Wednesday, July 31, 2024

TIN TỔNG HỢP NGÀY 30/07/2024

 



TIN TỔNG HỢP NGÀY 30/07/2024

 

Chống tham nhũng thời hậu Nguyễn Phú Trọng: Sẽ vẫn "diệt chuột không để vỡ bình"

 

 

.

========================

Liên Hiệp Châu Âu muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam

RFI

 

=====

Quan chức EU thăm Việt Nam, bàn về nâng cấp quan hệ

VOA Tiếng Việt

30/07/2024

https://www.voatiengviet.com/a/quan-chuc-eu-tham-viet-nam-ban-ve-nang-cap-quan-he/7718477.html 

 

Ông Josep Borrell Fontelles, người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu, vừa phát biểu tại một cuộc họp báo ở Hà Nội rằng EU muốn khởi động nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên đối tác chiến lược toàn diện, báo chí trong nước đưa tin.

 

https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-4cfd-08db4b55fc09_w1023_r1_s.jpg

Ông Josep Borrell là đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên Hiệp châu Âu.

 

Ông Borrell, vốn cũng là phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 29 đến 31/7 theo lời mời của Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn sau khi ông đã tham dự Quốc tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

 

“Tôi mong muốn chuyến thăm lần này sẽ khởi động quá trình nâng cấp quan hệ giữa hai bên, sau đó sẽ là quyết định triển khai những nỗ lực, hợp tác, trao đổi để xúc tiến nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới,” ông Borrel được tở Tiền Phong dẫn lời phát biểu tại buổi họp báo song phương với ông Sơn vào sáng ngày 30/7.

 

Theo nhận định của ông thì Hà Nội là đối tác quan trọng của Brussels với số thỏa thuận được EU ký kết nhiều nhất trong khối ASEAN, trong đó có Hiệp định thương mại Tự do EVFTA.

 

Hai ông đã bàn bạc về việc thực thi EVFTA, cam kết phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050, cuộc xung đột Nga-Ukraine, cuộc chiến giữa Israel-Hamas ở dải Gaza, trong số những vấn đề khác, theo Tiền Phong cho biết.

 

Về vấn đề Biển Đông, quan chức đối ngoại hàng đầu EU khẳng định khối này có lợi ích ở đây với 38% lượng hàng nhập khẩu và 22% lượng hàng xuất khẩu của họ sử dụng tuyến hàng hải qua Biển Đông, cũng theo tờ báo này. Do đó, bất kỳ căng thẳng gì trên Biển Đông “cũng có thể ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp” của EU, theo lời ông Borrell được dẫn lại.

 

Ông cho rằng Việt Nam là đối tác quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của khối.

 

 

Về phần mình, Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị EU tiếp tục cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, sớm gỡ bỏ thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam do đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (IUU) mà EU đã áp đặt từ năm 2017, thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) và giúp đỡ tiền bạc cũng như đào tạo để Việt Nam triển khai Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), tờ Tuổi Trẻ tường thuật.

 

Hiện giữa Hà Nội và Brussels có khuôn khổ quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện, vốn có hiệu lực từ tháng 10 năm 2016. Châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, sau Mỹ và Trung Quốc, và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.

 

Cũng trong sáng ngày 30/7, ông Josep Borrell đã được Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp. Chủ tịch Lâm được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời nói với ông Borrell rằng “EU là đối tác rất quan trọng của Việt Nam”.

 

VIDEO :

Quan chức EU thăm Việt Nam, bàn về nâng cấp quan hệ

VOA EXPRESS

.

Quan chức EU thăm Việt Nam, bàn về nâng cấp quan hệ | Truyền hình VOA 31/7/24

VOA Tiếng Việt

 

 

=====

.

Đất hiếm: Tại sao nắm trong tay thứ vũ khí lợi hại nhưng Hà Nội không biết xài?

Trúc Phương/Người Việt

July 29, 2024

https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/dat-hiem-tai-sao-nam-trong-tay-thu-vu-khi-loi-hai-nhung-ha-noi-khong-biet-xai/

 

Liên quan thời sự về nguồn đất hiếm ở Việt Nam, ngày 22 Tháng Bảy, 2024, Thứ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường Nguyễn Linh Ngọc đã bị bắt với tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.”


https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/Khai-Thac-Dat-Hiem-VN.jpg

Khai thác đất hiếm tại Việt Nam. (Hình minh họa: cafef.vn)

 

Cụ thể, Nguyễn Linh Ngọc cùng một loạt quan chức thuộc Tổng Cục Địa Chất và Khoáng Sản Việt Nam; Vụ Khoáng Sản; Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Yên Bái…) đã can tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; Buôn lậu; Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí…”

 

Theo công an, nhóm quan chức trên bị sờ gáy bởi liên quan việc “tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11,000 tấn quặng đất hiếm có trị giá khoảng 440 tỷ đồng và hơn 152,000 tấn quặng sắt có trị giá khoảng 192 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính tổng số tiền khoảng 632 tỷ đồng.”

 

Báo chí trong nước cho biết thêm, nhóm quan chức trên đã “làm thủ tục hải quan gian dối để xuất cảng trái pháp luật sang Trung Quốc số lượng đất hiếm có giá trị hơn 7.8 tỷ đồng.”

 

Xét theo góc độ an ninh quốc gia, vụ án này là nghiêm trọng, bởi đất hiếm (“hi thổ kim thuộc”) là một thứ vũ khí kinh tế đối với những quốc gia đang sở hữu chúng. Cần biết, với vị trí là quốc gia có nguồn đất hiếm nhiều nhất thế giới, Trung Quốc từng thao túng và “làm reo” với Nhật, Mỹ và cả Châu Âu, như một vũ khí để răn đe không chỉ trên sân chơi mậu dịch mà còn ở vũ đài chính trị. Thủ đoạn của Trung Quốc là liên tục giảm dần quota xuất cảng đất hiếm đồng thời áp thuế xuất khẩu cao đối với nhà xuất khẩu đất hiếm của họ.

 

Trung Quốc hiện kiểm soát 37% nguồn dự trữ đất hiếm, nhiều nhất thế giới, so với 15% của Mỹ, nước từng là nơi sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới vào thập niên 1980; đồng thời Trung Quốc cũng chiếm 97% sản lượng khai thác đất hiếm.

 

Cần nhắc lại, năm 2009, Trung Quốc từng “hù” thế giới khi dọa ngưng xuất khẩu năm trong 17 loại đất hiếm. Gần đây hơn, Tháng Tám, 2023, Trung Quốc đã hạn chế xuất cảng germanium và gallium, hai thành phần quan trọng trong nhiều sản phẩm công nghệ hiện đại mà Trung Quốc đang nắm quyền kiểm soát nguồn cung toàn cầu.”

 

Tháng Chín, 2010, trong bài báo không đề tên tác giả trên China Business Times, người viết đã “thẳng thắn” nói rằng đất hiếm là “lá bài cực mạnh mà Trung Quốc có thể dùng trong các cuộc đàm phán tương lai với thế giới.” Đặng Tiểu Bình từng nói “Trung Đông có dầu thì Trung Quốc có đất hiếm!”

 

Vũ khí đất hiếm “lợi hại” như thế nào? Là 17 nguyên tố nằm trên vỏ trái đất, đất hiếm hiện được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao. Chúng có mặt trong những chiếc iPhone, ổ cứng máy tính, truyền hình phẳng, đèn tiết kiệm năng lượng, máy tính laptop, thiết bị không gian, cáp quang, hạt nhân, thiết bị công nghệ xanh (trong mỗi turbine gió kỹ thuật cao có đến 300 kg nguyên liệu đất hiếm)… Chúng còn được dùng trong công nghiệp vũ khí. Phòng kiểm toán chính phủ Hoa Kỳ cho biết nhiều thiết bị phần cứng quân sự của Mỹ trong đó có hệ thống điều khiển xe tăng M1A2 Abrams, cánh quạt điều khiển của bom thông minh, radar Aegis Spy-1 của hải quân, vệ tinh, thiết bị nhìn đêm, tên lửa… đều lệ thuộc vào đất hiếm nhập từ Trung Quốc!

 

Trở lại vấn đề đất hiếm ở Việt Nam. Theo Cơ Quan Khảo Sát Địa Chất Hoa Kỳ (US Geological Survey), Việt Nam hiện có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới. Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam, trữ lượng đất hiếm Việt Nam tập trung nhiều ở các mỏ thuộc tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận…

 

Tuy nhiên, trong khi Mỹ và các đồng minh tìm kiếm nguồn cung ứng trước sự thống trị của Trung Quốc đối với các khoáng sản quan trọng, Việt Nam lại phải vật lộn để có thể khai thác đất hiếm và đưa vào thị trường toàn cầu. Ước tính, Việt Nam có khoảng 22 triệu tấn đất hiếm, chiếm khoảng 19% trữ lượng được biết trên thế giới và chỉ đứng sau Trung Quốc (với trữ lượng khoảng 44 triệu tấn). Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam vẫn là một nhà sản xuất rất nhỏ, chỉ khai thác được 600 tấn vào năm 2023, giảm khoảng 50% so với mức của năm 2022.

 

Trong khi đó, Trung Quốc sản xuất được 240,000 tấn vào năm 2023 (ngay cả Miến Điện, quốc gia kém phát triển và bị chiến tranh tàn phá, cũng sản xuất được 38,000 tấn, theo Asia Times).

 

Bị hạn chế bởi vấn đề kỹ thuật và máy móc là nguyên nhân chính nhưng hoạt động khai thác đất hiếm của Việt Nam còn gặp trở ngại bởi yếu tố tham nhũng của các viên chức liên quan ngành khoáng sản mà vụ Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Nguyễn Linh Ngọc nói ở trên là ví dụ mới nhất. Nói cách khác, nắm trong tay thứ vũ khí lợi hại nhưng Hà Nội không biết xài.

 

Lượng gallium khổng lồ của Việt Nam, nằm trong trữ lượng quặng bauxite ước tính khoảng 5.4 tỷ tấn và có nồng độ cao hơn trữ lượng của Trung Quốc và nếu được khai thác sẽ là nguồn đất hiếm giúp phá thế kiểm soát của Bắc Kinh. Tuy nhiên, Vinacomin, một tập đoàn công nghiệp Việt Nam chủ yếu kinh doanh khai thác than và khoáng sản, đã thừa nhận với Channel News Asia rằng hầu hết cơ sở sản xuất đất hiếm trong nước đều thiếu công nghệ chiết xuất gallium từ bauxite.

 

Mỹ rất quan tâm việc giúp Việt Nam phát triển việc khai thác đất hiếm. Tại sao? Washington muốn tránh hạn chế phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc như hiện nay. Cần nhắc lại, trong chuyến công du Hà Nội năm 2023, Tổng Thống Joe Biden đã ký với Hà Nội bản ghi nhớ với nội dung “tăng cường hợp tác kỹ thuật để hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam nhằm định lượng nguồn tài nguyên và tiềm năng kinh tế của REE (rare earth element – nguyên tố đất hiếm)” đồng thời “thu hút đầu tư có chất lượng cho lĩnh vực phát triển REE tích hợp.”

 

Ngoài Mỹ, một số công ty nước ngoài chuyên tinh chế đất hiếm, trong đó có Úc, Nhật và Nam Hàn, cũng tìm cách khai thác đất hiếm ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, như nhận định của Zachary Abuza, phó giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế (thuộc Simmons College), một chuyên gia về chính trị và an ninh Đông Nam Á, Việt Nam hiện chỉ có một công ty có công nghệ đủ mạnh để khai thác đất hiếm. Đó là Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE).

 

Tuy nhiên, đám quan chức VTRE, thay vì tập trung khai thác đất hiếm để làm giàu quốc gia, lại lo tư túi tham nhũng. Tháng Mười, 2023, một mỏ đất hiếm tại Yên Bái đã bị phong tỏa khi công an thộp hàng loạt viên chức thuộc công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Dương; và sau đó bắt luôn Lưu Anh Tuấn, chủ tịch VTRE. Một tháng trước khi các cáo buộc được đưa ra, VTRE đã ký hợp tác với các công ty khai thác mỏ Australia Strategic Materials (ASM) và Blackstone Minerals LTD để đấu thầu mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam, Đông Pao (tỉnh Lai Châu). Sau khi Lưu Anh Tuấn bị bắt, tất nhiên dự án hợp tác nói trên bị ngưng lại.

 

Không chỉ Mỹ, Trung Quốc cũng đang lăm le nhảy vào Việt Nam. Công ty Đất Hiếm Trung Quốc (CREG) thuộc quản lý nhà nước, một trong những công ty đất hiếm lớn nhất thế giới, đã bày tỏ muốn vào “Việt Nam càng sớm càng tốt.”

 

Cần nhắc lại, trước khi bị thất sủng và bị loại khỏi chính trường, Vương Đình Huệ, với tư cách chủ tịch Quốc Hội, trong chuyến công du Bắc Kinh, đã gặp Tổng Giám Đốc CREG Lưu Lôi Vân (Liu Leiyun) ngày 9 Tháng Tư, 2024. Trước đó, theo tuyên bố chung được đưa ra khi kết thúc chuyến công du Hà Nội của Tập Cận Bình vào Tháng Mười Hai, 2023, Việt Nam và Trung Quốc cho biết sẽ nghiên cứu các biện pháp tăng cường hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực khai thác “khoáng sản quan trọng,” nhằm “đảm bảo an ninh chuỗi sản xuất và cung ứng năng lượng.”

     

                                                           ***

 

Năm loại đất hiếm quan trọng

 

1-Erbium: Nguyên liệu chủ lực trong cáp quang viễn thông (giá hiện tại khoảng $700/kg);

 

2-Europium: Dùng trong công nghệ in euro giúp chống tiền giả cũng như công nghệ màn hình LED;

 

3-Neodymium: Dùng phổ biến trong nam châm cho micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ cứng máy tính…;

 

4-Cerium: Thường được chuyển thành cerium oxide để làm chất đánh bóng kính và chất bán dẫn;

 

5-Lanthanum: Nguyên liệu cần thiết cho công nghệ siêu dẫn (một motor của chiếc Toyota Prius có 1kg neodymium và mỗi cục pin của nó chứa từ 10-15kg lanthanum).

