Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng và di sản chưa hoàn tất cho Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Giang
Gửi
cho BBC News Tiếng Việt từ Singapore
19
tháng 7 2024, 12:13 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cv2grzjr2kyo
Giữ
vai trò lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2011, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã để lại một di sản nổi bật, nhưng còn nhiều dang dở.
Với
Chủ tịch nước Tô Lâm nay tạm thời giữ quyền điều hành Đảng Cộng sản Việt Nam,
chúng ta thử nhìn lại một số điểm nổi bật trong di sản của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng.
Bề
dày công tác chưa từng có
Là
ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1997 và làm Bí thư Thành ủy Hà Nội từ cuối 2000,
kinh qua các vị trí Chủ tịch Quốc hội, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và từng
giữ cả chức Chủ tịch nước (2018-2021), Giáo sư Nguyễn Phú Trọng có bề dày công
tác hơn mọi chính trị gia Việt Nam nhiều thập niên qua.
Thế
nhưng, dù ông đã từng nắm các chức vụ cao nhất, và quan trọng nhất trong bộ máy
chính trị Việt Nam hơn một phần tư thế kỷ, dấu ấn lớn nhất, di sản được thế giới
biết đến nhiều nhất của ông là công cuộc chống tham nhũng, còn gọi là Đốt lò.
Trong tiếng Anh báo chí, cứ nói tới “blazing furnace” là người ta biết ngay là
công trình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam.
Đối
nội, một di sản dang dở
Tuy
thế, đây là một di sản còn dang dở và đang để lại khá nhiều vấn đề cho hệ thống
chính trị Việt Nam mà ai kế vị ông cũng phải giải quyết.
Để
hiểu được động lực cao nhất thúc đẩy ông thực hiện công cuộc làm trong sạch
chính đội ngũ các đồng chí của mình mà ông theo đuổi tới giờ phút cuối cùng, có
lẽ cần tìm hiểu tư duy Nguyễn Phú Trọng.
Hồi
tháng 1/2021, Tiến sĩ triết học Nguyễn Hữu Liêm có viết cho Diễn đàn BBC
Tiếng Việt một bài nói Tổng
Bí thư Trọng mang hình ảnh “người cộng sản cuối cùng”, hàm ý ông là “nhà
lãnh đạo Việt Nam trung kiên duy nhất còn lại vốn tin tưởng cao độ vào giáo điều
chủ nghĩa Mác-Lê cũng như vai trò của Đảng cho tương lai Việt Nam”.
Chiến
dịch đốt lò đã khiến nhiều nhân vật cấp cao, thậm chí cả thành viên “Tứ Trụ”,
phải mất chức, nhiều người đi tù
Giáo
sư Trọng muốn Đảng thay đổi để “trường tồn cùng dân tộc Việt Nam”.
Ở
vị trí đó, ông mở chiến dịch Đốt lò để “cứu Đảng” vì đã nhìn thấy nạn tham
nhũng mà những người Marxist tin là do kinh tế thị trường (tư bản) đem lại, tàn
phá lý tưởng trong Đảng Cộng sản.
Nhưng
nay, vào năm 2024 thì chúng ta có thể thấy từ lý tưởng tới hành động và kết quả
thì sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể đề cập tới ở các điểm
sau:
Một
là
ông Trọng đã trở thành vị lãnh đạo kiêm nhà lý luận ý thức hệ (ideologue) cuối
cùng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau ông chắc chắn chính trị Việt Nam sẽ thay đổi,
rất khó có chuyện một ai đó lên vị trí cao nhất bằng con đường lý luận, bằng lý
thuyết về chủ nghĩa xã hội. Đơn giản là xã hội và con người Việt Nam đã thay đổi
nhanh, nhiều và vượt xa các vấn đề mà hệ lý luận này có thể kiến giải và tạo giải
pháp.
