Lục
Xì - tác phẩm báo chí dữ liệu đáng đọc về nghề mại dâm thời Pháp thuộc
Trọng Phụng - Luật
Khoa tạp chí
JULY
16 2024 6:00 PM
Độc
giả không xa lạ gì cách viết phóng sự xã hội kết hợp với dữ liệu (data) của báo
chí ngày nay. Nhưng thế kỷ 20, cụ thể là năm 1937, “ông vua phóng sự Bắc kỳ” Vũ
Trọng Phụng đã có một tác phẩm tên “Lục Xì” mang đậm phong cách này.
Ngay
từ những năm cuối thế kỷ 19 vắt sang thế kỷ 20, do nhu cầu của thị dân và binh
lính Pháp đóng tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội, nghề mại dâm xuất hiện
và những nhà chứa (hay còn gọi là nhà thổ) nhan nhản mọc lên. Các bệnh lây qua
đường tình dục (hoa liễu) cũng từ đó mà bùng phát. Lục Xì (cách gọi của nhà
thương chữa bệnh cho người hành nghề mại dâm) được nhà văn họ Vũ khai thác dưới
góc độ y tế, gồm 12 chương viết về các căn bệnh này.
Vũ
Trọng Phụng sử dụng nhiều khảo cứu đáng tin cậy từ các chuyên gia y tế, đặc biệt
là từ bác sĩ Joyeux, Giám đốc ngạch Vệ sinh thành phố Hà Nội; đồng thời sử dụng
nhiều tài liệu của Pháp để mô tả các biện pháp mà nhà chức trách ở mẫu quốc
phòng chống nạn hoa liễu.
Bên
cạnh đó, tác giả cũng đi thực tế tại các nhà lục xì để quan sát, ghi chép, phỏng
vấn các quản lý và giáo viên giảng dạy về việc vệ sinh, cách ngăn ngừa bệnh tật
cho phụ nữ bán dâm.
Dù
các nguồn tài liệu y khoa có khô khan đến mấy, nhưng với văn tài của Vũ Trọng
Phụng, độc giả sẽ thấy tác phẩm rất lôi cuốn, hấp dẫn. Lục Xì như những lát
phim ngắn, nhưng sống động, từ việc tả cận cảnh nhà thương chữa bệnh hoa liễu,
một ngày khám bệnh diễn ra ra sao cho tới một buổi học “làm đĩ” như thế nào.
Vũ
Trọng Phụng trích lời bác sĩ Coppin chỉ ra cách giấu bệnh của gái mại dâm: “Những
ngày khám bệnh, từ sáng sớm, khi bọn gái trở dậy là tức khắc họ rửa âm hộ của họ
bằng nước ấm có pha phèn. Rửa xong rồi, một thị trong bọn ấy lấy hai tay ấn vào
bụng cô ả có bệnh để cho nước trong đường tiểu tiện (?) chảy ra hết. Đoạn sẽ lấy
một góc mùi soa hay một ống giấy bản nhét vào tử cung hoặc đường tiểu tiện, mãi
cho đến lúc sắp lên bàn khám bệnh [...]”. [1]
Ông
cũng không quên đề cập đến trách nhiệm của chính quyền, cụ thể là “Đội con
gái" trong công tác quản lý, hỗ trợ gái bán dâm. Tác giả còn trích dẫn những
điều luật mơ hồ thời đó để chỉ trích và bày tỏ sự lo ngại về việc cán bộ lạm
quyền hòng kiếm chác. Cụ thể, Vũ Trọng Phụng trích nhận định của bác sĩ Coppin
- Giám đốc Dispensaire: “[...] Nhất là khi người ta hiểu rõ nhân cách của bọn
người An Nam làm việc cho Nhà nước ấy mà cái gì cũng tiền là xong. Mặc lòng bị
dò la kỹ thế nào nữa, người “đội con gái” cũng ăn tiền để hoãn sự lùng bắt bọn
đĩ lậu, và do thế, ta thấy những đứa bị bắt toàn là những đứa không có một xu
trong túi [...]”. [2]
Viết
về nghề mại dâm, tác giả đã không ngần ngại sử dụng những ngôn ngữ tả chân, đôi
khi táo bạo sống sượng, nhưng không phải nhằm để tạo mục đích khiêu dâm, mà là
qua đó, độc giả thấy được bức tranh chân thực và động lòng lo ngại về những căn
bệnh tai quái có thể làm nguy hại giống nòi.
Ngay
từ những năm ba mươi của thế kỷ trước, Vũ Trọng Phụng đã chỉ ra vấn nạn mại dâm
và cảnh báo về sự nguy hiểm của bệnh tật kéo theo từ nghề “bán hoa” này. Độc giả
ngày nay đọc lại Lục Xì cũng là một cách để biết thêm thông tin về một thực trạng
đã tồn tại bấy lâu nay.
-------------
Chú
thích
[1] Trang
278, Vũ Trọng Phụng - Phóng sự Cạm bẫy người - Kỹ nghệ lấy Tây - Cơm thầy cơm
cô - Lục Xì | Nhà xuất bản Văn học
[2] Như
trên - trang 263
---------------------------
Đọc
thêm:
Đọc ‘Kỹ nghệ lấy
Tây’ của Vũ Trọng Phụng
No comments:
Post a Comment