 

 

======

 

Quan hệ kinh tế Trung Quốc-Ý: Hai bên vẫn cần có nhau

 

 

 

======

 

Tổng thống Biden đề xuất giới hạn nhiệm kỳ, quy tắc ứng xử để kiềm chế Tòa án Tối cao 'cực đoan'

Reuters

30/07/2024

https://www.voatiengviet.com/a/7718719.html

 

Tổng thống Joe Biden hôm 29/7 đã đề xuất những thay đổi sâu rộng đối với Tòa án Tối cao Hoa Kỳ mà ông cho là cần thiết để kiềm chế một tòa án do phe bảo thủ lãnh đạo đang bị vũ khí hóa nhằm làm suy yếu các nguyên tắc và biện pháp bảo vệ dân quyền đã được thiết lập lâu nay.

 

https://gdb.voanews.com/38e83cb8-5512-4fe3-9bae-2a599d1042bb_cx0_cy6_cw0_w1023_r1_s.jpg

Ông Biden nói trong bài phát biểu đánh dấu kỷ niệm 60 năm Đạo luật Dân quyền năm 1964 tại thư viện tổng thống của cựu Tổng thống Lyndon B. Johnson ở Austin, Texas.

 

 

Ông Biden cho biết ông sẽ làm việc với Quốc hội để thực thi một loạt cải cách, bao gồm giới hạn nhiệm kỳ và quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc, nhưng sự phản đối ngay lập tức của các đảng viên Cộng hòa tại Quốc hội có nghĩa là các đề xuất này có rất ít cơ hội được ban hành.

 

“Chúng ta cần những cải cách này để khôi phục niềm tin vào tòa án”, ông Biden nói trong bài phát biểu đánh dấu kỷ niệm 60 năm Đạo luật Dân quyền năm 1964 tại thư viện tổng thống của cựu Tổng thống Lyndon B. Johnson ở Austin, Texas.

 

Ông Biden kêu gọi Quốc hội thông qua các quy tắc ràng buộc và mang tính cưỡng hành, trong đó yêu cầu các thẩm phán tiết lộ quà tặng, kiềm chế tham gia hoạt động chính trị công cộng và tự rút lui khỏi các vụ việc mà họ hoặc vợ/chồng của họ có xung đột về tài chính hoặc các xung đột lợi ích khác.

 

Người đứng đầu Nhà Trắng cũng kêu gọi thông qua giới hạn nhiệm kỳ 18 năm đối với các thẩm phán, những người hiện đang phục vụ nhiệm kỳ trọn đời.

 

“Tôi tin rằng cấu trúc tốt nhất là giới hạn nhiệm kỳ 18 năm. Điều đó sẽ đảm bảo rằng đất nước không có những gì hiện có – một tòa án cực đoan… đã bị vũ khí hóa bởi những người tìm cách thực hiện một chương trình nghị sự cực đoan trong nhiều thập kỷ tới”, ông Biden nói.

 

Hầu hết các nước dân chủ thuộc Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế đều có giới hạn nhiệm kỳ hoặc tuổi nghỉ hưu bắt buộc, hoặc cả hai, đối với các thẩm phán phục vụ tại tòa án tối cao của họ.

 

Tuần trước, ông Biden đã kết thúc nỗ lực tái tranh cử và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris là ứng cử viên Đảng Dân chủ để đối đầu với ông Trump, ứng cử viên Đảng Cộng hòa, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5 tháng 11.

 

Trước đó trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Biden đã triệu tập một ủy ban để nghiên cứu những thay đổi về Tòa án Tối cao. Ông đã bổ nhiệm một trong chín thẩm phán, bà Ketanji Brown Jackson, người theo chủ nghĩa tự do.

 

Hôm 29/7, ông cũng đề xuất sửa đổi hiến pháp để loại bỏ quyền miễn trừ rộng rãi đối với tổng thống, vốn được công nhận trong phán quyết của Tòa án Tối cao ngày 1/7 liên quan đến cựu Tổng thống Donald Trump, và cảnh báo rằng phán quyết này đặt ra một tiền lệ nguy hiểm có thể gây ra những hành vi lạm dụng nghiêm trọng trong tương lai.

 

Bà Harris, cựu công tố viên và tổng chưởng lý California, cho biết trong một tuyên bố hôm 29/7 rằng “trong nền dân chủ của chúng ta, không ai được đứng trên luật pháp. Vì vậy, chúng ta cũng phải đảm bảo rằng không có cựu tổng thống nào được miễn trừ đối với những tội đã phạm phải khi còn ở Nhà Trắng”.

 

Đảng viên Cộng hòa hàng đầu của Quốc hội, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, gọi đề xuất của ông Biden là nỗ lực nhằm “làm mất tính chính danh của tòa án” và cho biết những thay đổi này sẽ không được Hạ viện do đảng của ông kiểm soát xem xét.

 

Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa gọi các đề xuất này là một phần của kế hoạch nhằm bổ sung vào Tòa án Tối cao những "thẩm phán cấp tiến, cực tả".

 

Khi được hỏi về bình luận của ông Johnson, ông Biden nói đùa với các phóng viên rằng tư duy của ông Johnson đã ‘chết ngay từ đầu’ và nói rằng ông sẽ tìm ra cách để các cải cách được thông qua.

 

Kể từ khi tòa án vào năm 2020 đạt được đa số bảo thủ 6-3, được củng cố bởi ba người do ông Trump bổ nhiệm, nó đã chuyển luật pháp Mỹ theo xu hướng cánh hữu.

 

Trong phán quyết về quyền miễn trừ, tòa tối cao đã quyết định rằng ông Trump, trong một vụ án hình sự liên bang liên quan đến nỗ lực đảo ngược thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020 của mình, không thể bị truy tố vì những hành động nằm trong quyền hạn hiến định của ông với tư cách là tổng thống.

 

Trong những năm gần đây, tòa án cũng đã chấm dứt việc công nhận quyền phá thai theo hiến pháp, mở rộng quyền sở hữu súng và từ chối việc tuyển sinh đại học có tính đến chủng tộc, cũng như chặn chương trình nghị sự của ông Biden về nhập cư, các khoản vay cho sinh viên, lệnh tiêm vaccine COVID và biến đổi khí hậu.

 

 

============

 

 

Chiến thuật ‘Đánh Cắp Lá Phiếu’ lại tái diễn?

Trúc Phương/Người Việt

July 28, 2024

https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/chien-thuat-danh-cap-la-phieu-lai-tai-dien/

 

Cuộc khủng hoảng hỗn loạn bởi quy kết vô căn cứ về cái gọi là “Đánh Cắp Lá Phiếu,” mà ông Donald Trump và nhiều người trong phe Cộng Hòa đưa ra sau khi có kết quả cuộc bầu cử 2020, chắc chắn còn in đậm trong ký ức nhiều người. Kịch bản này có thể lặp lại khi cuộc đua nóng hực với sự xuất hiện của “tấm vé” Kamala Harris khiến Cộng Hòa không còn tự tin chắc ăn chiến thắng.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/Kamala-Harris-Danh-Cap-La-Phieu-1536x1027.jpg

Ứng cử viên Kamala Harris nhiều phần sẽ đối mặt với các cáo buộc từ phía ứng cử viên Donald Trump về “Đánh Cắp Lá Phiếu.” (Hình minh họa: BRENDAN SMIALOWSKI/AFP via Getty Images)

 

Trong thực tế, nỗi ám ảnh về “Đánh Cắp Lá Phiếu” không chỉ không biến mất mà có khả năng tái diễn, ít nhất cũng theo giáo sư luật Đại Học Harvard, Lawrence Lessig. Trong cuốn “How to Steal a Presidential Election” được Yale University Press phát hành vào Tháng Hai, 2024, Lawrence Lessig đưa ra một cảnh báo mạnh mẽ cho nước Mỹ: Cuộc tấn công của Donald Trump vào nền dân chủ Hoa Kỳ trong mùa bầu cử 2020, với lời nói dối về việc lá phiếu của ông bị ứng cử viên Joe Biden đánh cắp, có thể lại diễn ra vào Tháng Mười Một, 2024. Ngay cả trước khi kết quả bầu cử 2024 ngã ngũ, bộ máy tranh cử của ông Trump có thể tung ra các thông tin quy chụp không căn cứ để làm hỗn loạn bầu cử.

 

Nhận định về nguy cơ này, Lawrence Lessig nói: “Chúng ta đang ở trong một thời điểm vô cùng nguy hiểm.” Viết cùng Matthew Seligman (thuộc Trung Tâm Luật Hiến Pháp tại Đại Học Stanford), Lawrence Lessig nhấn mạnh, “chúng tôi tin rằng có một nỗ lực hẳn hòi trong việc làm suy yếu kết quả một cuộc bầu cử sát sao, tự do và công bằng – nếu các quy tắc kiểm soát cuộc bầu cử tổng thống của chúng ta không thay đổi.”

 

Lawrence Lessig được giới học thuật đánh giá là tư tưởng gia hàng đầu (“a leading thinker”), chuyên nghiên cứu về các thể chế công (public institutions) và cách mà những thể chế dân chủ này có thể bị thao túng và biến dạng; cũng như những lỗ hổng khiến nền dân chủ Hoa Kỳ bị phá hoại bởi khuynh hướng độc tài trị.

 

Lý do khiến nhiều người ngày càng lo lắng là bộ máy tranh cử của Trump đã có bốn năm để phác thảo và hoạch định chiến lược lẫn chiến thuật của họ. Theo phân tích của Lessig-Seligman, việc Quốc Hội Hoa Kỳ điều chỉnh một số điều luật liên quan luật bầu cử vẫn để lại một số sơ hở, mở ra cơ hội cho một ứng cử viên nguy hiểm và bất chấp như Trump mà nay ngày càng dày dạn kinh nghiệm chinh chiến với khả năng thuyết phục dẫn dắt số đông.

 

Theo Lawrence Lessig, có ba kịch bản đáng chú ý nhất (dẫn lại từ The Guardian).

Thứ nhất, đó là việc nhắm vào cái gọi là “những đại cử tri không có lòng tin” (“faithless electors”).

 

Trong cuộc tranh cử tổng thống đầu tiên của Trump năm 2016, 10 đại cử tri đã đổi phiếu bầu của họ. “Thử tưởng tượng một đại cử tri bị một đám Cộng Hòa MAGA hung hăng vây kín nhà, tay cầm đuốc, đòi phải bỏ phiếu cho Trump, thì có trời mới biết (các) đại cử tri sẽ làm gì,” Lawrence Lessig nói.

 

Kịch bản thứ hai là thao túng những “thống đốc lừa đảo” (“rogue governor”), tức vận động hoặc yêu cầu thống đốc một tiểu bang để lật ngược kết quả lá phiếu bầu tổng thống. Về lâu dài, đây là mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ Hoa Kỳ, nhận xét của Lawrence Lessig.

 

Điều đáng sợ ở chỗ, những cải cách sau cuộc “chính biến” (tấn công trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ) ngày 6 Tháng Giêng, 2021, từ “Đạo Luật Cải Thiện Việc Kiểm Phiếu và Điều Chỉnh Quá Trình Chuyển Tiếp Tổng Thống” (Electoral Count Reform and Presidential Transition Improvement Act) lại làm tăng thêm mối nguy hiểm bằng cách tăng quyền của các thống đốc trong việc chứng nhận danh sách đại cử tri gửi lên Quốc Hội. Về nguyên tắc, cả hai viện Quốc Hội đều có thể bỏ phiếu để bác bỏ kết quả kiểm phiếu gửi đến từ một thống đốc không trung thực, và chỉ công nhận kết quả thuận theo lá phiếu phổ thông (popular vote) nhưng điều này chỉ có thể được thực hiện khi cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện cùng đồng ý thực hiện.

 

Tuy nhiên, Lawrence Lessig cho rằng rủi ro xảy ra kịch bản thứ hai trong mùa bầu cử 2024 là không đáng kể. Nhiều tiểu bang chiến trường cực kỳ nóng – đặc biệt Arizona, Michigan, Pennsylvania, Wisconsin – hiện nằm dưới các thống đốc Dân Chủ (Thống Đốc Kathleen Marie Hobbs của Arizona; Thống Đốc Gretchen Whitmer của Michigan; Thống Đốc Joshua David Shapiro của Pennsylvania; Thống Đốc Tony Evers của Wisconsin).

 

Nếu “có biến” chăng thì có thể xảy ra tại Georgia, nơi Joe Biden chiến thắng (mùa bầu cử 2020) với chênh lệch vỏn vẹn 11,779 phiếu. Georgia có thống đốc Cộng Hòa, Brian Kemp, tuy nhiên vị này đã “kháng chỉ” không tuân lệnh khi (Tổng Thống) Trump yêu cầu ông lật ngược kết quả lá phiếu.

 

Kịch bản thứ ba là điều khiến Lawrence Lessig thực sự đau đầu: Điều gì sẽ xảy ra nếu toàn bộ cơ quan lập pháp của một tiểu bang quyết định chơi bẩn? Nguy cơ này không phải viển vông. Một số cơ quan lập pháp ở các tiểu bang vốn thuộc loại khó nhằn, “năm ăn, năm thua,” với cả hai đảng – hiện nằm dưới sự đa số thắng thế của phe Cộng hòa (trong nghị viện cấp tiểu bang). Ba tiểu bang đáng chú ý nhất hiện là Arizona, Georgia và Wisconsin. Ngay thời điểm này, các thuyết âm mưu về “gian lận bầu cử” vẫn lan truyền ở những nơi này. Nói chung, những tiểu bang có đông “cư dân MAGA” thì chiến thắng của ứng cử viên Dân Chủ “tất nhiên” “có mùi gian lận.”