Hai
là sự
nghiệp chống tham nhũng để làm trong sạch Đảng Cộng sản Việt Nam của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ chưa hoàn tất mà còn làm bộc lộ ra các căn bệnh
trầm kha của hệ thống chính trị Việt Nam. Tham nhũng tiền triệu tính bằng đô la
Mỹ không còn làm người ta ngạc nhiên vì tiền thất thoát, mất mát, chuyển ra nước
ngoài phi pháp đã lên tới con số hàng tỷ đô la, như báo chính chính thống đề cập
tới các đại án.
·
Sức khỏe Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được quan tâm, công an địa phương bất ngờ bác bỏ
14 tháng 1 năm 2024
·
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng dự kỳ họp bất thường của Quốc hội giữa đồn đoán về sức khỏe
15 tháng 1 năm 2024
·
Đảng Cộng sản Việt
Nam: công tác nhân sự thất bại?
7 tháng 5 năm 2024
Ba
là
có một hệ quả khác, ông không trông đợi, là thay vì làm tăng niềm tin vào bộ
máy thì Đốt lò làm giảm đi rất nhiều niềm tin trong nhân dân vào năng lực cầm
quyền, vào tính liêm chính của bộ máy quan chức. Chỉ số cảm nhận tham nhũng ở
Việt Nam được quốc tế ghi nhận là có tiến bộ, nhưng với người dân và doanh nghiệp
thì các cách thức moi tiền tinh vi, bằng cả công nghệ cao, bằng ngân hàng, bằng
các luật lệ mới có vẻ lại nảy sinh sâu rộng hơn, gây tác động xấu đến nền kinh
tế. Khi nghe tin ông Trọng bệnh nặng, trên mạng xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều
câu nói đại loại như “tiếc ông, thương ông” nhưng “không thương gì bộ máy tham
lam, lạm quyền, hành dân”.
Bốn
là vấn đề chuyển giao quyền lực và việc bố trí “Tứ Trụ”. Đây cũng là lĩnh vực
ông Nguyễn Phú Trọng chưa hoàn tất. Để cầm quyền liên tiếp nhằm theo đuổi lý tưởng
chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải phá lệ về nhân sự như tuổi
về hưu và một loạt quy định nội bộ khác, tạo ra khá nhiều giải pháp tình thế về
nhân sự cấp cao. Đốt lò cũng hạ bệ liên tiếp nhiều nhân vật cấp cao nhất trong
Bộ Chính trị, khiến “vốn nhân sự” của Đảng Cộng sản hụt đi nhanh chóng chỉ
trong vòng 12 tháng qua, mà thế hệ kế tục thì chưa được chuẩn bị, tạo ra lo ngại
trong dân chúng và các đối tác quốc tế về sự “ổn định chính trị” vốn được ca ngợi
ở Việt Nam.
Sắp
tới, Việt Nam sẽ lại tiếp tục chọn các giải pháp tình thế, ra các quyết định bất
thường hay không? Mô hình “Tứ Trụ” có còn giá trị hay không?
Các
nước trong khu vực và các đối tác chiến lược của Việt Nam đều đang chăm chú chờ
xem.
Đối
ngoại: những bước ngoặt lớn
Về
mặt đối ngoại, di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại tươi sáng hơn hẳn
vấn đề nội trị. Có thể nói, là người thuộc thế hệ còn có tuổi trẻ thời Chiến
tranh Việt Nam, dù không ra chiến trường, không phải cựu binh, ông đủ uy tín để
thiết lập các quan hệ truyền thống với Trung Quốc và Nga, nhưng cũng đã mở lối
để Việt Nam tạo lập và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn
diện với phương Tây, nhất là Hoa Kỳ.
