Sư Minh Tuệ Qua Lăng
Kính Kitô Giáo (Bài 1)
9
tháng 7, 2024
HÌNH
: https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/07/FB_IMG_1717910743297.jpg
Kayla
Ng
Trong
lịch sử tôn giáo tại Việt Nam, trải bao nhiêu triều đại, thế hệ, thời vua chúa,
phong kiến, đến thời thực dân, trong chiến tranh cũng như lúc hoà bình, gian khổ
hay thịnh vượng, ít thấy, đúng hơn, chưa từng thấy một sự kiện, nhiều người cho
là một “hiện tượng.”
Có
lẽ, vô số người, hàng ngàn, vạn, nếu không dám nói hàng triệu người đã chú ý,
quan tâm, theo dõi; và lắm người cảm thấy như một cơn sốc, cơn lốc, như cơn
sóng thần [tsunami] xã hội mạng; hoặc, nhiều người còn có những cảm nghiệm xa
hơn, cao vời hơn trong góc độ tâm linh-chính là sự xuất hiện của Sư Minh Tuệ.
Đã
có vô vàn thông tin nơi cộng đồng mạng, hằng hà sa số hình ảnh, video, và nhiều
hình thức truyền thông chớp nhoáng khác, hai từ “Minh Tuệ” đã và đang trở thành
sự choáng ngợp trong nhiều lĩnh vực, nhiều góc độ, nhiều bài viết và phản biện,
đủ mọi chiều hướng, không thể sàn lọc hết sứ mệnh, mục đích, hiệu năng và tác động
của mọi kênh truyền thông và xã hội Việt Nam trong nước cũng như khắp các nơi hải
ngoại.
Với
tạp ghi nầy, tôi chỉ cô đọng, nhấn mạnh sự tương đồng, trùng hợp và tương xứng
về ý hướng và cung cách sống khổ hạnh, thanh bần và khó nghèo-nhấn mạnh tầm
quan trọng trong việc từ bỏ những ham muốn vật chất để đạt đến sự giác ngộ, giải
thoát, hoặc cứu rỗi, hơn là so sánh những điểm khác biệt giữa hai đức tin tôn
giáo, truyền thống-Kitô giáo và Phật giáo.
Mục
đích của cả hai truyền thống là giúp con người đạt được hạnh phúc đích thực và
sống một cuộc sống có ý nghĩa. Bằng cách từ bỏ những ham muốn vật chất, con người
có thể tập trung vào những điều quan trọng hơn trong cuộc sống, chẳng hạn như
tình yêu thương, lòng trắc ẩn và sự giác ngộ-nên Thánh.
Trong
khuôn khổ giới hạn bài chia sẻ nầy, tôi mong chia sẻ một góc nhìn rất hẹp, kiến
thức giới hạn, thông tin thưa thớt, bất cập, qua lăng kính Kitô giáo-công giáo,
tin lành, chính thống giáo, cơ đốc giáo-các giáo phái tin vào đức Giêsu là
“Chúa,” viết, theo quan điểm, kiến thức và tính chủ quan, cá nhân, không mang
danh nghĩa bất cứ một giáo phái, giáo hội, tập thể, cộng đoàn hay bất cứ tổ chức
nào.
Lăng
kính Kitô giáo trong bài nầy lại giới hạn duy nhất trong sự tương đồng, tương
quan, trùng hợp giữa đức tin tôn giáo và hành đạo của Sư Minh-Tuệ và Kitô
giáo-không khen chê, không đánh giá và tuyệt nhiên không có thẩm quyền định thẩm
tinh thần tu thân, triết lý và phương châm hành đạo của Sư Minh Tuệ, hoặc bất cứ
nhân vật nào trong tài liệu được trích dẫn, để chứng minh.