 

Bộ máy tranh cử của Dân Chủ đã ý thức rõ vấn đề nghiêm trọng liên quan “Đánh Cắp Lá Phiếu.” Từ năm 2023, nhóm Biden đã xây dựng các chiến lược pháp lý phức tạp và dành nhiều nguồn lực để chuẩn bị và lên kế hoạch cho những tình huống bất ngờ, khi tỷ lệ chiến thắng của Biden (nếu xảy ra) sít sao đến mức Trump và phe Cộng Hòa không thể không tung ra loạt thách thức pháp lý. Nhóm cố vấn pháp lý của Dân Chủ cũng chuẩn bị cho khả năng rằng chính phe Cộng Hòa gian lận phiếu và “gắp lửa bỏ tay người.”

 

Có điều chắc chắn rằng bất kỳ nỗ lực nào của Trump nhằm phá hoại cuộc bầu cử 2024 sẽ khác so với năm 2020, bởi lần này, Trump thiếu thẩm quyền pháp lý và khả năng tiếp cận các nguồn lực liên bang mà ông ấy được hưởng khi còn là tổng thống (như hồi 2020).

 

Tờ Rolling Stone cho biết, bộ máy tranh cử của phe Dân Chủ đã soạn các bản tranh biện và kiến nghị pháp lý đối với tất cả trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra, đặc biệt đối với những tiểu bang xung đột quan trọng như Georgia, Arizona và Pennsylvania. Họ thường xuyên liên hệ loạt cố vấn bên ngoài Tòa Bạch Ốc và các công ty luật địa phương để sẵn sàng theo dõi những gì diễn ra trên thực tế, trong đó có những hoạt động liên quan các đồng minh của Trump một khi họ tung chiêu phủ nhận kết quả bầu cử.

 

Bất luận thế nào, sự nhốn nháo và hỗn loạn của bức tranh “Đánh Cắp Lá Phiếu” gần như không thể tránh khỏi vào Tháng Mười Một, 2024. Tháng Năm 2024, Michael Cohen, người từng là luật sư của Donald Trump nhưng sau đó “phản tỉnh,” đã cảnh báo rằng có một “âm mưu” mới của đảng Cộng Hòa nhằm đánh cắp cuộc bầu cử năm 2024 (dẫn lại từ Newsweek). Từng thành công trong việc gieo rắc nghi ngờ về hệ thống bỏ phiếu của Mỹ, khẳng định rằng những lá phiếu gửi qua bưu điện là bất hợp pháp, Trump hẳn nhiên không khó khăn gì trong việc lặp lại điều này…

 

Một trong những điều mà Michael Cohen lo ngại là dự luật “liêm chính trong bầu cử” (the “election integrity” bill). Dự luật này được thúc đẩy bởi Chủ Tịch Hạ Viện Mike Johnson, một thành viên Cộng Hòa ở Louisiana, vốn trung thành với Trump và từng đóng vai trò quan trọng trong việc cố lật ngược cuộc bầu cử năm 2020. Một trong những chi tiết đáng chú ý trong dự luật là ngăn cản những người chưa có quốc tịch Mỹ được phép bỏ phiếu. Theo luật liên bang, điều này là phạm luật (illegal under federal law).

 

Cần nhắc lại, Tháng Mười Hai, 2020, Mike Johnson từng xung phong kêu gọi hơn 100 thành viên Cộng Hòa tại Hạ Viện cùng ký vào lá thư ủng hộ vụ kiện ở Texas nhằm lật ngược kết quả bầu cử ở bốn bang chiến trường Georgia, Pennsylvania, Michigan và Wisconsin.

 

Chỉ vài giờ sau cuộc bạo loạn điên rồ ở Capitol Hill ngày 6 Tháng Giêng, 2021, Mike Johnson là một trong 147 Dân Biểu Cộng Hòa bỏ phiếu chống lại việc chứng nhận kết quả bầu cử 2020 ở Arizona và Pennsylvania. Và Mike Johnson cũng nằm trong số 175 thành viên Cộng Hòa tại Hạ viện bỏ phiếu chống lại Ủy ban điều tra cuộc bạo loạn Capitol Hill ngày 6 Tháng Giêng, 2021.

 

 

==================

 

Trump đã quảng cáo rùm beng cho Dự án 2025 như thế nào—Dù ông có muốn hay không

 

 

=====================

 


Tin tình báo: Nga và Iran tìm cách gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

July 30, 2024

 

===============================

 

 

Hàn Quốc: Quan chức Triều Tiên tìm thuốc trị bệnh cho Kim Jong Un liên quan đến béo phì

AP

30/07/2024

https://www.voatiengviet.com/a/han-quoc-quan-chuc-trieu-tien-tim-thuoc-tri-benh-cho-kim-jong-un-lien-quan-den-beo-phi/7717674.html

 

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tăng cân trở lại và dường như bị các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì như huyết áp cao và tiểu đường, và các quan chức của ông đang tìm kiếm các loại thuốc mới ở nước ngoài để điều trị, cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết hôm 29/7.

 

https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-7fae-08dcafde8dc9_w1023_r1_s.jpg

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cùng con gái Kim Ju Ae tham dự lễ khai mạc Nhà kính Gangdong, ảnh do hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên công bố ngày 16/3/2024.

 

Ông Kim, 40 tuổi, nổi tiếng là người nghiện rượu và hút thuốc, xuất thân từ một gia đình có tiền sử mắc bệnh tim. Cả cha và ông nội của ông, hai người đã cai trị Triều Tiên trước khi ông thừa kế quyền lực vào năm 2011, đều qua đời vì các vấn đề về tim.

 

Một số nhà quan sát cho biết ông Kim, cao khoảng 170 cm và trước đây nặng 140 kg, dường như đã giảm cân rất nhiều vào năm 2021, có thể là do thay đổi chế độ ăn uống. Nhưng các cảnh quay gần đây của truyền thông nhà nước cho thấy ông đã tăng cân trở lại.

Vào ngày 29/7, Cơ quan Tình báo Quốc gia NIS, cơ quan gián điệp chính của Hàn Quốc, báo cáo với các nhà lập pháp trong một cuộc họp kín rằng ông Kim ước tính nặng khoảng 140 kg một lần nữa và thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh tim, theo ông Lee Seong Kweun, một trong những nhà lập pháp nghe báo cáo.

 

Ông Lee cho biết NIS đã nói với các nhà lập pháp rằng ông Kim đã biểu hiện các triệu chứng của bệnh huyết áp cao và tiểu đường từ đầu những năm 30 tuổi. Một nhà lập pháp khác, Park Sunwon, cho biết NIS tin rằng tình trạng béo phì của ông Kim có liên quan đến việc uống rượu, hút thuốc và căng thẳng.

 

Hai ông Lee và Park trích dẫn NIS nói rằng họ đã có được thông tin tình báo rằng các quan chức Triều Tiên đã cố gắng mua thuốc mới ở nước ngoài để điều trị bệnh tình nghi là cao huyết áp cao và tiểu đường của ông Kim.

 

Triều Tiên là một trong những quốc gia bí mật nhất thế giới và hầu như không có cách nào để người ngoài biết được tình trạng sức khỏe chính xác của ông Kim. NIS cũng có thành tích khi đúng khi sai trong việc xác nhận các diễn biến ở Triều Tiên.

 

Sức khỏe của ông Kim là tâm điểm chú ý bên ngoài Triều Tiên vì ông chưa chính thức chỉ định người kế nhiệm sẽ phụ trách kho vũ khí hạt nhân đang tiến triển của đất nước nhắm vào Hoa Kỳ và các đồng minh nếu ông mất khả năng.

 

Trong cuộc họp báo ngày 29/7, NIS cũng duy trì đánh giá rằng cô con gái tuổi thiếu niên của ông Kim, được cho là tên là Kim Ju Ae, có khả năng củng cố vị thế là người thừa kế rõ ràng của cha mình. Nhưng NIS cho biết họ không thể loại trừ khả năng cô có thể bị thay thế bởi một trong những anh chị em của mình vì cô chưa được chỉ định chính thức là người kế nhiệm cha mình.

 

Đồn đoán về Kim Ju Ae, khoảng 10 tuổi, bùng lên khi cô đi cùng cha mình trong các sự kiện công khai cấp cao bắt đầu từ cuối năm 2022. Truyền thông nhà nước gọi cô là đứa con “được yêu quý nhất” hoặc “được kính trọng nhất” của Kim Jong Un và tung ra các cảnh quay và hình ảnh chứng minh vị thế chính trị ngày càng tăng của cô và sự gần gũi với cha mình.

NIS nói với các nhà lập pháp rằng ít nhất 60% các hoạt động công khai của Kim Ju Ae liên quan đến việc tham dự các sự kiện quân sự cùng cha cô.

 


==========================

 

 

TT Marcos: Sự phối hợp Mỹ-Philippines giúp cho các phản ứng 'mau lẹ' về Trung Quốc  

Reuters

30/07/2024

https://www.voatiengviet.com/a/marcos-phoi-hop-my-phlippines-giup-phan-ung-mau-le-ve-trung-quoc/7718126.html

 

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr nói với hai bộ trưởng Mỹ Antony Blinken và Lloyd Austin hôm thứ Ba 30/7 rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa Manila và Washington để đảm bảo có những phản ứng “mau lẹ” về những căng thẳng trên biển giữa nước ông với Trung Quốc.

 

https://gdb.voanews.com/39117b86-d4ac-43fd-a05e-c4e364a22405_cx0_cy5_cw0_w1023_r1_s.jpg

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr tại Đối thoại Shangri-La Dialogue ở Singapore (ảnh tư liệu, 31/5/2024, REUTERS/Edgar Su).

 

Trong năm qua, Philippines, đồng minh theo hiệp ước của Hoa Kỳ, là đã nhiều lần đối đầu trên biển với Trung Quốc, đối thủ chính của Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng hai bên vừa đạt được một “sự dàn xếp tạm thời” để giảm bớt căng thẳng và giải quyết những khác biệt.

 

Ông Marcos chào đón Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Austin tại Dinh Malacanang vào sáng 30/7 trước khi hai ông gặp những người đồng cấp Philippines, là cuộc gặp đầu tiên thuộc loại này do Philippines đứng ra làm chủ nhà.

 

“Tôi luôn rất vui vì những đường dây liên lạc này rất thông suốt để tất cả những việc chúng ta đang làm cùng nhau - về liên minh, về bối cảnh cụ thể của tình hình của chúng tôi ở đây, ở Biển Tây Philippines và ở Biển Đông, Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - liên tục được bàn kỹ để chúng ta đều mau lẹ trong các phản ứng của mình”, ông Marcos nói.

 

Philippines có các tuyên bố chủ quyền cạnh tranh với Trung Quốc ở vùng biển phía tây nước này, thường được gọi là Biển Đông trong tiếng Việt hay South China Sea trong tiếng Anh. Trung Quốc tuyên bố rằng 90% diện tích vùng biển này là lãnh thổ có chủ quyền của họ.

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho hay hai ông Blinken và Austin đã thảo luận với ông Marcos về “cam kết chung của hai nước trong việc duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông”.

 

Ông Miller nói trong một tuyên bố sau cuộc gặp: “Hai bộ trưởng nhấn mạnh các cam kết vô cùng vững chắc của Hoa Kỳ với Philippines theo Hiệp ước phòng thủ chung của chúng ta”.

 

Đầu cuộc họp, ông Marcos nói ông “hơi ngạc nhiên” khi gặp hai bộ trưởng thư ký, xét đến tình hình chính trị Hoa Kỳ đã trở nên “thú vị” ra sao, hàm ý về việc Tổng thống Joe Biden dừng chiến dịch tái tranh cử trong tháng này và hậu thuẫn Phó Tổng thống Kamala Harris chạy đua với cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Ông Blinken đã chuyển lời chào của bà Harris và ông Biden đến ông Marcos.

 

 

=========================

Biển Đông: Mỹ, Philippines đẩy mạnh hợp tác quân sự để phản ứng nhanh trước Trung Quốc

 

 

===========================

Thủ tướng Ý: Trung Quốc là ‘‘đối tác quan trọng’’ đối với an ninh toàn cầu

 

 

=============================

QUAD quan ngại về Biển Đông và cam kết tăng cường an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương

 

 

=============================

 

Những hạn chế trong lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc

Hanna Dohmen, Jacob Feldgoise và Charles Kupchan  |  Foreign Affairs   

Tạ Kiều Trang, biên dịch

31/07/2024

https://nghiencuuquocte.org/2024/07/31/nhung-han-che-trong-lenh-cam-chip-cua-my-doi-voi-trung-quoc/

 

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Washington rốt cuộc lại có thể có lợi cho Bắc Kinh

Vào năm 2022, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã triển khai các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến và thiết bị để sản xuất chúng tại Trung Quốc. Mục tiêu công khai của các biện pháp hạn chế này là nhằm ngăn chặn khả năng Trung Quốc phát triển được các công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến có thể sử dụng để hiện đại hóa vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí thông thường khác. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo khẳng định rằng các biện pháp kiểm soát này “tập trung hết sức” vào việc ngăn chặn khả năng phát triển quân sự của Bắc Kinh. Tuy nhiên, những biện pháp này cũng có thể bảo vệ lợi thế công nghệ và kinh tế của Mỹ so với Trung Quốc. Mặc dù việc dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo không được chính thức nêu rõ là một mục tiêu của các biện pháp hạn chế, các quan chức Mỹ, bao gồm cả Raimondo và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, đã thường xuyên khẳng định đây là trọng tâm của lợi thế cạnh tranh kinh tế của quốc gia, từ đó góp phần thúc đẩy an ninh quốc gia của Mỹ.

\

Tuy vậy, các biện pháp kiểm soát chip có thể sẽ không đạt được cả hai mong muốn trên. Chúng khó có thể làm chậm đáng kể quá trình hiện đại hóa quân sự của Bắc Kinh, khi phần lớn có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các loại chip cũ đời trước. Khi cần chip AI tiên tiến, quân đội Trung Quốc có thể dùng các loại chip đã nhập khẩu trước đây, chip nhập lậu và chip được chế tạo và sản xuất trong nước. Các biện pháp kiểm soát có lẽ tác động đáng kể hơn khi nói đến việc giúp Mỹ duy trì lợi thế công nghệ của mình. Bằng cách ngăn cản khả năng phát triển và triển khai AI của Trung Quốc trong toàn bộ nền kinh tế, các hạn chế xuất khẩu có thể làm chậm sự tăng trưởng và kiềm chế tính cạnh tranh của Trung Quốc, qua đó giúp Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu.

