Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng từ trần : Cuộc đời - Sự nghiệp - Di sản
BBC News Tiếng Việt
19
tháng 7 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ckdgky4pnrko
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời. Thông tin này đã được Đảng Cộng sản Việt Nam
công bố. Việt Nam sẽ tổ chức quốc tang.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường được gọi là “người đốt lò vĩ đại”
Theo
thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng,
sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
"sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư,
bác sĩ, chuyên gia y tế đầu ngành… tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm
sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút
ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108".
Ông
Trọng qua đời ở tuổi 80.
Nguyên
nhân ông Nguyễn Phú Trọng qua đời được Đảng Cộng sản Việt Nam công bố là
"do tuổi cao, sức yếu".
Sức
khỏe ông đã suy giảm trong nhiều năm qua.
Cuối
năm 2023 và 2024, ông liên tục vắng mặt trong các sự kiện quan trọng của Đảng
và Nhà nước.
Vào
năm 2019, ông từng một lần "gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe", mà
có thông tin nói là đột quỵ, khi ông đang có chuyến công tác tại tỉnh Kiên
Giang.
·
Chủ nghĩa xã hội
trong mắt Tổng Bí thư Trọng có gì thực sự mới?
17 tháng 5 năm 2021
·
Tổng Bí thư tiếp
tục ra sách: Truyền bá 'Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng'?
24 tháng 6 năm 2024
·
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng và câu hỏi ai sẽ kế nhiệm
7 tháng 5 năm 2022
Hồ
sơ sức khỏe
Sức
khỏe của ông Trọng đã nhiều lần trở thành tâm điểm của dư luận.
Hồi
năm 2018, khi kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước, ông Trọng nói:
“Trình
độ, năng lực, sự hiểu biết của tôi có hạn, tuổi tác lại đã lớn. Bác Hồ đã từng
nói, khi người ta tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp; điều đó cũng không
có gì lạ trong khi năng lực, hạn chế của tôi là rất rõ mà tuổi tác lại lớn rồi.”
Vào
ngày 14/4/2019, ông Trọng - khi đó là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - được cho là
bị đột quỵ trong chuyến công tác tại tỉnh Kiên Giang.
Sau
10 ngày từ khi có tin đồn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
mới lên tiếng: "Cường độ làm việc cao đã ảnh hưởng tới sức khỏe của Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng."
Về
phần mình, có đôi lần Tổng Bí thư Trọng nói ông không khỏe lắm.
Khi
tái đắc cử nhiệm kỳ ba của tổng bí thư "vô tiền khoáng hậu" vào tháng
2/2021, ông Trọng nói trong cuộc họp báo sau khi bế mạc Đại hội 13 rằng:
"Bây giờ tôi không được khỏe lắm, tuổi cũng đã cao, cũng xin nghỉ rồi, thế
nhưng Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành.”
Tháng
10/2019, ông Trọng chia sẻ với các cử tri tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây
Hồ trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14 là "năm nay 75 rồi, cũng đang là bệnh
nhân”.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng không ít lần thừa nhận mình không được khỏe
Đầu
năm 2024, ông Trọng đã vắng mặt trong hai tuần liền và bỏ lỡ một số sự kiện ngoại
giao quan trọng. Thời điểm đó đã nảy sinh đồn đoán về tình hình sức khỏe của
ông.
Hãng
tin Bloomberg ngày 12/1 đã dẫn lời hai quan chức giấu tên của Việt Nam nắm vấn
đề về sức khỏe của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết ông Trọng đã nhập
viện.
Tới
ngày 15/1/2024, ông Trọng xuất
hiện trong phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 5 của Quốc hội
khóa 15..
Một
số video về cuộc họp Quốc hội quay cận cảnh vị tổng bí thư cho thấy ông đi lại
khó khăn. Cụ thể, khi đứng lên chào các đại biểu, ông Trọng phải bấu ghì vào
bàn và đồng thời được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngồi cạnh đỡ lên thì mới đứng
dậy được.
Sau
cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 vào ngày 13/3, ông Trọng tiếp tục vắng mặt
nhiều ngày hồi tháng 4 và 5, kể cả trong lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch nước
Tô Lâmvà Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Trong
tháng sáu, ông xuất hiện tại hai sự kiện: cuộc họp lãnh đạo chủ chốt vào chiều
12/6 và đón Tổng
thống Nga Vladimir Putin ngày 20/6, rồi sau đó vắng mặt đến thời điểm
qua đời.
Báo
Nikkei đánh giá vào ngày 18/7: "Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống
Nga Vladimir Putin vào tháng 6, những hình ảnh ông Trọng do hãng thông tấn Nga
chụp trông ốm yếu hơn trước, có thể do tác dụng phụ của thuốc."
Chiến
dịch 'đốt lò' của ông Trọng
Là
một nhà lý luận, suốt đời làm công tác Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được
nhắc tới nhiều trong vai trò là người khởi xướng và dẫn dắt công cuộc chống
tham nhũng, còn gọi là “đốt lò”, với mục tiêu làm trong sạch đảng.
