Hành trình của Nguyễn Phú Trọng đã
chấm dứt
Nam Việt | Blog
RFA
Thứ
Sáu, 07/19/2024 - 03:07 — namviet
https://www.rfavietnam.com/node/8113
Khi
dân Việt Nam đang ngẩn tò te, không ai biết chuyện gì đang diễn ra sau cánh màn
nhung của chóp bu Ba Đình, nhưng hầu như các nhà quan sát quốc tế và các hãng
tin lớn đều nhận được nguồn tin riêng từ Hà Nội, rằng ngày 18 Tháng Bảy, một
thông cáo ban hành ngày, đầy ngụ ý, cho hay nhà lãnh đạo cuộc đốt lò của đảng cộng
sản, ông Nguyễn Phú Trọng, đang hấp hối. Thậm chí, nhiều nguồn tin đồn đãi
bắt đầu lan nhanh từ ngày 19, cho biết chính quyền đã chuẩn bị một hậu sự, bao
gồm cuộc chuyển giao quyền lực trong nội bộ Đảng CSVN.
Có
nhiều lời bàn, thậm chí là thuyết âm mưu được dẫn giải, cho rằng Nguyễn Phú Trọng
có thể bị đẩy nhanh đến cái chết hơn, tương tự như các Trần Đại Quang, Nguyễn
Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ… nhưng thực tế thì ông Trọng đã gắng gượng hết sức sống
của mình trong giai đoạn cuối đời mình để chứng kiến cuộc “đốt lò vĩ đại” của
mình, bao gồm cắn răng nhìn những tay chân thân tín của mình cũng bị bị cháy đỏ
vì tuyên bố không thể rút lại của ông “đốt lò không có vùng cấm”.
Trọng
yếu dần, là điều thấy rõ về thể chất, nhưng khó ai biết được là Trọng có yếu đi
vì tuyệt vọng khi thấy cơ đồ mình dựng ra, trở thành chuyện dọn ổ sẵn cho một kẻ
quyền lực tàn bạo tiến vào. Mấy tháng nay, kể từ khi con cờ sắp đặt quan trọng
của ông Trọng là Vương Đình Huệ bị vạch mặt sai phạm, ông gần như vắng mặt rất
nhiều trong các cuộc tiếp khách nước ngoài. Trong phân tích của nhiều đài nước
ngoài có được trong tay băng hình cuộc tiếp miễn cưỡng của Trọng với Putin, người
ta thấy Putin phải nghiêng người nói với ông Trọng (không phải vì ông ta không
nghe được, vì mọi thứ đã có thông dịch viên), vì vẻ mặt đờ đẫn không có dấu hiệu
sự sống của Trọng đã khiến Putin phải tiếp xúc gần hơn trước ống kính ngoại
giao.
Cũng
vài lần, các tin tức lan đi trên các trang mạng cho thấy thời gian ra vào Viện
quân y 108 của ông Trọng bắt đầu nhiều hơn, nhưng mọi thứ vẫn bị bưng bít như
kiểu “tao vẫn khỏe chứ có chi mô”, bởi sức khỏe của lãnh đạo CSVN luôn là điều
tối mật.
Ông
Trọng đã cố giữ cho mình một hình ảnh thanh liêm và là một người cộng sản chân
chính, nhưng mọi thứ vỡ toang vào những ngày cuối của ông, với hồ sơ sai phạm đến
3000 tỷ của dự án Ciputra Hà Nội, thời mà ông Trọng là bí thư Hà Nội. Thậm chí
cay nghiệt hơn, khi vắng mặt ông, câu hỏi đặt ra về trách nhiệm sai phạm của Trọng
trong vụ Ciputra được cất lên ở giữa Quốc Hội. Dĩ nhiên, ai cũng biết, đó là một
trong những đòn quyết định của Tô Lâm khi dấy động hồ sơ cũ để chỉ ra: Kẻ đốt lò cũng tham nhũng như ai.
Cay
đắng hơn, kẻ mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn xem như hổ nuôi trong nhà, lại
chính là người nhẹ nhàng chiếm lấy ghế Tổng bí thư của ông, mà theo thông cáo
nhanh lẹ, bất thường chưa từng có “ Bộ Chính trị đã giao Chủ tịch nước Tô Lâm
quản lý Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.” Bộ Chính trị là ai?
Họp khi nào, lấy ý kiến thế nào mà nhanh gọn vậy? Hay Bộ Chính trị chỉ là những
đảng viên cấp cao mà giờ đây cũng nơm nớp nhìn Tô Lâm đang nắm hồ sơ tham nhũng
của mình?
