Phạt nặng giao
thông: xử phạt hay trừng phạt?
BBC News Tiếng Việt
7
tháng 1 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9830el5y8no
Một
nghị định mới của Chính phủ Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính trong giao
thông đường bộ đang gây tranh cãi trong dư luận khi tiền phạt quá cao so với
thu nhập trung bình của người dân.
Nghị
định 168/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/1/2025, đã nâng mức phạt lên rất cao so với
mức phạt cũ.
Xét
về số tiền, một số lỗi vi phạm bị phạt lên tới 80 triệu đến 100 triệu đồng, còn
xét về tỷ lệ, một số mức phạt trong quy định mới hiện gấp 50 lần so với trước.
Không
chỉ phạt tiền, người vi phạm có có thể bị xử phạt bổ sung như tịch thu biển số,
phương tiện, trừ điểm giấy phép lái xe v.v...
Chỉ
sau hai ngày đầu tiên thực thi Nghị định 168, có tới 33 tỷ đồng tiền phạt đã được
thu cho ngân sách nhà nước.
Mức
phạt cao diễn ra trong bối cảnh thông tin Bộ Công an được giữ 85% số tiền phạt
đặt ra các câu hỏi về mục đích nhằm bảo đảm cho người dân tuân thủ luật giao
thông hay là thu ngân sách, từ đó làm dấy lên lo ngại sẽ nảy sinh tiêu cực giữa
người vi phạm và cảnh sát giao thông.
BBC
News Tiếng Việt phỏng
vấn luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty Thế giới Luật pháp tại TP HCM, về
một số vấn đề đang được dư luận đặt ra đối với các mức phạt trong nghị định
này.
MỨC
PHẠT GIAO THÔNG TỪ 1/1/2025
BBC:
Theo ông, vì sao cần có chế tài quá mạnh, và dường như quá đột ngột, như vậy, đặc
biệt là khi thu nhập của người lao động ở Việt Nam còn chưa cao?
Luật
sư Phùng Thanh Sơn:
Nếu chế tài không đủ mạnh thì không đạt được mục đích răn đe, phòng ngừa, từ đó
không thể nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông nhằm giảm số lượng tai nạn
giao thông.
Về
nguyên tắc, tôi ủng hộ chế tài phải đủ mạnh để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa
nhưng phải ở mức hợp lý và tương xứng với thu nhập, không làm cho người vi phạm
phải kiệt quệ kinh tế.
Nếu
vì mục đích răn đe, phòng ngừa mà đưa ra mức phạt vượt quá sự chịu đựng của xã
hội thì về lâu dài nó sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy:
-
Mức xử phạt cao gấp nhiều lần thu nhập có thể khiến một bộ phận người dân rơi
vào vòng xoáy nghèo đói khi phải thanh lý tài sản, vay mượn để nộp phạt.
-
Việc mất phương tiện đi lại dẫn đến giảm khả năng lao động, từ đó thu nhập càng
sụt giảm và khó khăn kéo dài.
-
Chênh lệch về khả năng chi trả giữa các nhóm thu nhập đối với cùng một mức phạt
đang làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo, tạo ra những bất bình đẳng mới
trong xã hội.
-
Áp lực tài chính quá lớn khiến nhiều người rơi vào trạng thái stress kéo dài,
trầm cảm và mất niềm tin vào tính công bằng của pháp luật.
-
Xuất hiện các "dịch vụ" phi pháp như môi giới giảm tiền phạt, cho vay
nặng lãi nhắm vào những người gặp khó khăn.
-
Thay vì tăng ý thức tuân thủ, mức phạt quá cao có thể thúc đẩy hành vi trốn
tránh tinh vi hơn hoặc tìm cách "chung chi" với cán bộ thực thi.
-
Tiền phạt quá cao thì sẽ trở thành trừng phạt chứ không còn xử phạt nữa. Khi
đó, mâu thuẫn giữa người dân và cơ quan thực thi ngày càng sâu sắc, làm suy giảm
hiệu quả của công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Theo
một số bài báo, ở Singapore, hành vi vượt đèn đỏ bị xử lý nghiêm khắc với mức
phạt tiền tối đa là 400 SGD (gần 7,5 triệu đồng) đối với xe máy và 500 SGD (9,3
triệu đồng) đối với xe hơi. Mức phạt này chưa đến 0,5% tổng thu nhập bình quân
năm của người dân (hơn 79.000 USD/năm).
Còn
ở Việt Nam thu nhập bình quân đầu người năm 2024 vào khoảng 4.500 USD/năm
(tương đương 112.500.000 đồng/năm) nhưng mức phạt lên đến 20.000.000 đồng cho
hành vi đó, tương đương 17,78% tổng thu nhập năm.
Ở
Việt Nam, một năm mà tài xế bị chừng năm lỗi vi phạm thì xem như cả năm đi làm
nhịn ăn, nhịn uống chỉ để đóng phạt mà thôi.
BBC:
Ông có nghĩ mức phạt nặng đồng nghĩa với việc người dân tuân thủ luật hơn
không?
Luật
sư Phùng Thanh Sơn:
Việc áp dụng mức phạt quá cao khiến người dân tuân thủ vì sợ bị phạt nặng hơn
là vì ý thức tự giác, dẫn đến tình trạng họ chỉ chấp hành khi có sự giám sát của
lực lượng chức năng.
