LÀM
SAO ĐỂ LUẬT HỌC PHÁT TRIỂN, ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN
Nói
cho vuông (tôi mượn câu nói này mà thường nghe ngoài xã hội), không có kiến thức
pháp lý nền tảng thì đừng mơ có một nền luật học phát triển.
Một
cơ sở đào tạo luật lớn bậc nhất của đất nước đã suốt hàng chục năm bỏ môn Luật
La Mã không dạy vì cho rằng đó là "lịch sử" và cũng không nghiên cứu
để dạy luật so sánh cho tới khoảng chục năm trở lại đây, chưa kể tới việc dạy
Luật La Mã và dạy luật so sánh không đúng với nghĩa của nó.
Khi
soạn thảo Bộ luật Dân sự 2015 và cho tới nay, hậu quả của việc thiếu hụt cơ bản
này có thể nhìn thấy quá rõ, mặc dù lúc đó chúng tôi đã kiến nghị quá nhiều với
ban soạn thảo.
Chỉ
riêng 02 điều luật cực kỳ quan trọng ở sát nhau trong Bộ luật Dân sự năm 2015
nhưng mâu thuẫn nội tại với nhau và với toàn bộ hệ thống pháp luật về dân sự có
thể là minh chứng đầy đủ.
Điều
160 (khoản 1, đoạn 1) quy định một nguyên tắc bao trùm của luật tài sản theo
truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa và truyền thống pháp luật XHCN - đó là
nguyên tắc vật quyền xác định, tức là phải được xác định bởi đạo luật.
Ấy
thế mà Điều 159 (khoản 2), với giọng điệu diễn đạt nguyên tắc và quy tắc bao
trùm hệ thống pháp luật, tuyên bố: ngoài quyền sở hữu, chỉ có 03 vật quyền, bao
gồm quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt, trong
khi đó bản thân Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cả về quyền sử dụng đất (chẳng
hạn Mục 7, Chương XVI) với sự phân biệt rất rõ giữa quyền sử dụng đất và quyền
hưởng dụng. Bản thân Bộ luật này còn quy định cả những vật quyền phụ thuộc như
thế chấp, cầm cố và quyền đặc ưu. Có đạo luật khác cũng có quy định về vật quyền,
ví dụ như Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nói về quyền lưu cư.
Đặc
biệt Luật Đất đai là một đạo luật chuyên biệt ở nước ta chuyên quy định về một
loại vật quyền quan trọng đệ nhất - đó là quyền sử dụng đất vì ở nước ta ai
cũng là chủ sở hữu toàn bộ đất đai (thuộc sở hữu toàn dân) nhưng bất kỳ ai cũng
chỉ có dịch quyền trên đất (quyền trên đất của chủ sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý).
Do
không nghiên cứu nền tảng pháp lý nên dẫn đến tình trạng mình quy định nhưng lại
không hiểu chính thứ mà mình quy định, chưa kể đến hầu hết kỹ thuật pháp lý
mình sử dụng trong luật lệ của mình có nguồn gốc từ Luật La Mã cổ đại mà rất rất
nhiều nước trên thế giới hiện cũng đang dùng, trong khi mình không biết họ dùng
như thế nào và phát triển chúng ra sao vì mình không chịu nghiên cứu luật so
sánh.
Quyền
tài sản mà không rành mạch thì làm sao phát triển kinh tế theo đúng nghĩa, làm
sao giữ bình ổn xã hội?
Nhìn
sang phía "bạn thù", sát ta mà xem, họ trở thành cường quốc có lẽ có
một phần do nghiên cứu rất kỹ nền tảng về pháp lý và hướng tới giải thích cho
cái mới.
Xem
những bài nghiên cứu của họ liên ngành luật học mà tôi thấy ngượng vì chúng ta
"quyền anh, quyền tôi" lớn quá và chủ nghĩa cá nhân khủng khiếp quá để
bị họ bỏ lại phía sau.
Hãy
tỉnh lại đi!
.
No comments:
Post a Comment