Linh
Mục và người Kitô hữu nghĩ gì, nói gì, rao giảng gì…
Sư
Minh Tuệ không rao giảng, không phô trương kiến thức tôn giáo, bằng cấp hay bất
cứ một chức sắc gì trong giáo hội, không là thành viên, không thuộc vê giáo hội;
nhưng, hình ảnh và phong cách sống chân tu của Sư đã vang đi khắp nơi trên thế
giới. Từ trong nước ra đến các lục địa, các quốc gia có người Việt định cư, nhiều
linh mục đã giảng về Sư Minh Tuệ-không chỉ chia sẻ qua các kênh cá nhân, nhưng,
đặc biệt là ngay trong các thánh lễ, lễ Chủ Nhật, nơi toà giảng, trên cung
thánh (chánh điện).
Không
phải ai cũng được phép giảng nơi cung Thánh, trong giáo đường, và chủ đề giảng
thường là dựa vào Kinh Thánh, điển tích, các bài đọc trích ra từ trong kinh
thánh. Nhưng, động lực nào, lý do gì và yếu tố nào thôi thúc các linh mục chọn
thời điểm, địa điểm hết sức cung kính, nhiêm trang và trân trọng để đưa sư
MinhTuệ vào sứ vụ rao giảng cho tín hữu.
Tất
nhiên không có chỉ thị, hoặc ngăn cấm từ các cấp lãnh đạo cao hơn, như giám mục
hoặc hồng y, và sự chọn lựa đưa Sư Minh Tuệ vào bài giảng là sự tự do, sự thôi
thúc và cảm nghiệm riêng của cá nhân, hoàn toàn độc lập. Hiếm, rất hiếm người
công giáo được nghe giảng trong giáo đường về hạnh của một sư Phật giáo, ngay cả
Đức La Lạt Ma, hoặc các cao tăng, thiền sư có tiếng trong nước hoặc hoặc ở hải
ngoại. Vậy, những gì đã gây ấn tượng mạnh, tác động mạnh vào tâm thức của các
nhà lãnh đạo Kitô giáo?
Trong
lễ tang, vị linh mục trẻ chia sẻ, một ai đó hỏi, “Có người xin Sư hiến nội tạng,
Sư có cho không? Sư đáp, “Cho con 10 ngày.” Người hỏi ngạc nhiên, hỏi, “Sao lại
10 ngày?” Sư đáp, “Để thân xác con được thanh lọc…”
Một
sự đối đáp vừa chân thành, vừa khiêm nhu, vừa thánh thiện. Không những Sư sẵn
sàng dâng hiến toàn thân, nhưng, lại còn muốn dâng hiến với sự thanh sạch,
không tỳ ố, dâng hiến trọn vẹn, trong sự toàn hão. Sự đối đáp của vị chân tu vừa
thánh thiện, vừa không ngoan không khác gì cung cách hành xử và đối đáp của đức
Giêsu khi Ngài bị người đời vặn hỏi, chất vấn.
Không
phải chiếc áo, không phải con người xác thịt…
Mượn
lời của vị chủ tịch tỉnh Quảng Trị, Võ Văn Hưng, chỉnh sửa, dạy bảo,
khuyên răn người cấp dưới về quyết định và hành động không đúng với văn hoá và
đạo đức làm người, người Quảng Trị đáng mến:
“…người
ta đảnh lễ cái cách tu, nhân phẩm, đạo đức và đức Phật nằm trong người của ông.
Các anh không đảnh lễ ông Minh Tuệ, nhưng đảnh lễ đạo đức và cách tu tập theo
Phật của ông…”
Ông
còn khuyến cáo hai quan chức xã đến đảnh lễ Sư Minh Tuệ, không đến bái lạy sư
vì xác phàm, vì con người bằng xương bằng thịt; nhưng vì đức độ, sự thánh thiện,
chân tu của ông đã toả sáng đến mọi người. Nghe đi, nghe lại lời răn dạy khoan
thai, nhẹ nhàng và thiết tha thật lòng, càng nghe, càng thấy thấm thía, một bài
đức dục, bài giảng dạy về giá trị truyền thống, luân thường đạo lý, văn hoá Việt
của một cán bộ lãnh đạo, càng thấm lòng.
