Hàn
Quốc: Chính giới phân cực, thể chế lỗi thời qua vụ tổng thống Yoon cố thủ chống
lệnh bắt
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 07/01/2025 - 10:39 - Sửa đổi ngày: 07/01/2025 - 12:12
Đa
số người dân Hàn Quốc ủng hộ phế truất tổng thống Yoon Suk Yeol, bị Quốc Hội
đình chỉ chức vụ ngày 14/12/2024 với cáo buộc “nổi loạn”, “lạm
dụng quyền lực” vì đã ban hành thiết quân luật ngày 03/12 nhưng bất
thành. Tại sao ông Yoon có thể kháng được lệnh bắt giữ của Văn phòng Điều tra
tham nhũng các quan chức cấp cao (CIO) ? Lực lượng nào bảo vệ ông ?
HÌNH
:
Người
biểu tình Hàn Quốc giương biểu ngữ đòi "Bắt Yoon Suk Yeol ngay lập tức"
trước dinh tổng thống, tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 03/01/2025. REUTERS - Kim
Hong-Ji
Khủng
hoảng chính trị trầm trọng này cho thấy chính sự phân cực sâu sắc và thể chế lỗi
thời ở Hàn Quốc đã tạo điều kiện cho ông Yoon tiếp tục kháng cự.
Ai
bảo vệ ông Yoon Suk Yeol ?
Trước
tiên, là sự đối đầu giữa phe trung thành với tổng thống và các cơ quan điều
tra, trong đó có cảnh sát. Văn phòng Điều tra tham nhũng các quan chức cấp cao
(CIO) Hàn Quốc phối hợp với cảnh sát và đơn vị điều tra của bộ Quốc Phòng để
cùng tiến hành điều tra về quyết định áp đặt thiết quân luật của ông Yoon. Ngày
31/12, tòa án ở Seoul đã chấp thuận yêu cầu bắt giữ tổng thống Yoon. Nhưng khoảng
30 người của CIO và 50 cảnh sát đã không thể phá vỡ hàng rào dày đặc 200 đặc vụ
của Cơ quan an ninh tổng thống (PSS) và binh lính thuộc Bộ Tư lệnh Phòng vệ Thủ
đô (thường có nhiệm vụ bảo vệ Seoul trong trường hợp Bắc Triều Tiên thâm nhập),
bảo vệ dinh tổng thống. Cảnh sát và các nhà điều tra đã phải rút lui để tránh
xô xát và vì an toàn của họ.
Giám
đốc PSS Park Chong Jun, một cựu quan chức cảnh sát được ông Yoon Suk Yeol bổ
nhiệm tháng 09/2024, biện minh rằng, dù bị Quốc Hội tước quyền, ông Yoon vẫn là
tổng thống Hàn Quốc “được dân bầu lên” cho đến khi có phán quyết
của Tòa Bảo Hiến. Do đó, “ông vẫn được bảo vệ theo quy định của pháp luật”.
Người tiền nhiệm của ông Park chính là Kim Yong Hyun, một người bạn thời thơ ấu
của tổng thống Yoon, sau này được bổ nhiệm làm bộ trưởng Quốc Phòng, hiện ở tù
vì đã chủ mưu vụ ban hành lệnh thiết quân luật.
Được
thành lập vào năm 1963, lực lượng cận vệ của tổng thống đạt đến đỉnh cao quyền
lực dưới các chế độ quân sự, đặc biệt là dưới thời Park Chung Hee, sau đó bị mất
đi một số đặc quyền trong tiến trình dân chủ hóa. Dù vậy, hiện nay luật về an
ninh của tổng thống vẫn trao cho lực lượng này nhiều quyền lực đáng kể. Còn lực
lượng thuộc bộ Tư lệnh dường như cũng được bộ trưởng Quốc Phòng Kim Yong Hyun -
khi chưa bị bắt - giao nhiệm vụ giám sát phạm vi dinh tổng thống, nhiệm vụ theo
lẽ do cảnh sát đảm trách.
Trường
hợp của ông Yoon Suk Yeol hiện nay khiến báo Le Monde ngày 03/01 liên tưởng đến
nhiều ví dụ trước đây, như lực lượng cảnh sát theo nhà độc tài Syngman Rhee
(1948-1960) và quân đội phục tùng những người kế nhiệm Park Chung Hee
(1962-1979) và Chun Doo Hwan (1980-1988).
Sự
phân cực và đối đầu căng thẳng còn được thể hiện qua việc CIO và phe đối lập
Dân Chủ kiện giám đốc PSS Park Chong Jun về tội “cản trở công lý”.
Còn luật sư của tổng thống Yoon Suk Yeol đã đệ đơn cáo buộc CIO hành động “bất
hợp pháp” vì không có thẩm quyền huy động cảnh sát để thực hiện lệnh bắt
giữ và khám xét nhà ông Yoon. Điều này có thể giải thích cho việc ngày 06/01,
CIO giao cho cảnh sát tiếp quản lệnh bắt giữ ông Yoon.
Ai
ủng hộ ông Yoon ?
Dù
đa số người dân Hàn Quốc muốn phế truất ông, tổng thống Yoon Suk Yeol vẫn được
những người trung thành và một bộ phận cử tri bảo thủ ủng hộ hết mình. Sau vụ bắt
giữ ông Yoon không thành ngày 03/01, bất chấp thời tiết lạnh giá, bão tuyết,
vài nghìn người, chia thành hai phe ủng hộ và phản đối, tập trung trước dinh thự
của tổng thống Hàn Quốc từ bốn ngày nay.
