nhà
nước ở Hà Nội “ngậm ngùi” cho rằng trong khoảng một tháng qua, khi sư Minh Tuệ
rời Việt Nam, báo chí nhà nước đã phải đã im lặng, “nhường sân” cho mạng xã hội
và báo chí tiếng Việt ở nước ngoài.
Theo
phóng viên này, hồi tháng Năm, tháng Sáu năm 2024, khi sư Minh Tuệ còn bộ hành ở
Việt Nam và thu hút sự chú ý của công chúng, Ban Tuyên giáo chỉ yêu cầu
báo chí trong nước không tung hô ông. Từ sau khi sư Minh Tuệ bị đưa về Gia Lai
đến nay, hệ thống tuyên giáo đã có những chỉ đạo khác nhau
cho báo chí về việc đưa tin về sư Minh Tuệ, tùy vào tình hình cụ thể.
Sư
Minh Tuệ rời Việt Nam bộ hành sang Ấn Độ từ ngày 12 tháng Mười Hai năm 2024.
Ông
đã đi qua Lào và hiện đang đi trên đất Thái Lan. Truyền thông nhà nước hoàn
toàn im lặng về chuyến đi này của sư Minh Tuệ, nhưng truyền thông nhà nước càng
im lặng thì người dân càng quan tâm theo dõi chuyến bộ hành của ông. Các video
về sư Minh Tuệ trên kênh youtube của ông Lê Khả Giáp, người trong đoàn đi
cùng sư Minh Tuệ, luôn đạt trên một triệu lượt truy cập chỉ sau vài giờ đăng tải.
----------------------------
Tháo gỡ vòng kim cô kiểm soát tôn giáo trong hành trình của sư
Minh Tuệ
Cuộc du hành cưỡng bức với sư Minh Tuệ, và những điều nhìn thấy
----------------------------
Truyền
thông “dân lập” vào cuộc
Truyền
thông nhà nước im lặng để cho sư Minh Tuệ đi vào quên lãng, nhưng truyền thông
“dân lập” lấp đầy khoảng trống đó. Trong thời đại ngày nay, làm cho sư Minh Tuệ
đi vào quên lãng là bất khả thi. Theo nhận xét của Luật sư Đặng Đình Mạnh.
Luật
sư Đặng Đình Mạnh chỉ ra rằng sư Minh Tuệ đã bộ hành theo đường quốc lộ Bắc Nam
bốn năm qua nhưng ít được để ý. Chỉ đến khi truyền thông “dân lập” vào cuộc rầm
rộ với các Youtuber thì câu chuyện về hành giả Minh Tuệ đã trở nên phổ
biến với công chúng trong cả nước hồi tháng Năm và tháng Sáu năm 2024, thậm
chí, rộng rãi đến cả nước ngoài. Từ đó, hành giả Minh Tuệ vụt trở nên nổi tiếng
và có sức thu hút, ảnh hưởng lớn trong công chúng một cách tự nhiên, ngoài chủ
ý của ông ấy, theo nhận xét của Luật sư Đặng Đình Mạnh.
Nhìn
lại chuỗi sự kiện liên quan đến hành giả Minh Tuệ, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận
xét rằng truyền thông “dân lập” đã hết sức nổi bật và hoàn toàn lấn át vai trò
của hệ thống truyền thông của chế độ bao gồm cả hàng trăm báo,
đài trú đóng trong 63 tỉnh thành trong cả nước. Trong đó, chính truyền
thông tự phát đã đưa sự kiện hành giả Minh Tuệ đến với công chúng chứ
không phải truyền thông của chế độ. Ông trao đổi với RFA:
“Cho
đến khi diễn ra sự kiện hành giả Minh Tuệ xuất cảnh với danh nghĩa hành hương về
“đất Phật” vào trung tuần Tháng Mười Hai 2024, bộ hành đi qua nhiều quốc gia:
Lào, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ… thì truyền thông của chế độ vẫn phải im thin
thít.
Điều
này không nằm ngoài chủ trương của chế độ nhằm hạn chế sức lan tỏa, ảnh hưởng của
hành giả Minh Tuệ trong công chúng. Mặt khác, “cứu vớt” lòng tin còn sót lại của
công chúng vào Giáo Hội Phật Giáo đầy tính chất “xôi thịt” do chế độ tạo dựng.
Không
sao cả, truyền thông dân lập vẫn tiếp tục chiếm vị thế thượng phong, phủ sóng rộng
khắp. Họ đưa thông tin, hình ảnh về chuyến bộ hành ấy đến với công chúng quan
tâm. Đến mức này, công chúng không thể không tự hỏi: Hệ thống truyền thông của
chế độ với cả hàng nghìn báo đài, hàng vạn nhà báo có thẻ, được trang bị phương
tiện hiện đại… có còn cần thiết tồn tại nữa hay không?”