Thay
vì dựa vào nỗi sợ, văn hóa giao thông cần được xây dựng trên nền tảng ý thức từ
nội tâm của mỗi người dân, khi họ hiểu rõ việc tuân thủ luật là vì sự an toàn của
bản thân và cộng đồng.
Khi
người dân đã thấm nhuần văn hóa tôn trọng pháp luật, việc thực thi sẽ hiệu quả
hơn nhiều so với việc chỉ dựa vào các biện pháp cưỡng chế và trừng phạt.
Singapore là một minh chứng.
Như
đề cập trên, mức phạt cho hành vi vượt đèn đỏ ở Singapore chưa đến 0,5% tổng
thu nhập bình quân đầu người nhưng ý thức chấp hành pháp luật của người dân
Singapore rất cao.
Mục
tiêu cuối cùng của việc thực thi pháp luật phải là xây dựng được ý thức tự giác
từ trong nội tâm mỗi người dân, để họ tự nguyện tuân thủ như một thói quen, một
nét văn hóa, chứ không phải vì nỗi sợ bị trừng phạt.
BBC:
Người dân đã có những phản ứng khi mức chế tài phạt quá cao trong khi hạ tầng
chưa được đầu tư tương xứng...
Luật
sư Phùng Thanh Sơn:
Tôi nghĩ người dân có quyền phản ứng khi mức phạt quá cao so với thu nhập của
người dân mà hạ tầng giao thông còn quá nhiều bất cập.
Có
người dẫn chứng mức phạt của Singapore, Hoa Kỳ để biện minh cho mức phạt của Việt
Nam.
Tuy
nhiên, họ quên rằng hạ tầng giao thông Việt Nam so với Singapore, Hoa Kỳ còn
kém xa, thu nhập người dân Việt Nam kém hơn Singapore, Hoa Kỳ hàng chục lần!
BBC:
Có ý kiến cho rằng sở dĩ phạt nặng như vậy là muốn tạo thêm nguồn thu nhập cho
cảnh sát, khi 85% tiền xử phạt giao thông được phân bổ cho Bộ Công an?
LS
Phùng Thanh Sơn:
Tôi chưa rõ quy chế sử dụng quỹ này như thế nào. Tuy nhiên, tôi nghĩ cần minh bạch
hơn trong việc sử dụng nguồn thu từ xử phạt.
Nguồn
thu này nên được đầu tư trở lại cho hạ tầng giao thông, tuyên truyền và giáo dục
ý thức.
Điều
này sẽ tạo niềm tin cho người dân.
BBC:
Về phía cơ quan công quyền, liệu có xảy ra các tiêu cực khi người vi phạm thay
vì đóng phạt cao sẽ tìm cách đưa tiền cho cảnh sát giao thông?
Luật
sư Phùng Thanh Sơn:
Tôi nghĩ điều đó sẽ làm gia tăng tiêu cực.
Ví
dụ, nếu trước đây một người bị phạt năm triệu đồng, trong khả năng chịu đựng của
họ, thì họ có thể sẵn sàng đóng phạt mà không đút lót.
Nay
mức phạt tăng lên 20 triệu đồng, ngoài sức chịu đựng của họ, thì chắc chắc họ
phải chọn giải pháp thỏa hiệp "cắt nửa vầng trăng" với cảnh sát giao
thông thôi.
BBC:
Ông nghĩ có cách nào tốt hơn để không phải tăng nặng mức xử phạt mà vẫn bảo đảm
được mục đích tuân thủ giao thông của người dân không?
Luật
sư Phùng Thanh Sơn:
Tôi nghĩ cần phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp:
Xây
dựng lộ trình tăng phạt phù hợp với thu nhập của người dân và áp dụng mức phạt
khác nhau giữa các nhóm cư dân. Một người nông dân ở quê lên thành phố, không
rành đường rất dễ bị xử phạt, thu nhập họ thấp nhưng lại là người có nguy cơ bị
phạt cao hơn dân thành thị. Đây là một nghịch lý. Cần phải có mức chế tài khác
nhau theo khu vực cư trú của người vi phạm.
Chính
quyền cũng cần rà soát, điều chỉnh hệ thống biển báo bất hợp lý, nâng cấp đèn
tín hiệu theo hướng thông minh, tự động điều chỉnh theo lưu lượng.
Thêm
nữa, cần phát triển ứng dụng thông báo tình trạng giao thông theo thời gian thực
cho người dân, phát triển mạng lưới giao thông công cộng để giảm áp lực của các
phương tiện cá nhân, đồng thời cần tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao
thông nói riêng và pháp luật nói chung.
MỨC
PHẠT VỚI XE MÁY
MỨC
PHẠT VỚI Ô TÔ
--------------------------
Tin
liên quan
·
Bộ Công an sửa đổi
quy định giám sát cảnh sát giao thông, ảnh hưởng thế nào?
6
tháng 10 năm 2024
·
Giao thông Thái
Lan: Vì sao tài xế không bấm còi inh ỏi như ở Việt Nam?
1
tháng 12 năm 2023
·
Việt Nam: Đô thị
‘muốn thông minh’ mà giao thông còn hỗn độn
12
tháng 12 năm 2022
No comments:
Post a Comment