 

Tuy nhiên, lợi ích trước mắt nhưng cái giá phải trả sẽ đắt. Nhiều dấu hiệu cho thấy các biện pháp kiểm soát đang thúc đẩy Trung Quốc phát triển chuỗi cung ứng chất bán dẫn của riêng mình. Do vậy, các hành động của Mỹ chỉ có thể cản trở sự đổi mới và tăng trưởng của Trung Quốc trong ngắn hạn, và sau đó lại thực sự đẩy nhanh tiến bộ công nghệ của Trung Quốc. Trong khi đó, các công ty thiết bị chip ở Mỹ và các nước đồng minh đang chứng kiến doanh thu sụt giảm do buộc phải rời khỏi thị trường Trung Quốc, khiến họ bị thiếu hụt nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Ngành công nghiệp chất bán dẫn của Trung Quốc có thể sớm bắt kịp tốc độ, có khả năng khiến Mỹ và các đối tác của mình mất đi ảnh hưởng đối với Trung Quốc, trong khi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu lại làm tăng nguy cơ chia tách kinh tế (economic decoupling) và rạn nứt địa chính trị.

 

Chiến lược hiện tại của Mỹ là sai lầm. Washington nên ít chú trọng vào việc làm chậm sự phát triển của Trung Quốc và tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao năng lực đổi mới của chính mình. Trong tương lai, chính phủ Hoa Kỳ cần tận dụng sự chậm lại tạm thời của Trung Quốc do bị kiểm soát xuất khẩu để thiết lập một vị thế dẫn đầu quyết định trong các công nghệ quan trọng nhất của tương lai.

 

 

DẪN TRƯỚC MỘT BƯỚC

 

Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong mười năm qua về thiết kế chip AI, chế tạo thiết bị và các lĩnh vực sản xuất tiên tiến. Hai công ty thiết kế chip của Mỹ, Nvidia và AMD, đang dẫn đầu thị trường chip AI, nhưng các công ty thiết kế của Trung Quốc như Huawei và Biren cũng đang tiến bộ. Cả hai công ty đã công bố các phiên bản chip tiên tiến – Huawei vào năm 2019 và Biren vào năm 2022 – với thông số hiệu suất tương tự như các công ty của Mỹ. Nhưng ngay cả khi phía Trung Quốc đang bám sát các công ty Mỹ dẫn đầu về thiết kế chip, họ vẫn tụt hậu trong việc sản xuất các chip bán dẫn tiên tiến – loại chip có bóng bán dẫn cỡ nanomet nhỏ giúp vận hành AI. Hiện tại, quy trình sản xuất tiên tiến nhất do công ty chế tạo hàng đầu của Trung Quốc – Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC) – phát triển đang sản xuất những con chip chậm hơn công nghệ hiện đại khoảng năm đến sáu năm. Hơn nữa, các cơ sở chế tạo tốt nhất của SMIC vẫn phụ thuộc nhiều vào thiết bị của Hà Lan, Nhật Bản và Mỹ, vì thiết bị của Trung Quốc hiện chưa thể sản xuất được các loại chip tiên tiến nhất.

 

Chính phủ Mỹ muốn bảo vệ lợi thế quốc gia, nhằm “duy trì khoảng cách dẫn đầu càng lớn càng tốt” trong các công nghệ quan trọng dùng cho việc hiện đại hóa quân sự và tăng trưởng kinh tế, như lời Sullivan đã đề cập vào tháng 9 năm 2022. Chính quyền Biden cam kết đảm bảo rằng Mỹ vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực AI, chủ yếu bằng cách giữ vững lợi thế công nghệ về các chip thiết yếu dùng cho việc phát triển hệ thống AI. Raimondo tóm tắt thẳng thắn kế hoạch vào tháng 12 năm 2023: “Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo. Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về thiết kế chất bán dẫn tiên tiến, chấm hết… Chúng tôi đang đi trước Trung Quốc vài năm. Không đời nào chúng tôi để họ bắt kịp.” Do đó, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đã được áp dụng.

 

Mục tiêu được nêu của Washington chỉ là: ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các chip mà Cục Công nghiệp và An ninh Hoa Kỳ cho rằng có thể được sử dụng để “huấn luyện các mô hình AI tiên tiến có khả năng cao nhất cho các ứng dụng quân sự tiên tiến dùng trong chiến tranh.” Tuy nhiên, như Sullivan đã giải thích, không chỉ mỗi ưu thế quân sự, việc duy trì vị thế dẫn đầu của Mỹ trong phần cứng máy tính và AI còn thúc đẩy cả khả năng cạnh tranh kinh tế của nước này. Mặc dù chính quyền Biden phủ nhận rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển công nghệ hoặc kinh tế của Trung Quốc, nhưng các biện pháp hạn chế này lại thực sự cho thấy tiềm năng để thực hiện điều đó. Việc ngăn cản Trung Quốc tiếp cận các chip tiên tiến nhất sẽ hạn chế việc sức mạnh điện toán hiện hành bị các công ty và kỹ sư Trung Quốc khai thác, qua đó làm chậm khả năng phát triển các hệ thống AI tinh vi và thu lợi từ việc năng suất của Trung Quốc bị tác động.

 

Chính quyền Biden đã mô tả chính sách của mình là cách tiếp cận “sân nhỏ, rào cao” (small yard, high fence), nghĩa là các hạn chế nghiêm ngặt chỉ áp dụng cho một phạm vi các loại chip nhất định và một số thiết bị sản xuất nhất định. Vào năm 2022, các cơ quan quản lý Hoa Kỳ đã cấm xuất khẩu các chip tiên tiến nhất, được sử dụng để xây dựng các mô hình AI, cùng các thiết bị chế tạo chúng sang Trung Quốc. Sau khi lỗ hổng trong các biện pháp hạn chế trở nên rõ ràng vào năm 2023, chính quyền đã thắt chặt các biện pháp kiểm soát và phối hợp tìm cách cản trở Trung Quốc với các đồng minh. Tình trạng này có thể sẽ tiếp tục biến hóa khi các công ty Trung Quốc tìm cách lách luật còn chính phủ Mỹ phát hiện thêm những điểm yếu trong nỗ lực kìm hãm tiến bộ công nghệ của Trung Quốc.

 

Washington đã đúng khi cho rằng an ninh quốc gia gắn liền với sức cạnh tranh kinh tế. Vì vậy, Mỹ sẽ thu lợi khi cản trở sự hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, đồng thời tìm cách đảm bảo rằng khả năng cạnh tranh kinh tế và công nghệ của Mỹ vẫn dẫn trước Trung Quốc nhiều bước. Vấn đề là các biện pháp kiểm soát xuất khẩu khó có thể cản trở đáng kể quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc mà chỉ làm giảm tạm thời khả năng cạnh tranh kinh tế của nước này.

 

 

ĐÃ MUỐN SẼ TÌM CÁCH

 

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Washington không có tác dụng nhiều trong việc ngăn chặn quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, vì hầu hết các hệ thống vũ khí hiện tại không bị phụ thuộc vào các loại chip tiên tiến đang bị kiểm soát. Các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ thậm chí cũng đã thừa nhận điều này. Thay vào đó, các hệ thống quân sự ưu tiên các chip đáng tin cậy hơn, đã được thử nghiệm kỹ lưỡng, thường được chế tạo trên các thiết bị cũ. Các bộ vi xử lý được sử dụng trong hầu hết các loại vũ khí chiến tranh – xe tăng, hệ thống tên lửa, và thậm chí cả thiết bị bay không người lái (drone) – không nằm trong phạm vi của các biện pháp kiểm soát năm 2023, nghĩa là các biện pháp kiểm soát chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến khả năng của các loại vũ khí này. Dù vậy, các chip tiên tiến vẫn có một số ứng dụng quân sự; cụ thể, chúng có thể giải quyết các vấn đề trong thiết kế các hệ thống tên lửa cao cấp và các vũ khí hủy diệt hàng loạt.

 

Tuy nhiên, trong trường hợp quân đội Trung Quốc cần khả năng điện toán vượt trội để phát triển vũ khí và huấn luyện các mô hình AI, họ có khả năng đáp ứng nhu cầu đó bằng cách sử dụng các chip nhập lậu và số lượng lớn các chip nội địa kém hiệu suất hơn. Các biện pháp kiểm soát công nghệ mà phương Tây áp đặt lên Nga sau cuộc xâm lược Ukraine vào năm 2022 đã làm rõ những thách thức trong việc ngăn chặn tình trạng lách luật. Bất chấp phạm vi phối hợp trong việc trừng phạt là chưa từng có, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu hiện tại đối với Nga vẫn không ngăn cản được nước này nhập khẩu các hàng hóa chiến lược quan trọng, bao gồm các chip bán dẫn do các công ty của Mỹ chế tạo. Chỉ cần quân đội Trung Quốc và các đối tác thương mại của họ có thể nhập lậu 3.500 chip H100 AI tiên tiến của Nvidia – tức chỉ 0,25% trong số 1,5 triệu chip mà công ty dự kiến ​​sẽ xuất xưởng vào năm 2024 – họ có thể huấn luyện một mô hình ngôn ngữ lớn tương đối tiên tiến chỉ trong vòng khoảng một tuần. Các biện pháp hạn chế sẽ càng ít ảnh hưởng hơn đến khả năng của Trung Quốc trong việc phát triển các loại mô hình AI khác được huấn luyện với các chip cũ hoặc các mô hình chỉ cần số lượng ít chip để vận hành. Trung Quốc cũng có thể sử dụng các chip sản xuất trong nước, loại tốt nhất trong số đó có tốc độ gần bằng một trong những loại chip tốt hơn của Nvidia.

 

Kiểm soát xuất khẩu có thể khiến cho các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc trở nên tốn kém, nhưng chính phủ Trung Quốc trong quá khứ đã chứng minh được khả năng chi tiêu các nguồn lực cần thiết để theo đuổi các mục tiêu chiến lược của mình. Quả thực, sự tiến bộ của ngành công nghiệp bán dẫn trong nước của Trung Quốc phần nào nhờ vào những khoản đầu tư liên tục của Bắc Kinh vào lĩnh vực này. Với sự phổ biến toàn cầu của các chip AI đang bị kiểm soát, cùng các khó khăn trong việc ngăn chặn việc buôn lậu cũng như sự có mặt của các loại chip thay thế không bị kiểm soát, các hạn chế xuất khẩu của Mỹ ít có triển vọng cản trở nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.

 

 

CƠ HỘI DẦN KHÉP LẠI

 

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ có triển vọng hơn trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh thông qua việc làm chậm quá trình phát triển và triển khai các mô hình AI của Trung Quốc. Trong ngắn hạn, kho dự trữ chip AI của Trung Quốc có thể đủ lớn để đáp ứng nhu cầu, nhưng những kho dự trữ này sẽ sớm cạn kiệt, khi đó các biện pháp kiểm soát của Mỹ sẽ bắt đầu phát huy tác dụng. Ngay cả với các lựa chọn như chip lậu và chip nội địa, Trung Quốc vẫn có thể thiếu nguồn cung chip tiên tiến đủ lớn mà họ cần để mở rộng quy mô AI trên toàn nền kinh tế, từ đó có khả năng sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc bị chậm lại so với Mỹ. Cho đến khi Bắc Kinh phát triển được các giải pháp thay thế nội địa dùng cho việc chế tạo thiết bị bán dẫn và chế tạo các loại chip tiên tiến, Washington vẫn đang có lợi thế. Tuy nhiên, lợi thế này có vẻ chỉ là tạm thời.

 

Vấn đề chính đối với Washington là các biện pháp kiểm soát xuất khẩu có thể vô tình đẩy nhanh sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn trong nước của Trung Quốc. Bằng cách hạn chế sự tiếp cận của Trung Quốc đối với các chip và công cụ sản xuất của nước ngoài, các biện pháp kiểm soát đang tạo ra nhu cầu mới về thiết bị, khả năng chế tạo và chip AI do chính Trung Quốc phát triển. Nhu cầu nội địa này đang tạo áp lực buộc các công ty Trung Quốc đầu tư và hợp tác theo toàn bộ chuỗi cung ứng bán dẫn. Các công ty ở Nhật Bản, Hà Lan và Mỹ vẫn giữ vai trò chủ chốt trong việc cung cấp các thiết bị cần thiết để sản xuất các loại chip tiên tiến nhất. Tuy nhiên, bằng cách ngăn các công ty này bán thiết bị của họ cho Trung Quốc, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đang tạo ra các điều kiện thị trường sẽ đẩy doanh thu đến tay các nhà sản xuất thiết bị nội địa của Trung Quốc, cho phép các công ty này đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để sản xuất các thiết bị phức tạp hơn.

 

Các biện pháp kiểm soát có thể thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc bắt kịp các công ty dẫn đầu thị trường. Dựa trên tốc độ tiến triển hiện tại, có khả năng Trung Quốc sẽ sớm sản xuất được các thiết bị cần thiết để chế tạo các chất bán dẫn tiên tiến. Khi điều đó xảy ra, các công ty chế tạo chip có năng lực của Trung Quốc có thể sẽ tận dụng công suất chế tạo trong nước để sản xuất chip AI quy mô lớn và phổ biến AI ra toàn nền kinh tế. Thời điểm chính xác Trung Quốc đạt đến ngưỡng này chưa thể báo trước, nhưng Mỹ chỉ có một khoảng thời gian tạm thời để tận dụng sự chênh lệch hiện tại.

