NỘI DUNG :
Nguyễn
Phú Trọng tới chết cũng không yên!
Trần Anh Quân
- Saigon Nhỏ
.
Việt
Nam nhập khẩu ròng xăng dầu trị giá hơn 3,6 tỷ đô la trong nửa năm
.
Lần
đầu tiên Việt Nam có hơn 90% dân số là chủ thuê bao internet di động
.
==============================================
Nguyễn
Phú Trọng tới chết cũng không yên!
Trần Anh Quân - Saigon Nhỏ
27
tháng 7, 2024
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/nguyen-phu-trong-toi-chet-cung-khong-yen/
Cộng đồng mạng Việt Nam đang lan truyền
một bài thơ – được cho là ông Trọng để lại di nguyện – với ý muốn được chôn cất
đơn giản trong nấm mộ nhỏ nơi quê nhà. Đoạn thơ được truyền với lời tựa là “Bác
TBT Nguyễn Phú Trọng viết tặng người vợ của mình, trong những ngày cuối đời tại
bệnh viện108”. Lời thơ cụ thể như sau:
“Đưa
tôi về nhà bà ơi!
Để tôi
vui vẻ ở nơi sinh thành.
Thế nhân khổ vì lợi danh
Chết rồi còn muốn tham dành đất đai.
Cho tôi nấm mộ nhỏ thôi
Để sau khỏi khổ vì lời thán ca.
Tôi đi chỉ một thân già
Nhưng mà để lại cho bà tiếng thơm.
Mặc ai đặt đó đê đơm
Lòng mình trong sáng thì cơn có gì.
Mấy lời thủ thỉ vân vi
Thôi bà ở lại tôi đi nhé bà!”
Cho đến
nay, chưa có ai chính thức xác nhận đây đúng là bài thơ ông Trọng viết, vào khi
nào!
Trong bối
cảnh nhà cầm quyền đang đàn áp những người viết bài phản bác việc tổ chức ca tụng
ông Trọng quá lố, thì hiện vẫn chưa thấy ai bị bắt do lan truyền đoạn thơ này.
Nhưng xét lại, nếu bài thơ này là do ông Tổng bí thư viết thì lại càng làm xấu
mặt các lãnh đạo bộ chính trị sau này, vì đã không làm theo lời dặn của người
đã khuất. Theo thông báo chính thức thì ông Trọng sẽ được chôn tại nghĩa trang
Mai Dịch, có nghĩa là bất chấp ý nguyện của người chết như thế nào, ngay cả cái
xác của họ cũng phải bị phục vụ cho ý đồ của những người lãnh đạo đương thời.
Việc làm
trái di chúc các lãnh đạo cộng sản lâu nay đã trở thành thông lệ. Trước đây,
ông Hồ Chí Minh từng viết di chúc yêu cầu được hỏa táng, “tro cốt thì chia làm
3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một
hộp cho miền Nam”. Thậm chó ông Hồ còn dặn rằng mỗi hộp chôn trên một quả đồi,
không cần bia đá, tượng đồng… Thế nhưng khi ông Hồ qua đời thì các quan chức cộng
sản lại đem xác ông đi lồng kiếng ở Ba Đình. Chẳng khác gì các viện bảo tàng
trưng bày xác những con thú để người ta đi qua đi lại tham quan. Mục đích để
dùng cái xác, nuôi cho sự sống còn của chế độ độc tài.
Hoặc ông
Lê Khả Phiêu (tổng bí thư từ 1997-2001) cũng từng có di nguyện được rải tro cốt
xuống ba dòng sông. Nhưng cuối cũng vẫn bị đưa vào nghĩa trang Mai Dịch chôn.
Có thể nói
khi cầm quyền thì họ thét ra lửa, nhưng khi chết rồi thì đồng chí, đồng đội chẳng
coi ra gì, muốn được mồ yên mả đẹp nơi quê nhà hay tro cốt tự do trên những
dòng sông cũng không xong. Chết rồi vẫn phải “phục vụ” đồng chí, đồng đảng, phải
được chôn ở nơi các đồng đảng chỉ định của quan chức CSVN, để các báo chí tới
quay phim, chụp hình rình rang để có cái cho người dân xem.
Mai Dịch
là nghĩa trang dành để an táng các lãnh đạo cao cấp trong bộ chính trị, từ Ủy
viên Trung ương Đảng trở lên bao gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ
tịch Quốc hội, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Ủy viên Trung
ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương. Ngoài ra là một số nhà hoạt động
xã hội, văn hóa, khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tiêu biểu; và các tướng
lĩnh công an, quân đội; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân…
Một phần cần
lưu ý là các lãnh đạo cộng sản gần đây hầu như chẳng ai muốn được chôn cất tại
nghĩa trang Mai Dịch. Có lẽ khi sống họ đã không vừa lòng nhau, khi chết chẳng
muốn nằm chung với nhau. Hoặc cũng có thể lo sợ bị trả thù. Hoặc có thể họ cũng
chẳng muốn nằm ở cái chỗ mà muôn dân vẫn căm thù.
Ví dụ trường
hợp ông Lê Đức Thọ (ủy viên bộ chính trị 1955-1986), tác giả vụ án “xét lại chống
đảng” khiến nhiều nhân vật cấp cao của đảng cộng sản phải lâm vào lao lý, chết
tủi nhục. Có tin đồn rằng phần mộ của ông Thọ ở nghĩa trang Mai Dịch đã nhiều lần
bị phá hoại, đào xác và tiểu tiện vô đầu lâu. Gia đình ông này đã phải dời mộ
đi nơi khác để tránh bị trả thù.
Cho nên
sau này các tướng lãnh, quan chức cộng sản hầu như rất ít người muốn bị chôn cất
ở nơi đây. Ngoài trường hợp Lê Khả Phiêu, Nguyễn Phú Trọng thì Đỗ Mười, Võ
Nguyên Giáp, Trần Đại Quang cũng từng di nguyện được an táng ở quê nhà chứ tuyệt
đối không vào Mai Dịch nằm.
Ông Mười,
ông Giáp, ông Quang thì được toại nguyện. Nhưng ông Trọng thì không, có lẽ do
Tô Lâm đã đưa tin rằng ông Trọng đã “làm việc tới hơi thở cuối cùng”. Nên giờ
đây, khi chết cũng phải chôn theo ý đồng đảng để xây dựng hình ảnh cho Tô Lâm.
Chết không được chôn theo ý mình, mà có lẽ Tô Lâm cũng sẽ không cho ông Trọng
thanh thản về với Các Mác – Lê Nin, vì phải “sống mãi trong sự nghiệp quần
chúng nhân dân”, giống như Hồ Chí Minh. Khi đã tham quyền cố vị tới phút cuối
cùng thì vẫn phải đành cắn răng chịu đựng.
Việt Nam
nhập khẩu ròng xăng dầu trị giá hơn 3,6 tỷ đô la trong nửa năm
30/07/2024
Việt
Nam, nước sở hữu nhiều mỏ dầu khí, đã nhập khẩu ròng xăng dầu từ đầu năm đến giữa
tháng 7 với tổng giá trị là 3,62 tỷ đô la, hai trang tin Thanh Niên và Hải Quan
đưa tin hôm 29/7, dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan.
Trong
6 tháng rưỡi vừa qua, Việt Nam xuất khẩu 1,3 triệu tấn xăng dầu, tương đương
1,08 tỉ đô la, tăng lần lượt về số lượng và kim ngạch là 8,3% và 7,3% so với
cùng kỳ năm ngoái, Thanh Niên và Hải Quan cho biết, sử dụng thông tin từ Tổng cục
Hải quan.
Riêng
trong nửa đầu tháng 7, đất nước này xuất khẩu hơn 50,5 nghìn tấn xăng dầu các
loại và kim ngạch đạt 41,4 triệu đô la.
Khách
hàng mua nhiều xăng dầu nhất từ Việt Nam là nước Campuchia láng giềng, Tổng cục
Hải quan công bố, được Thanh Niên và Hải Quan thuật lại. Trong 6 tháng đầu năm,
Việt Nam xuất khẩu sang quốc gia lân cận gần 223 nghìn tấn, kim ngạch đạt 183,4
triệu đô la. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu xăng dầu sang
Campuchia giảm sâu xấp xỉ 30% cả về số lượng lẫn trị giá.
Đối
lập lại, xuất khẩu xăng dầu từ Việt Nam sang các thị trường chủ lực khác đều
tăng tốt, hai bản tin của Thanh Niên và Hải Quan viết.
Tin
cho hay xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm lên đến 133
nghìn tấn, đạt kim ngạch 120 triệu đô la, tăng lần lượt là 39,3% và 33,8%.
Trong
khi đó, xuất khẩu sang Trung Quốc là 116,4 nghìn tấn, kim ngạch 108,6 triệu đô
la, tăng lần lượt là 36,5% và 35,1%; còn sang thị trường Singapore đạt 125,5
nghìn tấn, kim ngạch 79,4 triệu đô la, tăng 10,05% và 24,4%.
Mặc dù là
nước khai thác và xuất khẩu nhiều dầu thô, nhưng Việt Nam vẫn nhập khẩu xăng dầu
gấp nhiều lần xuất khẩu, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy. Từ đầu năm đến
giữa tháng 7, cả nước nhập khẩu hơn 5,8 triệu tấn xăng dầu các loại, với tổng
kim ngạch đạt 4,7 tỉ đô la, tăng 3% về lượng và tăng 4,4% về kim ngạch so với
cùng kỳ năm ngoái.
Dẫn
số liệu từ Tổng cục Hải quan cũng như 2 nhà máy lọc dầu là Dung Quất và Nghi
Sơn, Thanh Niên và Hải Quan nói rằng tổng lượng cung xăng dầu các loại ở Việt
Nam trong 6 tháng đầu năm là 12,41 triệu tấn, trong đó, nhập khẩu chiếm 44,5%
còn sản xuất trong nước chiếm 55,5%.
Trang
web của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam viết rằng đất nước này có trữ lượng dầu mỏ
khoảng 4,4 tỷ thùng, xếp thứ 28 trong các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ được xác
minh trên thế giới. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô từ tháng 4/1987.
Sau
gần 40 năm, Việt Nam xuất bán khoảng 424 triệu tấn dầu thô và condensate với tổng
trị giá đạt gần 185 tỷ đô la, đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách nhà nước,
tạp chí PetroTimes của Hội Dầu khí viết hồi đầu tháng này.
Hiện
nay, Việt Nam xếp thứ 4 trong khối Đông Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ và có thể sẽ
duy trì sản lượng khai thác ở mức khoảng 340 nghìn thùng/ngày trong vài năm tới.
Lần
đầu tiên Việt Nam có hơn 90% dân số là chủ thuê bao internet di động
30/07/2024
Trung
bình, trong 100 người dân Việt Nam, có gần 92 thuê bao băng rộng di động, phần
lớn họ sử dụng điện thoại thông minh (smartphone), Bộ Thông tin và Truyền thông
cho biết tại một hội nghị hôm 29/7, VnExpress, Vietnambiz và một số trang tin
trong nước đưa tin.
https://gdb.voanews.com/8B1CA290-BB3F-466F-9CC4-692DFAD7A952_w1023_r1_s.jpg
Một
phụ nữ sử dụng smartphone ở Hà Nội, 9/9/2015 (ảnh tư liệu, REUTERS/Kham).
Điểm
lại 6 tháng đầu năm, bộ đưa ra thông tin là số thuê bao băng rộng di động ở Việt
Nam đã tăng 7,6% so với cùng kỳ 2023, đạt trung bình 91,9 trên 100 dân. Đây
cũng là lần đầu tỷ lệ này cao hơn 90%, vượt mục tiêu là 87,5% mà bộ đề ra cho
năm 2024, theo VnExpress, Vietnambiz và các báo trong nước.
Về
tỷ lệ người sử dụng internet nói chung ở Việt Nam, con số ước tính là 78,1%,
VnExpress, Vietnambiz và báo chí trong nước tường thuật, trích dẫn số liệu của
Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cùng
với sự gia tăng ấn tượng về số thuê bao internet di động, lượng người sử dụng mạng
băng rộng cố định cũng tăng mạnh, đạt mức 23,5 trên 100 dân, tăng 6,8% và đạt
96% kế hoạch của năm. Trong số này, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang là
82,2%.
Tuy
nhiên, VnExpress, Vietnambiz và các báo dẫn thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền
thông cho hay lượng người chưa sử dụng hạ tầng internet vẫn ở mức "tương đối
lớn".
Liên
quan đến điều này, ít ngày trước, Cục Viễn thông nói hôm 18/7 rằng vẫn còn khoảng
11 triệu thuê bao sử dụng những chiếc điện thoại “chỉ hoạt động trên mạng 2G và
chưa tiếp cận với internet băng rộng di động”.
Các
bản tin trên báo chí Việt Nam hôm 29/7 viết rằng các cơ quan quản lý, nhà mạng
và đại lý bán điện thoại nói họ “đang thực hiện các biện pháp nhằm phổ cập thiết
bị 4G trước thời hạn tắt sóng 2G vào 15/9” nhưng không có thêm các chi tiết.
Tính
đến tháng 1/2023, Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới về lượng người sử dụng
internet, theo trang Statista ở Đức, vốn chuyên thu thập dữ liệu về toàn cầu và
các thông tin chuyên sâu về các doanh nghiệp.
Đứng đầu
thế giới về “dân số kỹ thuật số”, theo cách gọi của Statista, là Trung Quốc với
1,05 tỷ người, tiếp theo là Ấn Độ (692 triệu người) và Mỹ (311,3 triệu). Dưới 3
nước này, theo thứ tự, là Indonesia, Brazil, Nga, Nigeria, Nhật Bản, Mexico.
Hai nước Philippines và Ai Cập lần lượt đứng thứ 10 và 11.
Nguyễn Thông (Nguyễn Thông Cào)
Ở
nước ta, lâu nay nông dân được bộ máy tuyên truyền nhà nước tôn vinh, gọi là “đội
quân chủ lực của cách mạng”. Những ông to bà nhớn khi đề cập tới nông dân đều
dùng mấy chữ ấy. Cho sang mồm.
Tháng
7 tây (chứ không phải tháng 7 cô hồn) năm nay, đối với tôi sự kiện đáng nhớ nhất
và ý nghĩa nhất là việc tăng lương, thực hiện ngay từ ngày đầu tháng. Cụ thể
nhà nước điều chỉnh tăng lương cơ sở, người đang làm việc mà hưởng lương (cán bộ,
công chức, viên chức, công nhân, nhân viên) được thêm 30%, còn người về hưu
tăng 15%, so với tháng 6. Đó mới là điều thực sự có ý nghĩa trong tháng 7, chứ
những chuyện khác cũng thường thôi, chả đáng ồn ào.
Tất
nhiên, trong vụ tăng lương này vẫn còn thứ cần bàn, chẳng hạn cách đối xử với
người về hưu, nhưng phải nói, đó là tin vui, niềm vui, của cả dân lẫn chính phủ.
Bà Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà còn hăng hái giải thích về niềm vui ấy
cơ mà. Được ít cũng mừng, nhiều lại càng mừng. Ai chẳng thích tiền, nhất là lúc
cuộc sống đầy khó khăn.
Quá khó là đằng khác, chứ không phải như ai nói “đất nước ta chưa bao giờ có được
cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như hiện nay”. Lý luận bao giờ chẳng hay, nhưng giữa
lý luận và thực tế vẫn khoảng xa vời. Thực tế thế nào, dân chúng cần lao đều
rõ, bởi nó ngay trước mắt, nó hằng ngày xung quanh mình.
Nói
có sách, mách có chứng. Gần cuối năm 2023, báo Thanh Niên có bài về về cuộc khảo
sát đời sống, tiền lương của người lao động, do Liên đoàn Lao động VN tổ chức.
Báo rút tít “Đa số người
lao động lương không đủ sống”, trong bài nói rõ 75% số người lao động được phỏng vấn
và khảo sát khẳng định thu nhập của họ không đủ để đảm bảo mức chi tiêu tối thiểu.
Không ít người phải thường xuyên vay nợ, bị khủng bố, đe dọa và sống trong tâm
trạng bất an.
Còn
báo điện tử VOV của đài Tiếng nói VN đăng bài “75% người lao động có lương và
thu nhập không đủ đáp ứng được sinh hoạt”, cho biết rất nhiều người phải vay tiền
để trang trải các chi phí tối thiểu, cần thiết, ví dụ chữa bệnh, học phí cho
con, tiền điện nước…
Đó
là những người hưởng lương, có khoản thu nhập hằng tháng, thỉnh thoảng lại được
tăng lương, được nhà nước ban cho chút niềm vui, dù “ngày vui ngắn chẳng tày
gang” do sự mất giá của đồng tiền, do giá cả hàng hóa, dịch vụ sinh hoạt ngày
càng đắt đỏ. Đừng ai đó cãi lại tôi rằng thế sao vẫn có người đi chơi, du lịch,
“trăm nghìn đổ một trận cười như không”. Vâng, có, nhưng số ấy liệu đáng là bao
trong gần trăm triệu người, so với hàng mấy chục triệu cần lao ngày đêm vất vả
“hai tay vày lỗ miệng” chỉ cầu giời khấn phật đừng bệnh tật gì bởi vào bệnh viện
mà không tiền khác chi bị tòa tuyên án tử.
Trong
số cần lao đại chúng ấy, thương nhất nông dân. Xứ này mặc dù đã công nghiệp
hóa, hiện đại hóa mấy chục năm, đã “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên
chủ nghĩa xã hội” nhưng nông dân vẫn đông nhất, gần 63 triệu người, chiếm tỷ lệ
62% (theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2023). Nghĩa là nông dân chiếm hơn
2/3 dân số. Trong cái niềm vui mà tôi vừa nhắc, số 2/3 ấy hoàn toàn không được
nhà nước quan tâm, họ bị gạt ra trong sự thờ ơ, lạnh lùng của hệ thống chính trị,
cái hệ thống mà chính họ là đội quân chủ lực, là lực lượng nuôi dưỡng, bảo vệ
nó. (còn tiếp)
Nguyễn
Thông
Ảnh:
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1695161124651273&set=a.133382914162443
Xã
viên thời chiến tranh (1964-1972) ở miền Bắc (ảnh tư liệu internet)
.
No comments:
Post a Comment