Đấy,
một chứng minh hiếm có, xuất phát từ cái “tâm” chân thành của một nhà lãnh đạo
cấp cao trong chính quyền. Vô tình, vị chủ tịch tỉnh nầy đã trở thành, đóng vai
một đại sứ văn hoá của không những riêng cho tỉnh Quảng Trị, nhưng cho cả nước,
mọi người thấy vinh dự và vui lây. Ông nói thay cho bao nhiêu người, không chỉ
răn bảo hai ông cán bộ xã, nhưng cho mọi người, không phân biệt tôn
giáo. Với địa vị của người có thẩm quyền và trách nhiệm, ông thoát ra khỏi
cương vị quyền lực để thốt lên những tâm ý chuyển tải giá trị tinh thần mà mọi
người tôn kính, khâm phục Sư Minh Tuệ, dù có muốn thét lên, vẫn không có hấp lực,
sức mạnh và tác động mạnh như tâm tình của riêng ông, chỉ trong vòng vài phút
nhắn ngủi. Mời mọi người cùng lắng nghe ông…
(còn
tiếp)
***
Sư
Minh Tuệ Qua Lăng Kính Kitô Giáo (Bài 2)
10
tháng 7, 2024
https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/ben-tach-tra/su-minh-tue-qua-lang-kinh-kito-giao-bai-2/
HÌNH
: https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/07/maxresdefault-1024x576.jpg
Trên
mạng xã hội có một “clip” mang tên “Học tiếng Việt có khó không?” Nhân vật xuất
hiện trong clip là một phụ nữ tây phương, nói tiếng Việt khá sành sõi. Cô nói,
“Tiếng Việt rất khó. Khó nhất là cách xưng hô.”
Con,
cháu, em, anh, chị, ông, ôn, bà, mệ, bác, thầy, chú, cậu, cô, o, dì, bu, dượng,
mợ, thím… chưa kể đến…thằng, tôi, tau, mầy, tớ, cái… Ôi thôi không biết sao
phân định được. Tuỳ đối tượng, quan hệ, bối cảnh, tuỳ vai vế, tuỳ… rất nhiều yếu
tố tế nhị khi xưng hô, thưa gửi.
Trong
cung cách sử dụng từ sao cho thích hợp, người xưng hô nói lên rất nhiều về
chính mình, khiêm cung hay cao ngạo, mộc mạc hay khách sáo, đưa đẩy hay chân
thành. Riêng trong chủ đề “cung cách chào hỏi và nguyên tắc thưa trình” thôi,
cũng đủ để nghiên cứu sâu và biên soạn thành tập, thành sách, và dạy cho nhau
cách ứng xử sao cho đẹp lòng người, vui lòng ta, đấy chính là nghệ thuật sống.
Nghe
đâu, tiếng Đức rất phức tạp và khó học. Chính người Đức cũng đã xác nhận định
như vậy. Thế nhưng, không biết cung cách chào hỏi và nguyên tắc thưa trình
trong ngôn ngữ Đức có phức tạp và phong phú như tiếng Việt không. Trong cung
cách xưng hô, chào hỏi, thưa trình, ắt định vị rất rõ vai vế, quan hệ, và tương
quan của từng người, mỗi bên. Cung cách xưng hô còn là một nghệ thuật trong
giao tiếp, ngoại giao, quan hệ và xử thế, xử lý và xử sự của một người tinh
thông, khôn ngoan.
“Con”
trong cách xưng hô, thưa gửi… nói lên ý nghĩa gì, điều gì, mà khi nghe Sư Minh
Tuệ đối đáp, thưa gửi, mọi người đều ngạc nhiên, thắc mắc.