 

Khoảng thời gian cơ hội cũng không còn nhiều bởi các xu hướng trong ngành. Các công ty chế tạo chip AI đang kết nối nhiều chip kém mạnh hơn – được gọi là chiplet – để tạo thành một tập có hiệu suất cao hơn, có khả năng hơn trong việc huấn luyện và sử dụng các mô hình AI. Nhiều công ty bán dẫn đang sử dụng chiến lược này để giảm chi phí thiết kế và sản xuất, và các công ty Trung Quốc cũng đang làm theo với sự hỗ trợ của chính phủ. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu AI ở Trung Quốc và các quốc gia khác đang phát triển các mô hình AI quy mô nhỏ hơn và ít phức tạp hơn nhưng vẫn hoạt động khá tốt, yêu cầu ít khả năng điện toán hơn. Hai đổi mới này có thể giúp Trung Quốc bắt kịp trong lĩnh vực AI khi các công ty của họ làm việc để thúc đẩy phát triển thiết bị chế tạo chip tiên tiến.

 

Trong khi đó, các biện pháp kiểm soát của Mỹ sẽ khiến các nhà sản xuất chip và thiết bị ở Mỹ và các quốc gia đồng minh mất một phần lớn doanh thu từ Trung Quốc, làm giảm nguồn vốn đầu tư vào nghiên cứu và phát triển của những công ty này. Trong ngắn hạn, tác động có thể sẽ không quá lớn. Cơn sốt AI hiện tại đã tạo ra nhu cầu cho các chip hiệu suất cao vượt xa nguồn cung; các chip mà Nvidia lẽ ra đã bán cho Trung Quốc hiện đang được bán ở nơi khác. Nhưng trong dài hạn, việc rút khỏi thị trường khổng lồ Trung Quốc dự kiến sẽ gây tổn thất đáng kể cho doanh thu của các công ty phương Tây.

 

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu cũng có thể làm gia tăng sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu và làm sâu sắc thêm sự chia rẽ địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ. Các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt sẽ làm giảm sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau và làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh địa chính trị, có khả năng đặt Mỹ và Trung Quốc vào một cuộc đụng độ. Quả thực, các biện pháp kiểm soát chip đã gia tăng căng thẳng Mỹ – Trung, khiến lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình phải đánh giá rằng Mỹ đang tìm cách “kiểm soát, vây hãm và đàn áp toàn diện chống lại chúng tôi.”

 

 

ĐẨY NHANH ĐỔI MỚI

 

Câu hỏi chính trong thời gian tới là liệu Washington có thể tận dụng khoảng thời gian cơ hội do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mang lại để đạt được những đột phá mang tính cách mạng trong lĩnh vực khoa học tính toán (computational science) hay không. Để làm được điều này, lựa chọn tốt nhất của Mỹ trong dài hạn là thúc đẩy sự phát triển công nghệ và khả năng đổi mới của chính mình.

 

Chính phủ Mỹ đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này với Đạo luật CHIPS và Khoa học (CHIPS and Science Act) năm 2022, bao gồm khoản đầu tư 52 tỷ USD vào sản xuất chất bán dẫn tiên tiến, nghiên cứu ứng dụng, phát triển mẫu thử nghiệm và thương mại hóa. Các nhà máy chế tạo nội địa tiên tiến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu bán dẫn ở Mỹ phát triển và mở rộng các công nghệ mới và tiên tiến. Hơn nữa, Trung tâm Công nghệ Bán dẫn Quốc gia, hưởng sự hỗ trợ tài chính từ Đạo luật CHIPS, đang tài trợ cho các cơ sở tiên tiến nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các công ty bán dẫn của Mỹ và các nhà nghiên cứu từ khu vực doanh nghiệp, chính phủ, và các trường đại học.

 

Đây là những bước quan trọng đúng hướng, nhưng có thể vẫn chưa đủ. Chúng chỉ mới tập trung vào việc thúc đẩy đổi mới theo từng bước từ từ thay vì đầu tư vào những đột phá công nghệ lớn tiếp theo. Khi sản xuất chip nội địa của Trung Quốc đã bắt kịp, Mỹ cần phải đã chuyển sang giải quyết những ranh giới công nghệ mới trong lĩnh vực tính toán tiên tiến. Điện toán dựa trên ánh sáng (sử dụng photon để xử lý dữ liệu) và điện toán mô phỏng thần kinh (sử dụng các hoạt động mô phỏng bộ não con người) là hai ứng viên hứa hẹn cho mô hình điện toán thế hệ tiếp theo. Thêm vào đó, điện toán lượng tử (sử dụng các hạt hạ nguyên tử để xử lý thông tin) có thể tăng tốc theo cấp số nhân các phép toán thực hiện được dùng cho một số ứng dụng nhất định. Những công nghệ mới nổi này có tiềm năng thực hiện các phép toán với tốc độ chưa từng có trong khi tiêu tốn ít năng lượng hơn – tạo điều kiện thuận lợi cho các khám phá khoa học, chuyển đổi các ngành công nghiệp và hiện đại hóa quân đội. Washington hiện phải thúc đẩy các công nghệ đột phá này bằng cách tài trợ cho nghiên cứu cơ bản, mở rộng các chương trình phát triển lực lượng lao động và đầu tư vào hệ sinh thái sản xuất trong nước.

 

Việc thúc đẩy đổi mới của Hoa Kỳ nên là ưu tiên hàng đầu của Washington khi cạnh tranh với Bắc Kinh. Với quy mô, sức mạnh kinh tế và sự tinh vi về khoa học của Trung Quốc, chính phủ Mỹ chỉ có thể tác động một cách hạn chế trong việc cản trở sự phát triển công nghệ của đối thủ. Mỹ nên tập trung sức lực vào nâng cao năng lực nội tại và khả năng duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực AI và các công nghệ quan trọng thế hệ tiếp theo.

 

------------------

HANNA DOHMEN là Nhà nghiên cứu & phân tích tại Trung tâm An ninh và Công nghệ mới của Đại học Georgetown.

JACOB FELDGOISE là Nhà nghiên cứu & phân tích dữ liệu tại Trung tâm An ninh và Công nghệ mới của Đại học Georgetown.

CHARLES KUPCHAN là Giáo sư về Quan hệ Quốc tế tại Đại học Georgetown và là Nghiên cứu viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.

 

 

Nguồn: Hanna Dohmen, Jacob Feldgoise và Charles Kupchan, “The Limits of the China Chip Ban,” Foreign Affairs, 24/07/2024.

 

 

============================

 

"Di sản" kinh tế của Biden có lợi hay không cho Kamala Harris ?

 

 

=============================

 

 

Biden không phải là người được đảng đề cử nên việc thay ông ấy không phải là bất hợp pháp

https://dcvonline.net/2024/07/22/biden-khong-phai-la-nguoi-duoc-dang-de-cu-nen-viec-thay-ong-ay-khong-phai-la-bat-hop-phap/

 

 

========================================

Hoa Kỳ: Tổng thống Joe Biden đề xuất cải tổ Tòa Án Tối Cao

 

=====================================

 

Tay súng và kẻ muốn độc tài   

 editor_  Posted on July 21, 2024   Posted in Chính Trị Xã HộiQuan ĐiểmThế GiớiUSA   0 Comments

David Frum | DCVOnline

https://dcvonline.net/2024/07/21/tay-sung-va-ke-muon-doc-tai/

 

 

===========================

 

Mỹ tăng cường bộ tư lệnh quân sự tại Nhật, báo động về mối đe dọa của Trung Quốc

July 29, 2024

 

 

============================

 

An ninh: Quá trễ để Mỹ-Nhật ngăn chận Trung Quốc thay đổi trật tự thế giới ?

 

 

====================================

 

 

Lở đất do mưa lớn ở Ấn Độ, hơn 120 người thiệt mạng

July 30, 2024

 

 

==============================

 

 

Iran bí mật phá hoại cuộc vận động tuyển cử của Trump, sợ ông thắng cử

July 30, 2024

 

 

===================================

 

 

Taylor Swift ‘bàng hoàng’ nghe tin vụ đâm trẻ em lớp nhảy múa ở Anh, 3 thiệt mạng

July 30, 2024

 

 

=====================================

 

 

Đâm người hàng loạt ở Anh, 2 trẻ em chết, 11 người bị thương

July 29, 2024

 

 

=====================================

 

Khai mạc Thế Vận Hội Paris: Những màn trình diễn gây tranh luận dữ dội tại Pháp

 

 

================================

 

Olympic Paris 2024 : Nhạc nền lễ khai mạc vinh danh các tài năng Pháp

 

 

====================================

Lễ khai mạc Olympic Paris: Bộ trưởng Nội Vụ Darmanin bảo vệ giá trị « tự do » của nước Pháp

 

 

===========================

 

 

Ai sẽ lấp đầy khoảng trống lãnh đạo của châu Âu?

Bart M. J. Szewczyk  |  Foreign Policy  

Nguyễn Thị Kim Phụng, biên dịch

30/07/2024

https://nghiencuuquocte.org/2024/07/30/ai-se-lap-day-khoang-trong-lanh-dao-cua-chau-au/

 

Paris chỉ thích nói suông, còn Berlin không có chiến lược. Nếu bạn muốn một lãnh đạo nghiêm túc, hãy tìm đến Warsaw.

 

Cuộc bầu cử gần đây vào Nghị viện châu Âu và Quốc hội Pháp đã làm rung chuyển cục diện chính trị châu Âu. Dù trung tâm của Liên minh châu Âu vẫn được giữ vững, nhưng cơ sở quyền lực của nó đã thay đổi. Sự trỗi dậy của phe cực hữu ở Pháp và Đức đã hủy hoại chính phủ ở Paris và làm suy yếu chính phủ ở Berlin, làm tê liệt bộ đôi thường nắm giữ vị trí trung tâm trong việc ra quyết định của EU. Trước khi Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa vào ngày 18/07, bà phải đàm phán với các nghị sĩ cánh hữu và thủ tướng theo chủ nghĩa dân túy của Ý, Giorgia Meloni.

 

Châu Âu đang phải đối mặt với một khoảng trống lãnh đạo trong cuộc khủng hoảng chiến tranh và an ninh nghiêm trọng nhất kể từ năm 1945. Ai sẽ đảm nhận vai trò định hình chính sách đối ngoại? Các thành viên EU sẽ tập hợp xung quanh chiến lược nào? Hiện tại có ba ứng cử viên.

 

Dù vị thế của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã suy giảm khá nhiều, người Pháp vẫn khao khát trở thành lãnh đạo châu Âu. Khi Nga bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine vào năm 2022, những nỗ lực thất bại của Macron nhằm xoa dịu Điện Kremlin đã đe dọa chia rẽ EU về chính sách an ninh, nhưng từ đó đến nay, ông đã thay đổi 180 độ. Macron muốn NATO tiếp nhận Ukraine; cách đây vài tháng, ông thậm chí còn đề xuất rằng các quốc gia NATO riêng lẻ có thể gửi quân tới Ukraine. Các binh sĩ Pháp được cho là đang chuẩn bị được triển khai ở Ukraine để huấn luyện tân binh của nước này, dù các đồng minh NATO khác tỏ ra nghi ngờ về lợi ích của việc huấn luyện do nhu cầu bảo vệ lực lượng và rủi ro vướng vào xung đột. Macron cũng cam kết sẽ gửi một lượng máy bay chiến đấu phản lực Mirage chưa xác định tới Kyiv.

 

Nếu những thông báo này là sự thật, thì chúng sẽ đánh dấu một cuộc cách mạng trong chính sách đối ngoại của Pháp. Chỉ cách đây vài năm, Macron đã vạch ra tầm nhìn chiến lược trong đó đưa Nga vào “dự án văn minh châu Âu” nhằm cân bằng chung trước Mỹ và Trung Quốc.

 

Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi mở về mức độ bền vững của những cam kết này và liệu Macron có thể triển khai chúng ở mức độ nào khi Paris vừa có một chính phủ mới. Pháp vẫn có quân đội lớn thứ hai ở châu Âu sau Ukraine, với hơn 200.000 quân nhân đang tại ngũ. Nhưng cho đến nay, Paris chỉ triển khai 750 binh sĩ tới Romania và 350 binh sĩ tới Estonia để chi viện cho sườn phía đông của NATO. Viện trợ tài chính song phương của Pháp cho Ukraine chỉ đứng thứ 16 trong số 27 quốc gia thành viên EU nếu xét theo tỷ trọng trong GDP – 0,14%. Chưa kể, khoản viện trợ quân sự 2,69 tỷ euro (2,9 tỷ USD) của nước này kém xa so với khoản viện trợ quân sự của Đức (10,2 tỷ euro, hay 11,1 tỷ USD) và thậm chí còn xếp sau khoản đóng góp của các nền kinh tế nhỏ hơn nhiều, như Đan Mạch và Hà Lan. Cho đến khi hành động và nguồn lực của Pháp bắt đầu tương xứng với lời nói, những tuyên bố của Macron sẽ chỉ được xem là một động thái chiến thuật đơn thuần hơn là dấu hiệu của một sự thay đổi chiến lược. Nếu đây là lãnh đạo, thì đó là lãnh đạo chỉ biết nói suông.

 

Về phần mình, Thủ tướng Đức Olaf Scholz theo đuổi cách tiếp cận ngược lại với Macron: phân bổ nguồn lực đáng kể nhưng lại cắt giảm luận điệu. Vào tháng 6/2022, Berlin đã triển khai một quỹ quốc phòng ngoài ngân sách trị giá 100 tỷ euro (109 tỷ USD) để tăng cường năng lực quân sự của mình. Nước này cũng dẫn đầu EU về hỗ trợ tài chính tổng thể cho Ukraine, bao gồm cả dưới hình thức cung cấp vũ khí, và đang có kế hoạch nâng cấp sự hiện diện ở Litva thành căn cứ thường trực với gần 5.000 binh sĩ. Họ vừa công bố một thỏa thuận mang tính bước ngoặt về việc bố trí tên lửa của Mỹ trên đất Đức. Berlin cũng đã chi gần 24 tỷ euro (26,2 tỷ USD) để viện trợ cho người tị nạn Ukraine, so với chưa đến 4 tỷ euro (4,4 tỷ USD) của Pháp.