Trọng
có thể là một đảng viên cộng sản, lý tưởng với thế chế sẽ trong sạch của mình,
tương tự như Gorbachov của Liên Xô cũ, nhưng hành động của Gorbachov thì đem đến
sự sụp đổ của một đế chế độc tài, mở ra những cơ hội cho nhiều quốc gia bị buộc
tham gia về hệ thống cộng sản của Stalin dựng nên. Còn Trọng thì trong cuộc đốt
lò lý tưởng của mình, ông đã không ngờ mình làm sụp đổ hệ thống lãnh đạo tứ trụ,
để cho một tên độc tài tàn bạo sẽ nắm tập quyền.
Nguyễn Phú
Trọng được nhiều các nhà phân tích thời sự quốc tế nhận định là một người đáng
kính trọng về chuyện thanh liêm, hành động chống tham nhũng không mệt mỏi.
Nhưng thời đại của Nguyễn Phú Trọng là thời đại mà Việt Nam tương nhượng với
Trung Quốc nhiều hơn, hình thành một hệ thống đa nghi và chống phương tây đến tận
cùng, Và tồi tệ hơn, đàn áp một cách dã man hơn, với vô số những người bất đồng
chính kiến đã vào tù theo điều 331 và 117, và phân quyền cho các hệ thống công
an khắp đất nước tùy tiện hành động đàn áp với người dân.
Kẻ
thù lớn của Trọng không phải là những cán bộ đã suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống. Mà quan trọng hơn hết, Trọng luôn căn dặn công an phải
hành động mạnh mẽ đối với những thành phần đòi đa nguyên, đa đảng và chống xã hội
dân sự một cách triệt để.
Các
thống kê cho thấy, là có hàng chục ngàn vụ tham nhũng, lạm dụng quyền để trục lợi
cá nhân đã bị xử. Thống kê của Đảng CSVN cũng cho thấy là có khoảng 175.000 đảng
viên đã bị kỷ luật hay bị trừng phạt. Nhưng trên thực tế đó là việc đảng+ sản
đang xử tội những thành viên phản bội mình, theo điều lệ. Còn với dân tộc Việt
Nam và đất nước, thì Nguyễn Phú Trọng đã đẩy mọi thứ bóng tối mơ hồ và đầy đen
tối của con đường giữ vững lý thuyết cộng sản, bao gồm các vụ đàn áp và gán tội
không cần chứng cớ.
Có
câu hỏi ra được đặt ra, là vì sao, với kinh nghiệm hoạt động quốc tế và hệ thống
tư vấn đang vận hành chung quanh mình, tại sao Thủ tướng Phạm Minh Chính không
nhận nhiệm vụ lãnh đạo thay ông Trọng vào lúc này, mà lại là Tô Lâm, một người
vừa mới nhậm chức, cũng như đầy tai tiếng ở Châu Âu?
Những
ý kiến ẩn danh trong nội bộ CSVN khẳng định một điều rằng Lâm và Chính chưa bao
giờ thuận ý với nhau, bằng mặt mà không bằng lòng. Điều này không chỉ thể hiện ở
trong nội bộ, mà thậm chí bộc lộ ở ngay trong những cuộc công du mà hai người
có cùng chuyến đi. Và dĩ nhiên, vụ án của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – người tình
của ông Chính theo đồn đãi - vẫn được tái đi tái lại, nhắc liên tục, cũng là
cách mà Tô Lâm muốn ra mặt vỗ vai Phạm Minh Chính.
Cuộc
họp mật của Bộ chính trị về chuyện sắp đặt cho Tô Lâm thay quyền lãnh đạo tạm
thời, thế cho ông Nguyễn Phú Trọng, không thấy ý kiến gì của Thủ tướng Chính
cho thấy, Chính cũng nhận ra kẻ thù của mình đã cầm sẳn vũ khí gì trong tay.
Khi cái chết của Nguyễn Phú Trọng, cuộc chiến cuối của hai đồng chí từng cùng
ngành Công an chắc chắn sẽ diễn ra, êm thắm hay gay gắt thì cũng rất khó lường.
Những
bản tin của nhà nước khẳng định về chuyện chấm dứt thời kỳ cầm quyền của ông Trọng
được chứng minh việc trao cho ông ta huân chương Sao Vàng, một huân chương vốn
phần lớn là được truy tặng. Nhưng dù chết ở thể chất hay tinh thần, Nguyễn Phú
Trọng sẽ khó nhắm mắt, vì ông ta biết tự mình đã làm sụp đổ cả một cơ đồ cộng sản
lý tưởng, khi vô tình dọn mâm sẵn cho Tô Lâm bước vào ăn món bò dát vàng.
No comments:
Post a Comment