Sư
giải thích, “Đối với mọi người, con là người nhỏ bé, khiêm tốn, mình như bụi
như cát, mình chưa là gì cả…”
Nhiều
linh mục công giáo trẻ, trong quan hệ xã hội hoặc ngay khi giảng trong các nghi
thức tôn giáo, cũng xưng “con” với giáo dân. Từ “con” đó không đồng nghĩa với từ
“con” Sư Minh Tuệ dùng. Vì, trong một giáo đường, nghi thức tôn giáo, có đủ mọi
thành phần, nam phụ lão ấu, ắt hẳn có nhiều người cao tuổi hơn vị linh mục,
đáng tuổi cô chú, cha mẹ, ông bà; do đó, linh mục xưng hô “con” với mọi người,
đám đông, cộng đồng dân chúa, không lắm ngạc nhiên.
Nhưng,
Sư Minh Tuệ xưng “con” với bất cứ ai, giai cấp, tuổi tác, giới tính, cao tuổi
hoặc thấp hơn Sư, mọi người dường như chưa nghe quen tai, hoặc muốn trở thành
quen tai, vẫn thấy sao sao ấy, khó chịu, áy náy thì không đúng, hài lòng càng lại
không được. Vì, một vị chân tu, được tôn kính, có người tôn Sư như Phật đầu
thai, thánh nhân… lại xưng “con” với mọi người, người kính bái, đảnh lễ, và có
kẻ sụp toàn thân đảnh lễ, không phải dễ nghe từ “con” ấy từ miệng mà người người
vái, lạy một cách cung kính, nể trọng.
Sư
Minh Tuệ xưng “con” với mọi người, vậy, mang ý nghĩa chi, tác động gì, và ảnh
hưởng lan rộng thế nào trong sứ mệnh tu theo hạnh đầu đà, bối cảnh tu hành phật
giáo, làm gương và cảnh báo chúng sinh, sống trong bình anh, yêu thương và
buông bỏ?
Việc
sử dụng từ “con” ở đây không chỉ đơn thuần là cách xưng hô khiêm nhường mà còn
có nhiều tác động và ảnh hưởng lan rộng đối với sứ mệnh tu hành và giáo hóa
chúng sinh.
Dưới
đây là một số khía cạnh quan trọng liên quan đến việc Sư Minh Tuệ xưng “con”:
Khiêm Nhường
và Tôn Kính:
Xưng “con” là biểu hiện của sự khiêm nhường, tôn trọng và tôn kính với tất cả mọi
người. Điều này thể hiện sự tôn trọng với mọi chúng sinh, không phân biệt giàu
nghèo, sang hèn, địa vị cao thấp, nhắc nhở rằng dù là một người tu hành có địa
vị và kiến thức, vẫn luôn giữ lòng khiêm cung và không kiêu ngạo.
Tạo Sự Gần
Gũi và Thân Thiện:
Việc sử dụng từ “con” giúp tạo nên sự gần gũi và thân thiện với mọi người. Khi
một vị Sư xưng “con” thì người nghe cảm thấy được sự chân thành và dễ dàng tiếp
cận, từ đó tạo nên mối quan hệ gần gũi hơn giữa người tu hành và cộng đồng.
Thể Hiện
Tâm Từ Bi và Bình Đẳng: Trong
Phật giáo, từ bi và bình đẳng là hai giá trị cốt lõi. Việc xưng “con” giúp nhấn
mạnh rằng mọi người đều bình đẳng trong mắt Phật, không có sự phân biệt đối xử.
Qua cách xưng hô này, Sư Minh Tuệ gửi gắm thông điệp từ bi, mong muốn mọi người
đều được an lạc và giải thoát khỏi khổ đau.
Sứ Mệnh Tu
Theo Hạnh Đầu Đà: Hạnh
đầu đà (Dhutanga) là những hạnh nguyện tu khổ hạnh, nhằm rèn luyện tâm và từ bỏ
những ràng buộc của thế gian. Xưng “con” là một phần của sự giản dị, buông bỏ
cái “tôi” giúp Sư Minh Tuệ làm gương cho chúng sinh về sự buông bỏ, không chấp
trước vào danh lợi, vật chất.
No comments:
Post a Comment