 

Nhưng lập trường chiến lược của Đức đối với Nga vẫn mang tính phòng bị nước đôi. Scholz đã từ chối cung cấp tên lửa hành trình Taurus vốn cần thiết cho Ukraine và trước đó đã trì hoãn việc cung cấp xe tăng Leopard và các loại vũ khí cao cấp khác. Mục tiêu trở thành “thủ tướng hòa bình” của Scholz có vẻ rất đáng ngưỡng mộ, nhưng lại không phù hợp với một cuộc chiến đang diễn ra trong đó hoặc Ukraine và phương Tây sẽ thắng thế – hoặc Nga nuốt chửng Ukraine và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến. Nếu đây là lãnh đạo, thì đó là lãnh đạo không có mục tiêu hay chiến lược.

 

Mô hình lãnh đạo thứ ba đang nổi lên ở Ba Lan, nơi chính phủ mới đã kết hợp các lập luận mạnh mẽ với nguồn lực dồi dào. Năm năm trước, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu lúc bấy giờ là Donald Tusk đã liên kết tương lai của Ukraine với tương lai của Châu Âu trong một bài phát biểu tại Quốc hội Ukraine. Kể từ khi trở thành thủ tướng Ba Lan vào năm ngoái, ông đã nói rõ về việc châu Âu cần áp dụng tư thế chuẩn bị cho chiến tranh khi họ ứng phó với những nỗ lực tiếp theo của Điện Kremlin nhằm tái lập đế chế cũ của mình. Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cũng có quan điểm tương tự khi lập luận ủng hộ việc tái vũ trang lâu dài của châu Âu. Ông cũng cảnh báo Nga rằng “không phải chúng ta, phương Tây, mới phải lo sợ một cuộc đụng độ với Putin, mà là ngược lại”.

 

Sikorski cũng đã đưa ra các đề xuất chính sách đổi mới, chẳng hạn như thành lập Quân đoàn châu Âu hoàn toàn tình nguyện, với khoảng 5.000 binh sĩ. Lực lượng này sẽ được ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ theo sự đồng thuận trong Hội đồng Châu Âu và được chỉ huy hoạt động bởi một chỉ huy người Châu Âu. Họ sẽ được huy động bên ngoài các kênh quân sự quốc gia và nhận tài trợ từ ngân sách EU. Quan trọng nhất, lực lượng này sẽ có thể được triển khai trong các nhiệm vụ rủi ro cao, chẳng hạn như chống lại Tập đoàn Wagner của Nga ở Châu Phi, các nhiệm vụ chống khủng bố ở Sahel, hoặc các hoạt động duy trì sự ổn định ở Libya – kết nối lợi ích của các thành viên EU ở Nam và Trung Âu.

 

Warsaw đang thể hiện quyết tâm bằng tiền bạc, khởi động một cuộc tái vũ trang lớn sẽ đưa Ba Lan trở thành một trong những cường quốc quân sự hàng đầu châu Âu. Nước này đã chi hơn 4% GDP cho quốc phòng và đang mở rộng lực lượng vốn đã đáng gờm của mình. Năm 2023, ngân sách quốc phòng của Ba Lan đã tăng 75% so với năm trước – mức tăng hàng năm lớn nhất so với bất kỳ quốc gia châu Âu nào. Warsaw cũng có kế hoạch tăng gấp đôi lực lượng trên bộ lên 300.000 binh sĩ. Với các đơn đặt hàng quốc phòng lớn từ Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời mở rộng sản xuất trong nước, theo một số ước tính, vào năm 2030, Ba Lan dự kiến sẽ có nhiều xe tăng hơn cả Anh, Pháp, Ý, và Đức cộng lại. Mới tuần trước, Lầu Năm Góc đã xác nhận rằng Ba Lan sẽ mua các máy bay chiến đấu tàng hình F-35, hệ thống tên lửa Patriot, và xe tăng Abrams với tổng giá trị 2 tỷ USD.

 

Warsaw cũng đã phân bổ 0,7% GDP cho Ukraine, bao gồm 3 tỷ euro (3,3 tỷ USD) viện trợ quân sự và đã chi hơn 22 tỷ euro (24 tỷ USD) cho khoảng 1 triệu người tị nạn Ukraine mà nước này tiếp nhận.

 

Ba Lan có một tầm nhìn rõ ràng và khả thi về sự cần thiết phải ngăn chặn Nga xâm chiếm Ukraine và ngăn chặn nước này tiến hành các cuộc chiến tiếp theo. Đây chính là lãnh đạo bởi sự cần thiết.

 

Ai sẽ là người mà các thành viên EU khác sẽ ủng hộ? Một số nhà lãnh đạo và công dân châu Âu nhận ra mối đe dọa từ Nga nhưng không sẵn sàng đưa ra lựa chọn khó khăn là chuyển các nguồn lực từ chi tiêu xã hội sang quốc phòng, chưa kể đến việc đặt xã hội và nền kinh tế của họ vào tình trạng chuẩn bị tham chiến. Những nước khác có thể bị thu hút bởi lối nói nhẹ nhàng nhưng vẫn chậm rãi tăng dần lượng vũ khí. Nhưng tính cấp bách của hoàn cảnh của châu Âu – với một chế độ Nga hung hăng muốn thay đổi biên giới và đang tiến hành một cuộc chiến vô thời hạn ở châu Âu – có thể buộc EU phải nghiêng về cách tiếp cận của Warsaw.

 

Macron đã đưa ra nhiều sáng kiến ngoại giao, bao gồm Cộng đồng Chính trị Châu Âu và Sáng kiến Can thiệp Châu Âu, trong nỗ lực không ngừng nhằm giành lấy vị trí trung tâm của sự chú ý chính trị ở Châu Âu. Tuy nhiên, những hoạt động tích cực và vô số ý tưởng của ông chỉ mang lại kết quả hạn chế, mang đến những tuyên bố hơn là quyết định. Các chính sách của Châu Âu đối với Ukraine và Nga hiện tại đã quyết đoán hơn nhiều so với những ưu tiên ban đầu của Pháp khi cuộc chiến toàn diện bắt đầu. Truyền thống chính sách đối ngoại của Pháp về chủ nghĩa đơn phương và tìm kiếm quyền tự do hành động tối đa cũng gây khó khăn cho việc xây dựng liên minh hiệu quả.

 

Scholz, người lãnh đạo một chính phủ liên minh ba đảng, đã trở nên dày dạn kinh nghiệm nhờ truyền thống xây dựng sự đồng thuận của Đức, theo đó khiến Berlin trở thành lựa chọn có khả năng cao nhất để tạo ra một trung tâm hấp dẫn cho chính trị châu Âu. Nhưng cũng giống như Pháp, Đức đã đi theo thay vì dẫn dắt chính sách về Ukraine, gây ra sự thất vọng đáng kể giữa các đối tác EU.

 

Phong cách ngoại giao ngân phiếu lặng lẽ của Berlin đã đóng vai trò vô giá suốt nhiều thập kỷ trong việc thúc đẩy hợp tác châu Âu trong thời bình, nhưng nó không phải là một cách tiếp cận hiệu quả để giúp giành chiến thắng trong một cuộc chiến và thiết lập khả năng răn đe. Đây là một cuộc thử thách ý chí quân sự cũng như sự xung đột của các nguồn lực.

 

Trong khi đó, Tusk vẫn đang tìm cách khắc phục những thiệt hại ngoại giao mà chính phủ tiền nhiệm dưới thời Đảng Luật pháp và Công lý để lại, khiến mối quan hệ cũng như vị thế của Ba Lan trong EU và trên thế giới bị ảnh hưởng. Ba Lan cũng không có sức mạnh kinh tế như Đức hay tầm ảnh hưởng chính trị như Pháp. Nhưng Tusk có kinh nghiệm tuyệt vời khi từng giữ chức chủ tịch Hội đồng Châu Âu trong 5 năm. Trong vai trò này, ông đã giúp lãnh đạo và tạo ra sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo EU khác – tám người trong số họ hiện vẫn đang giữ các chức vụ hồi năm 2019, khi nhiệm kỳ của Tusk kết thúc. Với Tusk và Sikorski, Warsaw đang nắm trong tay hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ công và sự tín nhiệm về chính sách đối ngoại, đặc biệt liên quan đến Nga và Ukraine.

 

Chính phủ của Tusk, hiện đã nắm quyền được 8 tháng, đang bận rộn xây dựng lại các liên minh trong EU. Họ đã làm sống lại Tam giác Weimar trong chính sách phối hợp với Paris và Berlin. Họ đang đàm phán một hiệp ước với Pháp tương tự như Hiệp ước Aachen của Pháp-Đức, theo đó thiết lập các kênh tham vấn và hợp tác chặt chẽ hơn nhiều giữa các bộ ở cấp độ làm việc. Ba Lan cũng đã hợp tác với tám quốc gia khác trong khuôn khổ Bắc Âu-Baltic để giải quyết các lợi ích chung và điều phối chính sách khu vực và rộng hơn. Trong số các thành viên EU, Warsaw còn có vị trí đắc địa là cầu nối xuyên Đại Tây Dương của Washington tới châu Âu. Đáng chú ý, cả Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump đều đã chọn Warsaw làm nơi trình bày những bài phát biểu quan trọng về chính sách châu Âu.

 

Nhìn chung, EU và các quốc gia thành viên đang tăng cường bảo vệ lục địa của họ. Với tư cách là một nhóm, các thành viên châu Âu của NATO đã đạt mức tối thiểu 2% GDP của khối trong năm nay, dù một số quốc gia vẫn đang chi tiêu dưới mức. Châu Âu đã cung cấp hơn 170 tỷ euro (185,2 tỷ USD) hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine, huấn luyện 47.000 quân cho Ukraine (và 13.000 người khác sẽ hoàn thành khóa huấn luyện vào mùa hè này) và chi hơn 80 tỷ euro (87,2 tỷ USD) để tiếp nhận gần 5 triệu người tị nạn Ukraine. EU gần đây cũng đã thông qua vòng trừng phạt kinh tế thứ 14 đối với Nga và đã tập trung vào việc tăng cường cơ sở công nghiệp công nghệ và quốc phòng của mình để sản xuất các vũ khí và đạn dược mà Ukraine cần cũng như để phục vụ nhu cầu răn đe trong tương lai.

 

Tuy nhiên, châu Âu vẫn đang hoạt động dưới khả năng của mình, và nguồn lực khổng lồ của họ chưa chuyển thành sức mạnh quyết định. Chiếc ghế lãnh đạo đã bị bỏ trống suốt ba năm qua, kể từ những thất bại lớn về tình báo và ra quyết định trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào tháng 2/2022. Không rõ liệu Berlin, Paris, Brussels, và các thủ đô khác có rút ra bài học từ những thất bại này và khắc phục những thiếu sót của họ hay không. Chính quyền Biden đã có thể tạo ra sự đồng thuận với châu Âu và tạo ra phản ứng thống nhất của phương Tây – và có thể lặp lại điều đó trong nhiệm kỳ thứ hai, tùy thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử Mỹ.

 

Nhưng ở một số thủ đô châu Âu – bao gồm Paris và Berlin – cuộc chiến của Nga vẫn chưa tạo ra cảm giác cấp bách cần thiết đối với an ninh châu Âu. Nếu không có sự lãnh đạo tích cực, EU có nguy cơ tiếp tục trôi dạt chiến lược. Các thủ đô châu Âu nên nhìn vào Warsaw, noi gương Ba Lan để kết hợp lời nói với nguồn lực, nâng cao cả hai và tìm cách giành chiến thắng ở Ukraine.

 

-----------------

Bart M. J. Szewczyk là nghiên cứu viên cấp cao không thường trú tại Quỹ Marshall Đức, giáo sư thỉnh giảng tại Sciences Po, cựu thành viên Ban Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ, cựu cố vấn về chính sách tị nạn cho đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, và tác giả cuốn sách “Europe’s Grand Strategy: Navigating a New World Order.”

 

Nguồn: Bart M. J. Szewczyk, “Who Will Fill Europe’s Leadership Vacuum?,” Foreign Policy, 19/07/2024

 

 

===================================

 

Chính phủ Venezuela và phe đối lập đều cho mình mới là kẻ thắng cử, chả biết tin ai

July 29, 2024

 

=====================================

 

Bầu cử tổng thống Venezuela: Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình phản đối kết quả

RFI

 

 

=================================

 

Venezuela: Tổng thống ‘‘tái đắc cử’’, đối lập phản đối kết quả, quốc tế kêu gọi minh bạch

RFI

 

 

================================

 

Hải Quân Nga huy động ba hạm đội cho cuộc tập trận quy mô lớn

RFI

 

 

 

=================================

 

 

Nga tuyên bố kiểm soát làng Pivdenne ở miền đông Ukraine

Reuters

31/07/2024

https://www.voatiengviet.com/a/nga-tuyen-bo-kiem-soat-lang-pivdenne-o-mien-dong-ukraine/7719803.html

 

Bộ Quốc phòng Nga nói hôm 30/7 rằng lực lượng của họ đã chiếm được khu định cư Pivdenne ở khu vực Donetsk, miền đông Ukraine, theo Reuters. Đây được xem là mục tiêu mới nhất trong nỗ lực tấn công chậm nhưng mạnh mẽ của Moscow qua khu vực công nghiệp Donbas.

 

https://gdb.voanews.com/01000000-0a00-0242-0af5-08dc357d934b_w1023_r1_s.jpg

Bản đồ Ukraine.

 

Bộ Quốc phòng Nga nói hôm 30/7 rằng lực lượng của họ đã chiếm được khu định cư Pivdenne ở khu vực Donetsk, miền đông Ukraine, theo Reuters. Đây được xem là mục tiêu mới nhất trong nỗ lực tấn công chậm nhưng mạnh mẽ của Moscow qua khu vực công nghiệp Donbas.

 

Pivdenne, được Nga gọi bằng cái tên Leninskoe thời Liên Xô, tiếp giáp với Toretsk, một thành trì và thị trấn khai thác than của Ukraine mà Nga bắt đầu thúc quân tới hồi tháng 6.

 

Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine không đề cập đến Pivdenne trong một báo cáo tối ngày 30/7, nhưng có nói rằng các lực lượng Nga đã cố gắng chọc thủng hệ thống phòng thủ của Ukraine gần Pokrovsk 15 lần trong 24 giờ qua. Ba cuộc giao tranh vẫn đang diễn ra.