Khởi
điểm chính thức của chiến dịch “đốt lò” là một cuộc bỏ phiếu của đảng vào năm
2012. Theo đó, ông Trọng đã thành công nhận được ủng hộ của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng chuyển giao việc phòng chống tham nhũng từ Văn phòng Chính phủ sang một
ban do đảng lập ra và quản lý, tức "Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống
tham nhũng”.
Trước
đó, ông Nguyễn Tấn Dũng, lúc bấy giờ là thủ tướng, giữ chức Trưởng ban Ban chỉ
đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Có
thể nói, bức tranh chính trị Việt Nam vào thời điểm năm 2012 cho thấy sự ly
khai khi quyền lực của chính phủ trở nên mạnh hơn, từ thời ông Võ Văn Kiệt, ông
Phan Văn Khải và đỉnh điểm là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Quyền
lực chuyển từ Văn phòng Trung ương Đảng sang Văn phòng Chính phủ với thực trạng
nhiều Ban Đảng đã phải giải thể hoặc sáp nhập.
Một
nhà quan sát giấu tên nhận định với BBC rằng, đây là thời điểm mà bức tranh
chính trị Việt Nam có dấu hiệu ly khai của các phe phái khi Đảng suy yếu: phe
chính phủ, phe quân đội, phe công an và thế lực chính quyền địa phương trỗi dậy.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng, giáo sư chuyên ngành xây dựng Đảng, người được coi là
“một tín đồ chân chính của Đảng” - theo cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
David Brown và thậm chí, ông còn được xem là “người cộng sản cuối
cùng” - khi đó có thể đã lo lắng đến sự tồn vong của Đảng Cộng sản
mà ông tôn thờ.
Ông
Trọng đã dẫn dắt một chiến dịch chống tham nhũng vô tiền khoáng hậu của Đảng Cộng
sản Việt Nam, khiến cả những người thân cận nhất của ông cũng sụp đổ
Theo
một số nhà quan sát giấu tên, xét bề dày kinh nghiệm và con người của ông Nguyễn
Phú Trọng, dễ hiểu vì sao ông lại khai hỏa một chiến dịch đốt lò với quy mô và
cường độ chưa từng thấy trước đó.
Những
“củi tươi” ban đầu là các quan chức chính quyền địa phương và trung ương đến
các tướng lĩnh, sĩ quan công an và quân đội trước đó được miễn trừ nhưng đứng
trước chiến dịch đốt lò của ông Trọng đều không thể thoát thân.
“Thời
điểm chiến dịch đốt lò bắt đầu, ông Trọng đã thành công loại bỏ ông Dũng để kiểm
soát phe chính phủ. Tiếp đó, ông Trọng đánh tới phe chính quyền địa phương bằng
việc bắt bớ một dây lãnh đạo địa phương như Đà Nẵng, TP HCM, khiến những địa
phương khác phải dè chừng," một nhà quan sát trong số này nói.
Sau
đó, vụ án Vũ
Nhôm - các công ty bình phong lo kinh tài cho phía công an với sự
chống lưng của các thứ trưởng, trung tướng và tổng cục tình báo cũng bị lôi ra
xét xử.
Các
cựu Tư lệnh Vùng cảnh sát biển như Lê Xuân Thanh,
cựu thiếu tướng Lê Văn Minh liên quan đường dây buôn lậu xăng dầu cũng bị đưa
ra ánh sáng.
Những
Tư lệnh, cựu Đô đốc Hải quân, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng như ông Nguyễn Văn Hiến
cũng bị xử lý.
Vụ
xử hai nhân vật tên tuổi như Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cũng
đều là những vụ án điển hình. Ông Thăng trở thành ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên
trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam bị truy tố và kết án tù về tội tham nhũng.
Tiếp
đó là hàng loạt bộ trưởng, quan chức cấp cao như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông như Trương
Minh Tuấn và người tiền nhiệm Nguyễn Bắc Son đều bị truy tố với
cùng tội danh "nhận hối lộ".
Ủy
viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng bị truy tố trong chiến dịch “Đốt lò” của ông Trọng
Người
ta thường biết đến ông Trọng với những phát ngôn hùng hồn, cứng rắn về chiến dịch
chống tham nhũng như “không vùng cấm, không ngoại lệ” hay “lò nóng lên rồi thì
củi tươi vào cũng phải cháy”.
Người
đứng đầu Đảng Cộng sản không chỉ nói suông mà ông thực sự ban hành các chính
sách và quy định chống tham nhũng nội bộ, ví dụ Quy định 102-QĐ/TW ngày 15
tháng 11 năm 2017.
Quy
định nêu rõ rằng "tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng
viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét,
xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời". Quyết liệt hơn, Quy định này còn nói
rằng ngay cả các quan chức thuộc Đảng đã qua đời vẫn có thể bị xử lý kỷ luật nếu
vi phạm của họ đặc biệt nghiêm trọng.
Nhiều
quan chức, lãnh đạo cấp cao đã phải “chịu trách nhiệm người đứng đầu” về vị trí
của mình trong quá khứ, thậm chí là hơn 10 năm trước như trường hợp của Chủ tịch nước Võ
Văn Thưởng.
Có
một số người đã về hưu nhưng một ngày đẹp trời lại bị “réo tên” và bị cách hết
các chức vụ trong Đảng do những sai phạm trong quá khứ, như trường hợp cựu Ủy
viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy, cựu Chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Hải.
Trong
hai năm qua, đã có ba nhân vật trong “Tứ Trụ” mất chức
Hồi
đầu năm 2023, báo The Economist của Anh đánh giá chiến dịch 'Đốt lò' (báo dùng
nguyên văn tiếng Việt - "dot lo" - Blazing Furnace) đã góp phần cải
thiện thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng chống tham nhũng quốc tế.
The
Economist
gọi đây là chiến dịch mang dấu ấn của ông Nguyễn Phú Trọng.
Tuy
thế, bài trên The Economist (Cleaning the House) trích Tiến sĩ Nguyễn Khắc
Giang, một nhà quan sát chính trị Việt Nam, đánh giá rằng các quan chức nay sợ
hãi, không dám ký các giấy tờ dự án, khiến đầu tư khu vực công giảm hoặc ngưng
tiến độ. Thậm chí tiền thu từ thuế cũng giảm ở Việt Nam.
·
Nhìn
vào phát triển trung hạn của Việt Nam, tờ báo Anh nhận định:
"Nếu
ông Trọng muốn Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình năm 2030 thì cần
phải làm sao để các quan chức trung thực có thể thông qua dự án mà không sợ bị
bắt."
Một
nghiên cứu từ trước đã chỉ ra hiện tượng chống tham nhũng ở Việt Nam là
"trách nhiệm chung nhưng không ai chịu trách nhiệm chính", khiến kinh
tế khó vận hành trong lúc chống tham nhũng vẫn luôn nóng.
Vấn
đề tham nhũng ở Việt Nam bị xem là có tính hệ thống chứ không thuần túy là
chuyện đạo đức.
Tiểu
sử ông Nguyễn Phú Trọng
Suốt
sự nghiệp của mình, ông Nguyễn Phú Trọng được coi là nhà lý luận xuất sắc của Đảng
Cộng sản
Ông
Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944 thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh,
Hà Nội trong một gia đình bần nông và là con út trong số bốn anh chị em.
·
1957-
1963: Học trường phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.
·
1963-1967:
Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
·
12/1967-7/1968:
Cán bộ Phòng Tư liệu, Tạp chí học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).
·
7/1968-8/1973:
Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản; đi thực tập ở huyện Thanh
Oai, tỉnh Hà Tây (1971); bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973).
·
8/1973-4/1976:
Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế-Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc
(nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
·
5/1976-8/1980:
Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ.
·
9/1980-8/1981:
Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
·
9/1981-7/1983:
Thực tập sinh và bảo vệ luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) tại Khoa Xây dựng
Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
·
8/1983-2/1989:
Phó ban Xây dựng Đảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản
(9/1987); Phó Bí thư Đảng ủy (7/1985-12/1988) rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp
chí Cộng sản (12/1988-12/1991).
·
3/1989-4/1990:
Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.
·
5/1990-7/1991:
Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
·
8/1991-8/1996:
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
·
01/1994-đến
nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa 7, 8, 9, 10, 11, 12.
·
8/1996-02/1998:
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ
trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
·
12/1997-đến
nay: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa 8, 9, 10, 11,
12.
·
2/1998-1/2000:
Phụ trách công tác tư tưởng-văn hóa và khoa giáo của Đảng.
·
8/1999-4/2001:
Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.
·
3/1998-8/2006:
Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998-11/2001); Chủ tịch Hội đồng Lý
luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11/2001-8/2006).
·
1/2000-6/2006:
Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa 12, 13, 14.
·
5/2002-đến
nay: Đại biểu Quốc hội các khóa 11, 12, 13, 14, 15.
·
6/2006-7/2011:
Chủ tịch Quốc hội khóa 11, 12, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, ủy viên Hội đồng Quốc
phòng và An ninh.
·
1/2011-đến
nay: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, 12, 13; Bí thư Quân ủy
Trung ương.
·
2/2013
đến nay: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
·
8/2016-đến
nay: Tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020.
·
10/2018:
Tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa 14, được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ
2016-2021.
Tiểu sử ông Nguyễn Phú Trọng
----------------------------
TIN
LIÊN QUAN
·
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng liên tục vắng mặt trong nhiều sự kiện quan trọng
10
tháng 7 năm 2024
·
VN: Tham nhũng giảm nhờ
CT Nguyễn Phú Trọng?
7
tháng 1 năm 2020
·
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng điều trị bệnh, ông Tô Lâm điều hành Đảng
18
tháng 7 năm 2024
No comments:
Post a Comment