Câu
hỏi đặt ra là tại sao hiện nay nhà nước Việt Nam muốn hệ thống truyền thông của
mình im lặng trước hành trình của sư Minh Tuệ đến Ấn Độ?
Không
chế tài được sư Minh Tuệ
Trao
đổi với RFA, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng cho rằng nhà nước Việt Nam không dùng luật
pháp để chế tài sư Minh Tuệ được vì Luật tôn giáo hiện hành của chính quyền chỉ chế tài
các tổ chức tôn giáo, không có điều luật nào chế tài cá nhân đi tu.
Trong
khi đó, hành giả Minh Tuệ không lập tổ chức, không tự nhận là sư, không nhận đệ
tử, không chốn dung thân, hoàn toàn tự do, nên chính quyền không chế tài được bằng
luật. Do đó, muốn chế tài sư Minh Tuệ thì nhà nước phải sửa Luật tôn giáo hiện
hành, nhưng không dễ, vì “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị” mà
Việt Nam đã ký cũng nghiêm cấm các nước ra luật chế tài niềm tin ở cấp độ
cá nhân.
Tuy
tu hành theo cách thức tối giản, rất mực khiêm tốn, không nhận tiền tài, chỉ khất
thực một bữa đúng ngọ, theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, sư Minh Tuệ đã trở nên
nguy hiểm cho chế độ.
Lý
do là ông đã tạo ra một hình ảnh hoàn toàn tương phản với giới sư sãi của giáo
hội Phật giáo do nhà nước dựng lên. TS Thắng điểm qua một vài cái tên đã rất “nổi
tiếng” mà bản thân truyền thống nhà nước cũng đã phê phán: chùa Ba Vàng của sư
Thích Trúc Thái Minh với dịch vụ cúng vong giải nghiệp, chùa Phúc Khánh của sư Thích Thanh
Quyết với dịch vụ cúng sao giải hạn, chùa Thiền tôn Phật Quang của
sư Thích Chân Quang với những lời kêu gọi cúng dường cầu tài lộc.
Luật
sư Đặng Đình Mạnh cũng đồng tình với nhận xét trên. Ông cho rằng từ biết bao
lâu nay, công chúng đã mất lòng tin vào sự chân thật của hàng ngũ tu sĩ Phật
giáo mà tuyệt đại đa số thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do chế độ thành lập,
nhưng với hành giả Minh Tuệ, công chúng hoàn toàn tin cậy vào sự chân thật của
ông ấy. Trong đó, cách thức tu hành tối giản của hành giả Minh Tuệ đã hoàn toàn
đối lập với cách thức tu hành bằng cách xây chùa to, dựng tượng lớn, trang phục
hoa hòe, danh hiệu cao đạo, thứ bậc phức tạp, thay cho thuyết pháp là luôn miệng
yêu cầu cúng dường bằng tiền bạc, tài sản có giá trị của nhiều tu sĩ thuộc Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam.
Theo
Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, chính hình ảnh tương phản giữa sư Minh Tuệ và các sư
sãi của giáo hội chính thống đã khiến cho giáo hội này phải ra một văn bản phủ nhận sư Minh Tuệ là sư, ngay sau khi sư Minh Tuệ được
truyền thông “dân lập” đưa tin và trở nên nổi tiếng. Theo TS Thắng, giáo hội
chính thống phải phủ nhận sư Minh Tuệ vì việc tu hành theo hạnh Đầu đà của ông
đã ảnh hưởng lớn đến quyền lợi vật chất của giáo hội.
Sư
Minh Tuệ đi Ấn Độ, ai được lợi?
Theo
Luật sư Đặng Đình Mạnh, vấn đề không chỉ là việc tu hành theo hạnh Đầu đà tối
giản của sư Minh Tuệ đã tương phản với cả hệ thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
to lớn, giàu có nhưng ít “Phật tính.” Vấn đề mà nhà nước Việt Nam quan ngại nhất
là sự tương phản đó đã làm cho hành giả Minh Tuệ vô tình trở thành mối nguy hại
tiềm ẩn về an ninh cho chế độ. Ông nói:
“Đó
cũng là lý do mà chế độ đã ra tay bắt cóc ông ấy tại Huế đưa về Gia Lai vào thượng
tuần tháng 06/2024, đồng thời, khuyến khích ông ấy ẩn tu để vô hiệu hóa các yếu
tố nguy hại.
Về
phương diện pháp lý, biện pháp này của chính quyền đã vi phạm vào quyền tự do
tôn giáo của hành giả Minh Tuệ. Khiến cho công chúng phản ứng và tạo nên công
luận khiến cộng đồng quốc tế quan tâm, lên tiếng về tình trạng vi phạm nhân quyền.