 

Các blogger quân sự Ukraine bác bỏ mọi quan điểm cho rằng quân đội Nga đã tiến vào Toretsk, nhưng họ cho hay các khu vực xung quanh thị trấn đang có giao tranh dữ dội.

 

Một blogger tự xưng là “sĩ quan” nói rằng binh lính Nga đang cố gắng lẻn vào thị trấn này theo từng nhóm nhỏ.

 

Năm 2022, chính quyền Ukraine công bố dân số trước chiến tranh của Pivdenne là 1.404 người và của Toretsk là khoảng 30.000 người. Kyiv chưa bình luận ngay về tình trạng của thị trấn Pivdenne.

 

Với việc Nga nhắm đến Toretsk, đây là một trong những khu vực có nhiều giao tranh nhất ở khu vực Donetsk, trong khi lực lượng của Moscow cũng đang tiến về Pokrovsk, một trung tâm vận tải của Ukraine cách Toretsk khoảng 70 km về phía tây.

 

Hôm 28/7, Moscow nói rằng lực lượng của họ đã chiếm được hai ngôi làng, Prohres và Yevhenivka, trên đường tiếp cận Pokrovsk. Bộ Tổng tham mưu Ukraine đếm được 40 cuộc tấn công của Nga tại khu vực Pokrovsk, gồm 18 cuộc đụng độ vẫn tiếp tục.

 

Nga nói họ đã sáp nhập khu vực Donetsk, cùng với 3 tỉnh khác của Ukraine, vào tháng 9/2022 và đòi Kyiv phải rời khỏi khu vực này như một điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán hòa bình.

 

Kyiv nói họ có kế hoạch dùng vũ lực để quay trở lại tất cả 4 khu vực và đánh đuổi mọi binh sĩ Nga khỏi lãnh thổ của Ukraine.

 

=========================

LIÊN QUAN

 

30 Tháng 7, 2024

Mỹ sẽ gửi thêm 1,7 tỷ đô viện trợ quân sự cho Ukraine

 

29 Tháng 7, 2024

Lực lượng Nga tiến về thành phố chiến lược Pokrovsk của Ukraine

 

8 Tháng 7, 2024

Nga: Kho dầu ở Kursk bốc cháy sau cuộc tấn công bằng drone của Ukraine

 

27 Tháng 7, 2024

Ukraine: Lực lượng tên lửa đánh trúng căn cứ không quân Nga ở Crimea

 

 

 

=====================================

 

 

Ukraine thay đổi thái độ đối với Trung Quốc

Tác giả: Niu Danqin, “乌克兰,对中国态度有变化,映象网, 25/07/2024.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

29/07/2024

https://nghiencuuquocte.org/2024/07/29/ukraine-thay-doi-thai-do-doi-voi-trung-quoc/

 

Ukraine đã thay đổi thái độ đối với Trung Quốc.

 

Sở dĩ có cảm giác như vậy là vì tôi đã xem tuyên bố mới nhất của ông Kuleba, Ngoại trưởng Ukraine, tuyên bố của ông tại Quảng Châu và tuyên bố của ông sau cuộc gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

 

Đây là lần đầu tiên sau khi nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hồi tháng 3/2022, Ngoại trưởng Ukraine đến thăm Trung Quốc từ ngày 23 đến 26/7/2024.

 

Khách đến nhanh và đi chậm. Chính Kuleba nói: Đối thoại với Trung Quốc là rất quan trọng.

 

Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc gặp với Vương Nghị, ông Kuleba đã nói rõ Trung Quốc là một nước vĩ đại. Ukraine và Trung Quốc đã trở thành đối tác chiến lược, cũng là đối tác kinh tế, thương mại quan trọng.

 

Sau đó, ông còn phát biểu: Ukraine đánh giá cao tác dụng tích cực có tính xây dựng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình và giữ gìn trật tự quốc tế. Ukraine rất coi trọng ý kiến ​​của Trung Quốc và đã nghiên cứu kỹ lưỡng “Sáu điểm đồng thuận” mà Trung Quốc và Brazil đạt được về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Phía Ukraine mong muốn và sẵn sàng triển khai đối thoại đàm phán với phía Nga.

 

Sau đó, ông lại nói: Tất nhiên, đàm phán phải có lý trí và có ý nghĩa thực chất, nhằm đạt được một nền hòa bình công bằng và lâu dài.

 

Đây là thông báo của phía Trung Quốc. Trong thông báo của Ukraine phát đi từ Quảng Châu, Kuleba còn nói: “Tôi tin rằng việc đạt được một nền hòa bình công bằng ở Ukraine phù hợp với lợi ích chiến lược của Trung Quốc; với tư cách là một thành viên của lực lượng hòa bình toàn cầu, Trung Quốc có vai trò rất quan trọng.”

 

Ông cũng cho biết: trong điều kiện Nga chân thành đàm phán thì Ukraine sẵn sàng tham gia đàm phán, nhưng ông nhấn mạnh hiện nay phía Nga chưa thể hiện sự chân thành như vậy.

 

Một số báo đài nước ngoài còn phân tích, lần này cuộc gặp giữa Vương Nghị và Kuleba kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ, lâu hơn dự kiến. “Đó là một cuộc hội đàm rất sâu sắc và cụ thể”.

 

Tổng hợp thông tin do Trung Quốc và Ukraine đưa ra, có thể thấy phía Ukraine có một số thay đổi rất đáng được quan tâm.

 

1. Thái độ của Ukraine xuất hiện chuyển biến đáng kể. Trước đây có một thời nước này từng phàn nàn về vai trò của Trung Quốc, nhưng giờ đây rõ ràng Ukraine đánh giá cao vai trò tích cực có tính xây dựng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình và duy trì trật tự quốc tế.

 

Xin lưu ý: Đánh giá cao.

 

Thành thật mà nói, cách hòa giải và xúc tiến đàm phán của Trung Quốc hoàn toàn khác với cách của Anh, Pháp, Đức, lại càng khác Mỹ. Ukraine từng hiểu lầm điều đó, nhưng giờ đây cuối cùng họ đã nghĩ lại và khẳng định điều này.

 

Trung Quốc thực sự đang thúc đẩy hòa bình, phát huy tác dụng tích cực mang tính xây dựng.

 

2. Ukraine rất coi trọng ý kiến ​​của Trung Quốc và đã nghiêm túc nghiên cứu “Sáu điểm đồng thuận” giữa Trung Quốc và Brazil về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine.

 

Xin lưu ý: Nghiêm túc nghiên cứu.

 

Ở đây sẽ không trích dẫn cụ thể từng điều về “Sáu điểm đồng thuận”.

 

Nhưng trong đó có một điều nêu rõ: Đối thoại đàm phán là lối thoát khả thi duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine; các bên nên tạo điều kiện để nối lại đối thoại trực tiếp và thúc đẩy hạ nhiệt làm dịu tình hình cho đến khi đạt được ngừng bắn toàn diện.

 

Đối với “Sáu điểm đồng thuận” này, hiện nay Ukraine cũng đã chuyển từ một thời nghi ngờ sang “nghiêm túc nghiên cứu”. Cũng cần nhận thức đầy đủ rằng chủ trương của Trung Quốc và Brazil thực sự là quan điểm vững vàng, thực sự vì hòa bình lâu dài.

 

3. Ukraine biểu thị với Trung Quốc thái độ mong muốn đàm phán với Nga.

 

Đây cũng là một thay đổi quan trọng. Cần biết rằng, đã một thời gian Ukraine tỏ ra rất cứng rắn, từng công khai tuyên bố: trừ khi Putin bị hạ bệ, nếu không họ sẽ không bao giờ đàm phán.

 

Nhưng không đàm phán thì làm sao có thể thực hiện hòa bình?

 

Vì vậy, thái độ của Ukraine thời gian gần đây cũng đã thay đổi. Tổng thống Ukraine Zelensky cách đây không lâu từng nói bóng gió rằng ông không loại trừ khả năng tiến hành đàm phán hòa bình với Nga, ngay cả khi tổng thống Nga vẫn là Putin.

 

Lần này tại Quảng Châu, Kuleba cũng nói rõ rằng Ukraine đồng ý và sẵn sàng triển khai đối thoại đàm phán với Nga. Tất nhiên, ông vẫn lên án Nga không có thiện chí đàm phán hòa bình.

 

Tuy nhiên, đi từ dứt khoát từ chối đến sẵn sàng đàm phán bao giờ cũng là một bước tiến.

 

Cuối cùng, ta thấy thế nào?

 

Hãy chỉ nói ba điều đơn giản.

 

Thứ nhất, Ukraine không thể không thay đổi.

 

Cuộc gặp Vương Nghị – Kuleba tại Quảng Châu không thể bỏ qua ba bối cảnh sau đây.

 

Bối cảnh 1: Trên chiến trường Nga-Ukraine, gần đây Nga phát động tấn công mãnh liệt, Ukraine đang trong tình thế nguy cấp;

 

Bối cảnh 2: Không loại trừ khả năng Trump tái đắc cử, Zelensky sợ bị Mỹ hoàn toàn bỏ rơi;

 

Bối cảnh 3: Những nỗ lực hòa giải hòa bình của Trung Quốc rất ấn tượng; mới đây Trung Quốc vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa giải lịch sử của 14 phe phái Palestine.

 

Thái độ của Ukraine không thể không thay đổi. Nếu cứ không thay đổi, đặc biệt là một mực từ chối đàm phán hòa bình, sẽ gây bất lợi cho lợi ích quốc gia của Ukraine.

 

Thứ hai, Trung Quốc đã giành được sự tôn trọng của Ukraine.

 

Lần này Kuleba đến Trung Quốc những 4 ngày, có thể thấy ông đặc biệt coi trọng Trung Quốc.

 

Thành thật mà nói, Ukraine từng có thời nghi ngờ Trung Quốc và vai trò của Trung Quốc, thậm chí từng công khai bày tỏ sự bất mãn, mong Trung Quốc sẽ giúp đỡ Ukraine đối phó với Nga như Mỹ và phương Tây.

 

Nhưng xét cho cùng, Trung Quốc không phải là Mỹ mà là bên thứ ba trung lập. Đối với Trung Quốc, việc gửi vũ khí tới Ukraine như Mỹ là điều không thể tưởng tượng được.

 

Đối với Ukraine là như thế, với Nga cũng vậy.

 

Thời gian trôi đi, Ukraine cũng nên thức tỉnh, Trung Quốc là Trung Quốc, nước này giữ vai trò  trung lập là thành công của Ukraine; Trung Quốc hòa giải và thúc đẩy đàm phán thực ra là có lợi hơn cho Ukraine vốn đang ở thế bất lợi.

 

Vì vậy, cũng nên làm sáng tỏ những hiểu lầm trước đây; Kuleba đặc biệt nhấn mạnh ông đánh giá cao nỗ lực thúc đẩy hòa bình của Trung Quốc.

 

Thứ ba, con đường đàm phán hòa bình vẫn còn rất dài.

 

Rốt cuộc, tuy rằng hai bên đều tỏ thái độ có thể đàm phán hòa bình nhưng lập trường của Nga và Ukraine vẫn còn cách nhau khá xa; cho dù có triển khai đàm phán thì chắc chắn các cuộc đàm phán sẽ rất khó khăn.

 

Điều quan trọng hơn cần thấy là khi đàm phán thì không thể không thỏa hiệp. Những gì không thể giành được trên chiến trường chắc chắn sẽ không giành được trên bàn đàm phán.

 

Đối với Ukraine, ba năm qua là một cơn ác mộng; đối với Nga, làm sao đó không phải là một bi kịch?

 

Đã có biết bao trai tráng Ukraine và Nga bỏ mạng trên chiến trường.

 

Hãy nên có hòa bình càng sớm càng tốt!

 

Cả Nga và Ukraine đều không phải là kẻ thắng trên chiến trường. Kẻ thắng thực sự chỉ có thể là những quốc gia chọc giận.

 

Trung Quốc có thể cố gắng thuyết phục họ ngừng đánh nhau. Thế giới này thật ra đã đủ rối loạn rồi!

 

 

 

===========================================

 

 

Đại tá Reisner: “Người Nga tin rằng họ đang có chiến thắng trước mắt”

NTV

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

30/07/2024

 https://baotiengdan.com/2024/07/30/dai-ta-reisner-nguoi-nga-tin-rang-ho-dang-co-chien-thang-truoc-mat/

 

Trong một cuộc phỏng vấn với NTV, Đại tá Markus Reisner cho biết, trong vài ngày và tuần qua, “tình hình ở Ukraine đã xấu đi nghiêm trọng. Hoặc Ukraine bây giờ sẽ nhận được sự hỗ trợ lớn hoặc họ sẽ phải thay đổi chiến lược của mình”. Từ những tuyên bố của Nga, hiện nay người ta có thể nghe thấy “người Nga tin rằng họ đang có chiến thắng trước mắt”.

 

.

NTV: Tổng thống Zelensky hôm qua cho biết hiện tại mọi thứ đặc biệt khó khăn ở khu vực Donetsk và hầu hết các cuộc tấn công của Nga trong những tuần gần đây đều diễn ra ở Pokrovsk. Tình hình ở đó thế nào?

 

Markus Reisner: Về mặt chiến thuật, phải nói rõ rằng người Nga đang ở thế tấn công. Họ rõ ràng đang có

nếu chúng ta nhìn về phía nam bên kia sông Siwersky Donets, chúng ta có thể thấy rõ mục tiêu của quân Nga là tiến tới Siversk. Tuyến thứ tư thậm chí còn xa hơn về phía nam gần Chassiv Yar.

Trong vài ngày qua, đã có nhiều tường thuật lặp đi lặp lại, bao gồm cả video, cho thấy người Nga hiện đã vượt qua Kênh Siwerskyi-Donbass. Điều đó có nghĩa là việc bao vây Chasiv Yar chỉ còn là vấn đề thời gian.

