Lễ
duyệt binh mừng Quốc khánh Pháp mang dấu ấn Thế Vận Hội Paris 2024
Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày: 14/07/2024 - 14:41 Sửa đổi ngày:
14/07/2024 - 14:51
Lễ
duyệt binh mừng Quốc khánh Pháp diễn ra ngày hôm nay, 14/07/2024, mang dấu ấn của
dịp kỷ niệm 80 năm ngày giải phóng nước Pháp khỏi phát xít Đức và Thế Vận Hội
Paris 2024, sẽ khai mạc trong 12 ngày nữa.
HÌNH
:
Đoàn
kỵ binh diễu hành qua Khải Hoàn Môn tại thủ đô Paris trong ngày Quốc Khánh Pháp
14/07/2024. AP - Yoan Valat
Lễ
duyệt binh diễn ra trên đại lộ Foch, thay vì đại lộ Champs-Elysées theo truyền
thống, do khu vực này là một địa điểm của Thế Vận Hội. Vì dịp Quốc khánh năm
nay trùng với Thế Vận Hội, nên không có bất cứ khách mời quốc tế nào tham dự sự
kiện này.
Lễ
duyệt binh có quy mô nhỏ hơn thường lệ. Không có xe tăng, xe thiết giáp, nhưng
khoảng 22 trực thăng và phi cơ, trong đó có hai phi cơ Mỹ và hai phi cơ Anh
tham gia lễ duyệt binh. Nhiều binh sĩ dự lễ mang theo cờ của 31 quốc gia đã
tham gia các chiến dịch giải phóng nước Pháp, gồm 14 cờ các nước phương Tây và
17 nước châu Phi.
Theo
người phụ trách quân sự của thủ đô Paris, tướng Christophe Abad, mục tiêu hàng
đầu của lễ duyệt binh mừng Quốc Khánh năm nay là ‘‘nhấn mạnh đến mối liên hệ
giữa Quân đội và các giá trị Thế Vận Hội’’. Trước lễ đài chính, các binh sĩ
trẻ mang quân phục năm màu xanh lá, vàng, đỏ, xanh da trời và đen, xếp thành
hình năm vòng tròn, biểu tuợng của Thế Vận Hội.
Đỉnh
điểm của lễ duyệt binh năm nay là một kỵ sĩ của Quân đội Pháp đưa ngọn lửa
Olympic tới đại lộ Foch, nơi diễn ra cuộc duyệt binh, trước khi lửa được chuyển
giao cho một vận động viên trẻ tại lễ đài chính.
Macron
nhấn mạnh đến tầm quan trọng của điều chỉnh ngân sách quốc phòng
Theo
AFP, hôm qua, một ngày trước lễ Quốc khánh, trong bài phát biểu trước giới tướng
lĩnh, tổng thống Macron đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc ‘‘điều chỉnh’’
ngân sách quốc phòng năm 2025, nhằm đối phó với ‘‘các đe dọa cận kề’’.
Tổng
thống Emmanuel Macron chủ trì lễ duyệt binh mừng Quốc Khánh năm nay trong bối cảnh
nước Pháp đang trong tình trạng bất ổn chính trị sau cuộc bầu cử Quốc Hội trước
kỳ hạn. Nước Pháp tránh được nguy cơ cực hữu lên nắm quyền, theo một số dự báo,
nhưng đã không có liên minh nào giành được đa số quá bán tại Quốc Hội. Viễn cảnh
lập được chính phủ còn xa vời và tổng thống Macron có nhiều khả năng phải ‘‘sống
chung’’ với thủ tướng của một đảng phái đối lập.
No comments:
Post a Comment