Không
chỉ thuyết phục được người Mỹ công nhận tính chính danh của hệ thống chính trị
do ông điều hành, ông còn được họ mời sang thăm Nhà Trắng như một nguyên thủ quốc
gia, và bản thân đã đón, gặp mấy đời tổng thống Mỹ kế tiếp nhau tới Hà Nội. Các
nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể nói đã hoàn toàn khép lại quá
khứ tàn khốc của cuộc chiến Mỹ-Việt và đây là một thành công rất lớn, mở đường
cho tương lai.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp tại Phòng Bầu Dục
vào ngày 7/7/2015, sự kiện được đánh giá mang tính bước ngoặt
Tổng
thể về trào lưu và chính sách
Nhìn
rộng ra, thì “nền chính trị Nguyễn Phú Trọng” tuy vậy vừa có tính đặc thù Việt
Nam, vừa có những nét giống một trào lưu đang xảy ra trên toàn cầu, đó là cách
vận động mạnh tay, hơi dân túy để bảo lưu quá khứ, đề kháng trước một số tác động
mà các nhà chủ trương cho là trái chiều của Toàn cầu hóa. Xu thế này đang có ở
cả Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga, Hungary, ở Anh (Brexit hàm ý lưu luyến thời đế chế), và ở
Trung Quốc với khẩu hiệu Phục hưng dân tộc Trung Hoa.
Cụ
thể ở Việt Nam thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chọn cách hiện đại hóa quốc
gia và hội nhập qua con đường đơn tuyến làm trong sạch Đảng để dùng Đảng trị nước.
Mục tiêu này tạm gọi là “make the Party great again”, tạo tính chính danh mới
qua tăng trưởng kinh tế, đồng thời khơi dậy truyền thống cách mạng to lớn thời
kháng chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phương
pháp được áp dụng pha trộn ý thức hệ Leninist thiên về kiểm soát, sử dụng truyền
thông đại chúng, mạng xã hội không do chính phủ nắm để tạo phong trào quần
chúng vì chính thể, đồng thời trấn áp các tiếng nói phi chính thống đang đòi
các giá trị phổ quát. Cách làm này về cơ bản đã chứa đựng nhiều mâu thuẫn tự
thân, vì muốn vừa hiện đại hóa, vừa bảo lưu nhiều cái cũ, nên có mặt hiệu quả
và không hiệu quả.
Câu
hỏi là (những) người kế vị ông sẽ tiếp tục dùng con đường Đảng để trị nước hay
chọn cách khác. Đây là câu hỏi mấu chốt cho giai đoạn tới của chính trị Việt
Nam.
Chọn
cách nào thì cũng có hệ quả tích cực và hệ lụy tiêu cực vì thế giới ngày nay hiếm
có chuyện ai đó nắm được chiếc “chìa khóa vàng” vạn năng để giải quyết vô số vấn
đề chồng chéo, mâu thuẫn nhau trong một xã hội, không cứ gì ở Việt Nam. Các
thách thức cho mọi cơ chế quyền lực vừa và nhỏ đều sẽ rất lớn và gia tăng độ
nóng, nhất là từ tháng 11 năm nay, sau bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.
Tác
giả Nguyễn Giang là nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak Institute
(Singapore). Ông từng giữ các chức vụ trưởng biên tập vùng Đông Á và BBC Tiếng
Việt của BBC World Service.
----------------
Tin
liên quan
·
Tăng tốc phát triển
kinh tế dựa trên công nghiệp bán dẫn và thúc đẩy kinh tế tư nhân
13
tháng 7 năm 2024
·
Hội nghị Trung ương
Đảng 10: Bàn về nhân sự Đại hội 14, có gì chú ý?
9
tháng 7 năm 2024
·
Ông Nguyễn Phú Trọng
nói gì với lực lượng công an ‘còn Đảng thì còn mình’?
6
tháng 7 năm 2024
·
BRICS cạnh tranh với
G7: Việt Nam hưởng lợi từ khối nào hơn?
13
tháng 6 năm 2024
·
Người Việt Nam
trong bức tranh toàn cảnh vượt biển vào Anh
15
tháng 7 năm 2024
·
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng yếu đến mức nào mà Chủ tịch nước Tô Lâm phải điều hành Đảng?
18
tháng 7 năm 2024
No comments:
Post a Comment