Xa hơn về phía nam, gần Toretsk, là cuộc tấn công thứ năm – đây là khu định cư Niu York, nơi Nga đã chiếm được. Người Nga cũng đang cố gắng bao vây khu vực và tiến về Toretsk. Và một hướng quan trọng khác là Pokrovsk đã được đề cập. Tại đây, gần Otscheretyne, người Nga đã chiếm được một khu vực rộng gần 400 km2 trong vài tháng qua. Người Nga đã lợi dụng việc Ukraine không luân chuyển quân ở khu vực này. Bây giờ họ tiến tới trung bình một km mỗi ngày.

 

.

NTV: Và hướng tấn công thứ bảy?

 

Markus Reisner: Ở phía nam, mũi tấn công cuối cùng là Wuhledar. Ở đây có thể thấy rõ rằng ở cấp độ chiến thuật, người Nga đang cố gắng cắt đứt các đường tiếp tế của quân đội Ukraine – những đường tiếp tế quan trọng để hỗ trợ các căn cứ chính của Ukraine. Nếu họ bị cắt đứt thì người Ukraine khó có thể chống lại ở đây. Những người lính thực sự đang dần dần hết đạn.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/07/1-69-768x463.jpg

Bản đồ cho thấy 7 mũi tiến công của Nga. Nguồn: © OpenStreetMap contributors/ NTV

 

NTV: Nghĩa là Ukraine đang trong tình trạng rất khó khăn dọc theo toàn bộ mặt trận ở Donbass.

Markus Reisner: Đúng vậy. Ở cấp độ hoạt động, chúng tôi thấy rằng người Nga đang cố gắng đẩy Ukraine vào thế phòng thủ hơn nữa thông qua việc mở rộng quá mức và tiêu hao. Đây là hậu quả của cuộc tấn công của họ gần Kharkiv: Đó là miếng mồi mà người Nga giăng ra cho người Ukraine. Họ thành công lớn: Sau cuộc tấn công gần Kharkiv, Ukraine ồ ạt điều động lực lượng vào khu vực này. Hiện họ đang thiếu ở Donbass. Mặc dù vẫn chưa có đột phá. Nhưng tình hình rất bấp bênh, đặc biệt tại Otscheretyne nơi quân Nga có thể sẽ sớm vượt qua hoàn toàn tuyến phòng thủ thứ hai. Tuyến phòng thủ thứ ba là Pokrovsk.

 

.

NTV: Tại sao chúng ta không thấy tác dụng gì của vũ khí phương Tây? Những cản trở để cung cấp vũ khí đã chấm dứt vào mùa xuân đúng ra phải tạo nên sự khác biệt.

Markus Reisner: Chúng tôi thực sự không thấy hiệu ứng như vào cuối mùa hè năm 2022 khi sử dụng bệ phóng tên lửa đa nòng HIMARS. Người Ukraina đang cố gắng sử dụng máy bay không người lái một cách hiệu quả. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy bất kỳ thành công nào có thể đo lường được tương tự như những thành công trước đó, chẳng hạn như việc sử dụng tên lửa ATACMS hiện nay.

Như đã biết, việc chuyển giao vũ khí đã bị trì hoãn sáu tháng do các cuộc tranh luận ở Hoa Kỳ. Điều này cũng được cảm nhận ở mặt trận, nơi quân Nga có hỏa lực pháo binh vượt trội hẳn. Họ đã tận dụng được việc ngưng cung cấp vũ khí cho Ukraine. Người ta đã có thể thấy sự khác biệt khi các đợt chuyển giao lại đến, đặc biệt là ở phía bắc Kharkiv – nhưng luôn có hạn chế là ATACMS chỉ có thể được sử dụng tối đa 100 km sau biên giới Nga. Chỉ ở Crimea họ mới có thể khai thác tầm bắn tối đa của mình.

 

.

NTV: Các cuộc không kích của Nga đóng vai trò gì?

Markus Reisner: Điều này đưa chúng ta đến cấp độ chiến lược. Hầu như ngày nào Nga cũng có các cuộc không kích, đặc biệt là vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Ngay bây giờ, đã cho thấy một tình huống bấp bênh sẽ xảy ra đối với Ukraine trong mùa đông sắp tới. Đổi lại, Ukraine thực hiện các cuộc tấn công chiến lược vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Gần đây đã có một cuộc tấn công vào một nhà máy lọc dầu ở Kursk. Ngoài ra còn có những thành công có thể đo lường được ở đây: Sản lượng lọc dầu của Nga giảm từ 10 đến 15%. Tuy nhiên, điều này không đủ để đạt đến một thời điểm quan trọng.

Theo cái nhìn của tôi, người ta có thể nghe được từ những tuyên bố của Nga vào thời điểm hiện tại rằng người Nga tin rằng họ đang có chiến thắng trước mắt. Chúng ta sẽ xem liệu họ có thành công hay không. Nhưng rõ ràng là Nga, với tổ hợp công nghiệp quân sự của mình, sẽ chiếm thế thượng phong về lâu dài, trong khi Ukraine phải liên tục giải thích cho phương Tây những gì họ cần, còn phương Tây mặc dù vậy vẫn rất miễn cưỡng cung cấp.

Tuy nhiên, vấn đề trọng tâm liên quan đến các cuộc không kích hiện nay là ở cấp độ hoạt động: Ukraine đang phải đối mặt với một tình huống khó giải quyết. Và đó là cách sử dụng cái gọi là FAB, bom lượn. Người Nga thả tới 100 quả bom loại này hầu như mỗi ngày, mỗi quả có trọng lượng từ 250 đến gần 3.000 kg. Để ngăn chặn điều này, Ukraine sẽ cần lực lượng phòng không tích cực, tức là máy bay chiến đấu. Hoặc sẽ cần hệ thống phòng không thụ động, tức là các khẩu đội phòng không mà họ có thể bố trí ở mặt trận. Cả hai đều không có sẵn, vì hệ thống phòng không thụ động được bố trí xung quanh các thành phố và máy bay F-16 vẫn chưa có mặt ở đó. Vì vậy, quân Nga có thể phá hủy hết căn cứ này đến căn cứ khác, sau đó tấn công và chiếm giữ. Ukraine có thể tấn công các sân bay nơi máy bay Nga cất cánh bằng bom lượn. Nhưng rõ ràng là họ không được phép làm điều đó.

 

.

NTV: Đã có tin đồn trong nhiều tháng qua rằng F-16 sẽ sớm đến Ukraine. Tại sao việc này lại mất nhiều thời gian như vậy?

Markus Reisner: Một mặt, điều này là do các biện pháp chuẩn bị cần thiết. Câu hỏi quan trọng là: Những máy bay chiến đấu này sẽ được đậu ở đâu, có bao nhiêu căn cứ không quân có thể tiếp nhận những máy bay chiến đấu này? Các máy bay phải thay đổi chỗ liên tục để không bị người Nga nhận ra và tiêu diệt ngay lập tức.

Điều thứ hai là: Về phía Nga, có một thế mạnh lớn trong lĩnh vực phòng không – cả về súng phòng không và máy bay chiến đấu. Tư lệnh quân đội Ukraine, Tướng Olexander Syrskyj, tuần trước đã nói một điều thú vị với tờ báo “Guardian” của Anh về F-16: Chúng tôi sẽ chỉ được sử dụng chúng cách mặt trận ít nhất 40 km, nếu không Nga sẽ bắn hạ chúng. Điều này cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan của Ukraine: Nước này luôn phải lo sợ bị đánh cục bộ vì không thể triển khai lực lượng một cách ồ ạt. Điều này giống như một chủ đề chung và cũng dẫn đến thất bại của cuộc tấn công mùa hè năm ngoái.

 

.

NTV: Liên tục có máy bay chiến đấu của Nga bị bắn rơi.

Markus Reisner: Nhìn chung, việc này không đủ để tạo ra một mức độ thay đổi tình thế quan trọng. Trong quân đội, có cụm từ ‘nguyên tắc bão hòa‘: Để tạo ra một mức làm thay đổi tình thế, người ta  phải tấn công tới tấp kẻ thù trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu điều đó không hiệu quả, đối thủ luôn có thể thích nghi. Chúng tôi thấy điều đó ở quân Nga. Nếu không có sự bão hòa quá mức, Ukraine sẽ không thể đạt được những tác động lâu dài và có thể đo lường được – như ngăn chặn cuộc tấn công của Nga, làm cho mặt trận phải ngưng chiến hoặc thậm chí quân Nga phải rút lui.

 

.

NTV: Tại sao trọng tâm các cuộc tấn công của Nga lại ở Donetsk mà không phải ở nơi khác?

Markus Reisner: Người ta tin rằng, Nga hiện có ít nhất 520.000 quân được triển khai ở Ukraine. Tướng Syrskyi nói với báo Guardian rằng, 690.000 quân sẽ được triển khai vào cuối năm nay. Rõ ràng mục tiêu chiến lược của Nga là chiếm hữu 4 tỉnh mà Nga đã sáp nhập vào năm 2022.

Ở Luhansk họ chỉ thiếu vài km vuông; Với việc tiến công tới Oskil, vùng này có lẽ sẽ hoàn toàn nằm trong tay người Nga. Ở Donetsk, họ vẫn còn thiếu nhiều nơi hơn nữa, nhưng ở đây người ta có thể thấy áp lực to lớn từ người Nga đối với phía tây. Với Zaporizhzhia và Kherson, có một hạn chế là trước tiên họ phải vượt qua Dnipro nếu muốn tiếp quản toàn bộ các tỉnh này. Đó là lý do tại sao người Nga đang tập trung vào Luhansk và Donetsk.

Nhìn chung, tình hình Ukraine đã xấu đi nghiêm trọng trong vài ngày và tuần qua. Hầu như không có bất kỳ cuộc nói chuyện nào về nó trên các phương tiện truyền thông châu Âu nữa. Bây giờ chúng ta đang tiến gần đến đỉnh điểm có thể xảy ra mà tôi đã nói vào đầu năm: Hoặc Ukraine bây giờ sẽ nhận được sự hỗ trợ lớn hoặc sẽ phải thay đổi chiến lược của mình.

 

.

NTV: Bộ Tổng tham mưu Ukraine thường xuyên công bố các thông tin cập nhật, trong đó, cùng với những nội dung khác, chúng chỉ ra số lượng các cuộc tấn công. Tối hôm qua, 16 cuộc tấn công của Nga đã bị đẩy lùi gần Pokrovsk trong ngày. Người ta có thể tưởng tượng những cuộc tấn công này rộng rãi đến mức nào?

Markus Reisner: Người Nga đã phát triển chiến thuật của riêng mình ở cấp độ chiến đấu. Thường thì nó là sự kết hợp của nhiều cuộc tấn công cùng một lúc. Ví dụ, một nhóm cơ giới nhỏ tấn công, thường bao gồm một trong những xe tăng chiến đấu được làm cho kiên cố hơn, “xe tăng rùa”, đi cùng với hai hoặc ba xe bọc thép chở binh lính. Nhóm này sau đó thu hút hỏa lực của kẻ thù, và trong khi người Ukraine đang bận rộn đẩy lùi nhóm này, các binh sĩ Nga khác tiến lên, một số đi bằng xe gắn máy – như trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nơi cái gọi là các trung đoàn hoặc tiểu đoàn trinh sát mô tô được thành lập theo cách tương tự, được sử dụng rất thành công. Những chiếc xe máy này về cơ bản tạo thành một tấm màn che phủ lên các vị trí của Ukraine. Điều này cho phép người Nga biết được nơi nào có thể đột phá được. Cách tiếp cận này đã cho phép người Nga di chuyển từ vành đai xanh này sang vành đai xanh khác và từ thị trấn này sang thị trấn khác trong những tháng gần đây.

 

.

NTV: Có vẻ như các cuộc tấn công của Nga tốn kém hơn nhiều so với các cuộc phòng thủ của Ukraine.

Markus Reisner: Đúng vậy. Về cơ bản, kẻ tấn công luôn phải chịu tổn thất cao hơn. Nhưng tổn thất của Nga thực sự rất lớn. Sau gần 890 ngày chiến tranh, phải nói rõ rằng những tổn thất về người và vật chất là không đáng kể đối với người Nga. Có vẻ như họ không gặp khó khăn gì trong việc gửi lính mới ra mặt trận vào lúc này.

Hubertus Volmer trò chuyện với Markus Reisner

 

 

 

 

======================================

 

 

Cận cảnh Nga lũ lượt bỏ đoàn xe tăng tháo chạy. Olympic Pháp lại bị tấn công. 9 tù hình sự bỏ trốn 

VietCatholicNews

Jul 30, 2024

https://www.youtube.com/watch?v=d5EwKh1q49U

 

14,818 views     Jul 30, 2024

00:00:00 Đài Hiệu

00:00:20 Giới thiệu chương trình

00:00:38 Nga mất 26 tàu của Hạm đội Hắc Hải kể từ khi bắt đầu chiến tranh 00:03:41 Đoàn xe xung kích của Nga bị tiêu diệt trong cuộc tấn công chính xác từ trên không. Quang cảnh lính Nga tháo chạy.

00:06:13 Cáp quang của Pháp bị 'phá hoại lớn' trong cuộc tấn công Thế vận hội lần thứ hai

00:08:59 Nga lùng bắt 9 tù nhân bị huy động ở Nga trốn khỏi khóa huấn luyện quân sự

00:11:44 Lính Nga có thể kiếm được số tiền gần bằng Putin trong cuộc chiến Ukraine

00:17:03 Ukraine tuyên bố cáo buộc vắng mặt 2 cộng tác viên thân Nga trong vụ hạ sát các tù binh ở Olenivka

00:20:05 Mỹ công bố gói quân sự mới trị giá 1,7 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine

00:24:50 Nguồn tin cho biết cuộc tấn công mạng của Ukraine nhắm vào ngân hàng trung ương Nga

00:27:36 Mỹ, Ấn Độ thảo luận về hòa bình Ukraine trước chuyến thăm dự kiến của ông Modi tới Kyiv vào tháng 8

00:30:15 Kết thúc

00:30:45 Closing Credits

 

 

 

 

=============================================

 

Mỹ cấp thêm 1,7 tỷ đô la viện trợ quân sự cho Ukraina

 

 

 

 





No comments: