Đời
sau sẽ nhớ gì về ông Nguyễn Phú Trọng?
RFA
19/07/2024
Trưa
ngày 18/7/2018, Bộ Chính trị ĐCSVN ra thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thông báo cũng cho biết Bộ chính trị phân công ông Tô
Lâm nắm mọi công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư. Cũng trong ngày này, Chủ tịch nước Tô Lâm trao Huân chương Sao vàng, huân
chương cao nhất của nhà nước Việt Nam, cho ông Nguyễn Phú Trọng. Nhân dịp này, RFA trao đổi với một số
chuyên gia về di sản của ông Nguyễn Phú Trọng.
Ông
Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp báo sau khi tái đắc cử Tổng Bí thư
ĐCSVN nhiệm kỳ 3, ngày 1/2/2021 (REUTERS)
Di
sản giáo điều của ông Trọng
Ông
Trọng từng nổi tiếng với câu nói năm 2013 “Hiến pháp là văn kiện chính trị
pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”. Câu nói ấy đặt
cương lĩnh của ĐCSVN cao hơn Hiến pháp quốc gia.
Theo
GS. Zachary Abuza ở Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington DC, ông Trọng là
một người ôm ấp ý thức hệ cộng sản suốt đời. Ngoài khoảng thời gian 5 năm ngắn
ngủi làm Chủ tịch Quốc hội, toàn bộ sự nghiệp của ông là một nhà lý luận
Mác-xít, trong đó có chức vụ tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, tạp chí của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Giáo sư Zachary chia sẻ rằng ông mong rằng trong thời gian tới,
ĐCSVN sẽ thực dụng để bầu ra một tổng bí thư có kinh nghiệm thực tế hơn, bởi lẽ
nền kinh tế Việt Nam quá lớn và phức tạp đối với “một người mới vào nghề.”
Ngoài
ra, GS. Zachary nhấn mạnh rằng ông Trọng giống như Tập Cận Bình ở Trung Quốc,
thực sự đã cố gắng khẳng định lại quyền kiểm soát của đảng đối với mọi hoạt động
ra quyết định, ngay cả khi điều đó phải trả giá bằng sự ra đi của các nhà
chuyên môn kỹ trị. Ông Trọng quan tâm đến sự kiểm soát của đảng hơn là tăng trưởng
kinh tế. Ông đã thanh lọc một cách có hệ thống những nhà lãnh đạo có năng lực
nhất, được cộng đồng doanh nghiệp quốc tế tin tưởng. Kết quả là, GS Zachary chỉ
ra, Bộ Chính trị hiện tại có rất ít kinh nghiệm kinh tế, mà chủ yếu là 5 người
xuất thân từ Bộ Công an và 3 người từ Quân đội.
Luật
sư Vũ Đức Khanh, giáo sư thỉnh giảng ở ĐH Ottawa, Canada, cho rằng ông Trọng là
“một người cộng sản kiên định, giáo điều và mù quáng.” Dù biết phần lớn các đồng
chí bên cạnh đã không còn tin vào CNXH nhưng ông vẫn tiếp tục hô hào bảo vệ
CNXH, “bảo vệ Đảng như bảo vệ con ngươi trong mắt mình.” Chính ông từng thú nhận
rằng "đến hết thế kỷ 21 này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam
hay chưa", nhưng ông vẫn thành tâm kiên trì xây dựng cái không bao giờ có
đó, như một thứ niềm tin tôn giáo. Vì vậy, LS Vũ Đức Khanh cho rằng “ông Nguyễn
Phú Trọng là người cộng sản cuối cùng ở Việt Nam. Chỉ còn ông ấy là thực sự tin
cái điều không tưởng đó.”