Có
vẻ như những điều này đã khiến chế độ chùn tay đàn áp hành giả Minh Tuệ, khác với
trước đây họ đã từng đàn áp nhiều tu sĩ, đến mức độ bỏ tù không xét xử hoặc bí
mật thủ tiêu tu sĩ.”
Sau
khi nhà nước Việt Nam đưa sư Minh Tuệ về Gia Lai thì dòng người ngưỡng mộ vị hành giả vẫn tiếp tục đổ dồn về
Gia Lai để được tiếp xúc với ông. Do đó, theo Luật sư Đặng Đình Mạnh và
Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, việc đưa hành giả Minh Tuệ ra nước ngoài với danh
nghĩa đi hành hương về đất Phật chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế của
chính quyền, và trong chừng mực nào đó, nó cũng phù hợp với nguyện vọng của
hành giả Minh Tuệ.
Theo
TS Nguyễn Đình Thắng, sư Minh Tuệ phải ra đi. Sự ra đi của ông một mặt phù hợp
với mong muốn của ông, và mặt khác, đem lại lợi ích cho nhà nước và giáo hội của
chính quyền. Với nhà nước, không còn cảnh người tu tập vì ngưỡng mộ sư Minh Tuệ,
không còn hình ảnh một tu sỹ “ngoài luồng,” đứng ngoài tổ chức do mình kiểm
soát. Còn với giáo hội của chính quyền, không còn hình ảnh một tu sỹ “hạnh Đầu
đà” trái ngược với cuộc sống xa hoa của họ.
Do
đó, theo TS Thắng, việc truyền thông nhà nước không đưa tin về chuyến đi của sư
Minh Tuệ là hoàn toàn “hợp lý”, xét từ lợi ích của nhà nước. Tuy nhiên, TS Thắng
cho rằng thời đại ngày nay không thể bịt thông tin hoàn toàn được. Đặc biệt là
khi sư Minh Tuệ sang Thái Lan. Thái Lan là xứ sở mộ đạo Phật nên rất ủng hộ sư
Minh Tuệ. Nhà nước Việt Nam cũng hiểu điều này, cho nên giữa hai giải pháp (đưa
ra nước ngoài và giữ lại Gia Lai) thì họ chọn giải pháp đỡ xấu hơn cho họ. Tiến
sỹ Nguyễn Đình Thắng so sánh cách nhà nước đối xử với sư Minh Tuệ với cách họ đối
xử với các tù nhân lương tâm: đẩy ra nước ngoài. Ở nước ngoài, các cựu tù nhân
lương tâm có thể vẫn lên tiếng, nhưng ảnh hưởng trong nước được giảm thiểu tối
đa.
Tuy
nhiên, theo Luật sư Đặng Định Mạnh, đối với nhà nước, việc đưa hành giả Minh Tuệ
ra nước ngoài chỉ là giải pháp tình thế chứ chưa khắc phục được hoàn toàn mối
nguy hại tiềm ẩn về an ninh cho chế độ. Vì sau khi hoàn thành chuyến đi, hành
giả Minh Tuệ rất có thể sẽ trở về nước. Do đó, công chúng hoàn toàn có lý do để
lo ngại rằng chế độ sẽ tiếp tục có biện pháp “cấm cửa” ông ấy trở về Việt Nam
hoặc thậm chí áp dụng các biện pháp nặng nề hơn nữa.
Sư
Minh Tuệ khó có thể ở lại Ấn Độ mãi mãi vì ông là công dân Việt Nam. Chắc hẳn
dù có đến được Ấn Độ, trong tương lai ông sẽ phải trở về quốc gia mình là công
dân. Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, xét về mặt lợi ích thì nhà nước và giáo hội
của nhà nước sẽ không muốn hành giả Minh Tuệ quay trở lại. Nhưng thời điểm đó
còn xa. Ông Nguyễn Đình Thắng nhận định rằng công chúng sẽ phải đợi đến lúc đó
để quan sát xem hành giả Minh Tuệ sẽ được đối xử như thế nào.
--------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
Dân
bị phạt vì trí tưởng tượng?
Khất
sĩ Thích Minh Tuệ mang đến sự tương phản đáng hổ thẹn cho giới tinh hoa Việt
Nam
Cách
“xử lý” trường hợp ông Thích Minh Tuệ: Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ
gì?
Video
về sư Minh Tuệ, Nhật Từ bị cho cắt ghép và vấn đề pháp lý
Sư
Thích Minh Tuệ tự nguyện hay bị ép dừng bộ hành?
No comments:
Post a Comment