Cuộc
đối đầu giữa hai lực lượng này cũng cho thấy sự chia rẽ sâu sắc. Xã hội Hàn Quốc
phải đối mặt với các xung đột về thế hệ, nam-nữ, giàu-nghèo và vùng miền. Trong
chiến thắng sát sao của ông Yoon năm 2022 có sự ủng hộ của giới trẻ nam, bất
bình vì sự trỗi dậy của nữ quyền và sự phủ nhận những chính sách kinh tế của tổng
thống cấp tiến Moon Jea In (2017-2022). Hơn bao giờ hết cánh tả bị cáo buộc đồng
lõa với Bắc Triều Tiên. Đây cũng là lập luận được ông Yoon sử dụng để biện minh
cho thiết quân luật. Còn cánh hữu bị chỉ trích phần nào khoan dung cho những chế
độ độc tài trước đây và có quan điểm xét lại về thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng
(1910-1945).
Lỗ
hổng trong thể chế được ông Yoon khai thác như thế nào ?
Một
bất cập lớn được Kim Dong Yeon, thống đốc vùng Gyeonggi, thuộc đảng Dân Chủ, nhấn
mạnh, đó là “với cuộc bầu cử tổng thống chỉ có một vòng, người chiến thắng
nắm giữ tất cả”. “Họ như những ông hoàng vì có quyền lực rất lớn”,
theo Jeong Nam Ku, tổng biên tập nhật báo cánh trung Hankyoreh. Cho nên, một số
người đã khai thác những thiếu sót trong luật an ninh để bịt miệng đối lập. Tổng
thống Yoon có lẽ là một trường hợp như vậy.
Bị
suy yếu vì mức độ tín nhiệm xuống rất thấp và những tai tiếng liên quan đến vợ,
ông đã phải sử dụng đến thiết quân luật, viện dẫn mối đe dọa Bắc Triều Tiên.
Dân biểu Dân Chủ Kim Min Seok giải thích “một chính quyền đang gặp khó
khăn có thể dễ dàng viện đến một sự cố với Bắc Triều Tiên để biện minh cho những
biện pháp đặc biệt”, bởi vì về lý thuyết, hai miền Triều Tiên chỉ mới ký hiệp
định đình chiến năm 1953, tức là hai nước vẫn trong tình trạng chiến tranh.
Thiết
quân luật được thông qua năm 1949 và được giảm nhẹ vào năm 1981. Tổng thống phải
thông báo cho Quốc Hội về thiết quân luật cho dù không cần được Quốc Hội chấp
thuận. Tuy nhiên, ông Yoon đã không làm việc này. Trả lời thông tín viên RFI
Camille Ruiz tại Seoul, giáo sư chính trị và an ninh quốc tế Manson
Richey, Đại học Ngoại ngữ Hankuk, đánh giá “thiết quân luật có lẽ chỉ
là một triệu chứng cho sự thoái trào của nền dân chủ”.
Cải
tổ : Nhiệm vụ khả thi ?
Người
dân và chính phủ lo lắng cho hình ảnh của Hàn Quốc bị tác động vì cuộc khủng hoảng
trầm trọng trên thượng tầng lãnh đạo. Chi Ji Eun, 23 tuổi, tham gia biểu tình ở
Seoul, cố trấn an khi được thông tín viên RFI phỏng vấn : “Cần phải tin
vào đất nước chúng tôi, bởi vì người dân được huy động và cố làm mọi cách để mọi
chuyện trở lại bình thường”. Còn ông Eom Gil Yong, 58 tuổi, tự tin : “Không
có gì phải lo lắng. Bởi vì chúng tôi, những người lao động Hàn Quốc, bảo vệ nền
dân chủ. Thậm chí những sự kiện này có thể là cơ hội để củng cố nền dân chủ”.
Còn
theo giáo sư Mason Richey, “hiện giờ, điều duy nhất về dân chủ còn hoạt
động ở Hàn Quốc, đó là các cuộc biểu tình quy mô lớn của người dân để cho thấy
rằng họ muốn luật pháp được áp dụng. Các thể chế đã suy yếu và càng cho thấy
nghiêm trọng đến mức nào trong cuộc khủng hoảng này”. Để minh chứng, ông
trích dẫn báo cáo chỉ số dân chủ V-dem năm 2024 : Hàn Quốc đang “trượt
dốc” về dân chủ. Xu hướng này đã bắt đầu kể từ khi tổng thống Yoon Suk
Yeol lên cầm quyền.
Để
có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, nhà báo Jeong Nam Ku cho rằng cần “loại
khỏi tâm trí khái niệm “vị vua toàn năng” và thay đổi Hiến Pháp để lập ra những
giới hạn rõ ràng trong tam quyền phân lập”. Tuy nhiên, viễn cảnh này còn xa
vời vì hai phe không chịu thỏa hiệp, thậm chí “mỗi phe khép chặt mình
trong vỏ bọc riêng trên các mạng xã hội và coi phe kia như một mối đe dọa hiện
hữu”, theo quan sát của Sun Ryung Park và Yves Tiberghien, Đại học Bristish
Columbia.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
HÀN
QUỐC - CHÍNH TRỊ
Hàn
Quốc : Khủng hoảng chính trị thêm trầm trọng sau nỗ lực bắt tổng thống
Yoon không thành
HÀN
QUỐC - CHÍNH TRỊ
Hàn
Quốc : Tòa án phát lệnh bắt giữ tổng thống Yoon Suk Yeol để phục vụ điều
tra
No comments:
Post a Comment