Trao
đổi với RFA, Giáo sư Carlyle Thayer ở Đại học UNSW Canberra, cho rằng ông Nguyễn
Phú Trọng sẽ được nhớ đến như một người kiên trì các nguyên lý của chủ nghĩa
Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh và là người đề xướng xây dựng
đảng, cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông cũng sẽ được coi là một
người thực dụng trong chính sách đối ngoại nhưng là người phản đối nghiêm khắc
diễn biến hòa bình và “cách mạng màu”.
Di
sản đốt lò
Theo
Giáo sư Zachary Abuza, ông Trọng sẽ được nhớ đến với chiến dịch chống tham
nhũng rất sôi nổi, vốn là chủ đề chính trong suốt 13 năm cầm quyền của ông.
Nhưng người ta nên nhớ đến ông Trọng vì chiến dịch đốt lò của ông đã khiến đảng
yếu đi về mặt thể chế.
Cùng
góc nhìn với GS Zachary Abuza, Luật sư Đặng Đình Mạnh, một nhà quan sát chính
trị Việt Nam, cũng cho rằng công chúng sẽ nhớ nhiều đến ông Nguyễn Phú Trọng
với tư cách là “ông chủ lò”. Khi phát động đốt lò, ông ấy có mục đích không thể
rõ ràng hơn là củng cố đảng. Nhưng qua đó, theo LS. Đặng Đình Mạnh, “ông
Nguyễn Phú Trọng đã giúp phơi bày trọn vẹn bản chất của chế độ, không có gì
khác ngoài một tập thể lãnh đạo bất tài, ăn tàn, phá hoại… lúc nào cũng chỉ
nhăm nhăm trấn lột tài sản của người dân. Đến mức độ, công chúng không thể thấy
đảng cầm quyền ấy có giá trị gì để mà cần củng cố.”
Theo
Luật sư Vũ Đức Khanh ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã thường xuyên và chắc chắn sẽ
còn được nhắc đến như một người đã tận tụy cho việc làm trong sạch hóa hàng ngũ
Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua chiến dịch chống tham nhũng mà người dân hay gọi
một cách nôm na là "đốt lò". Ông chắc chắn sẽ được nhớ đến như là
"người đốt lò vĩ đại nhất" của Đảng. Nhưng có lẽ sự nghiệp "đốt
lò" của ông sẽ phải vĩnh viễn theo ông đi vào lịch sử, theo LS Vũ Đức
Khanh, bởi tham nhũng là căn bệnh ung thư của chế độ và nếu không thay đổi chế
độ thì Đảng này sẽ không bao giờ trong sạch. Tham nhũng có thể tạm được xem là
"ổn định" nhưng sẽ không bao giờ bị loại bỏ.
Giáo
sư Zachary Abuza nhận định rằng chiến dịch “lò đốt” của ông Trọng đã khiến
đảng yếu đi về mặt thể chế, do đó, hình thành một cơ quan lãnh đạo ít có tính tập
thể như trước. Ông Trọng đã chứng kiến tình trạng xáo trộn chính trị chưa từng
có, với 7 trong số 18 thành viên Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội 13 vào tháng
1 năm 2021 buộc phải từ chức. Ông thực hiện chiến dịch này vì ông thực sự tin rằng
tham nhũng là một mối đe dọa hiện hữu đối với đảng, nhưng cuối cùng, theo GS
Zachary, ông đã làm mất tính chính danh của đảng bằng cách vạch trần mức độ
tham nhũng trong giới lãnh đạo cấp cao của đảng.
Trao
đổi với RFA, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận xét rằng nhiều người đã công khai
ao ước có một Gorbachev, người làm tan rã Liên bang Xô Viết, cho Việt Nam. Thật
ra, có cần Gorbachev nữa không khi đã có Nguyễn Phú Trọng, người đã làm tan rã
mối quan hệ giả hiệu về “Lòng dân, ý Đảng”, người đã chứng minh cho thấy rằng
chẳng có một “Lòng dân, ý Đảng” nào đang song hành cả, mà chỉ có lòng dân chán
ghét về ý đảng độc tài, tàn phá tan hoang đất nước mà thôi - LS. Đặng Đình Mạnh
đặt câu hỏi. Thế nên, theo LS Mạnh, không có ai nghi ngờ gì về nỗ lực của ông
Nguyễn Phú Trọng muốn cứu ĐCSVN để duy trì được quyền lực chính trị độc tôn, thế
nhưng, mặt khác, cũng cần thấy rằng không có cái gọi là “thế lực thù địch” nào
phá hoại ĐCSVN giỏi hơn ông Nguyễn Phú Trọng, người đang đứng đầu của đảng ấy.
LS. Đặng Đình Mạnh kết luận: Đó là di sản của ông Nguyễn Phú Trọng mà người đời
sau sẽ nhớ khi nhắc về ông ấy.
_____________________
Chuyên gia nhận định: Tô Lâm chiếm lợi thế làm Tổng bí thư nhiệm
kỳ tới
TBT Nguyễn Phú Trọng "đang điều trị tích cực", CTN Tô
Lâm thay mặt điều hành các cơ quan Đảng
Sự ra đi của ông Trọng ảnh hưởng đến tương lai chính trị Việt
Nam như thế nào?
Vụ Ciputra: khơi lại trách nhiệm người đứng đầu của ông Nguyễn
Phú Trọng?
Lần ‘ẩn-hiện” mới nhất của ông Nguyễn Phú Trọng và những đồn
đoán liên quan!
____________________________
Di
sản ngoại giao cây tre
Giáo
sư Carlyle Thayer, Đại học UNSW Canberra, trao đổi với RFA rằng một trong
những di sản mà ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được nhớ tới là làm cho thuật ngữ “ngoại
giao cây tre” trở nên phổ biến. Tuy nhiên, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng học
thuyết "ngoại giao cây tre" không có nội hàm, cũng chẳng có học thuyết
gì sâu xa mà chỉ là "chiêu trò để sinh tồn" trước khi một trật tự thế
giới mới ra đời, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các siêu cường và
không có gì mới mẻ.
Trao
đổi với RFA, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát chính trị Việt Nam ở Hà Nội,
cho rằng đối với người dân, ít nhất trong nhiều năm nữa, sẽ có nhiều người nghĩ
rằng ông ấy là người trong sạch, ông ấy đốt lò chống tham nhũng, ông ấy có
chính sách “ngoại giao cây tre” uyển chuyển và thực dụng. Tuy nhiên, TS. Nguyễn
Quang A cho rằng đó là chỉ là giả định về cách nhìn của số đông người dân do bị
tuyên truyền mà ra. Cá nhân ông cho rằng vấn đề không đơn giản như vậy. Ông nói
tiếp:
“Theo
nhận xét của tôi thì di sản của ông ấy là một người tham quyền cố vị, kiên định
với chủ nghĩa Mác- Lênin, còn công cuộc đốt lò là hoàn toàn thất bại. Về chính
sách ngoại giao như “mở cửa”, nâng cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ và nhiều nước
khác thì chắc là ông ấy có đóng góp vào đó, nhưng chính sách đối ngoại là quyết
định tập thể của cả Bộ Chính trị và đã nhất quán khoảng hơn hai mươi năm nay. Nếu
đó là di sản tích cực của riêng ông Trọng thì không hẳn. Đó là quyết định tập
thể chứ không phải của riêng ông ấy.”
---------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI
SỰ
Sự
ra đi của ông Trọng ảnh hưởng đến tương lai chính trị Việt Nam như thế nào?
Bộ
Chính Trị “phá lệ” thông báo tình hình sức khỏe Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng?
Nguyễn
Phú Trọng phải điều trị bệnh, Tô Lâm chiếm lợi thế làm Tổng bí thư nhiệm kỳ tới
Vụ
Ciputra: khơi lại trách nhiệm người đứng đầu của ông Nguyễn Phú Trọng?
Việt
Nam đã nghĩ gì khi chào đón Putin?
No comments:
Post a Comment