Thursday, July 18, 2024

BÀ BÙI THỊ MINH HOÀI LÀM BÍ THƯ THÀNH ỦY HÀ NỘI (BBC News Tiếng Việt)

 



 

Bà Bùi Thị Minh Hoài làm bí thư Thành ủy Hà Nội

BBC News Tiếng Việt

17 tháng 7 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4ngpgzpydko

 

Bà Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương, đã được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 hôm 17/7.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/123c/live/44a56990-4423-11ef-a173-650f2ea14a44.jpg.webp

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường (phải) trao quyết định của Bộ Chính trị phân công bà Bùi Thị Minh Hoài giữ chức bí thư Thành ủy Hà Nội

 

Theo đó, bà Hoài thôi tham gia Ban Bí thư, thôi giữ chức Trưởng ban Dân vận Trung ương, để tham gia Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố, giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội.

 

Ông Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, đã trao quyết định và tặng hoa cho bà Hoài trong hội nghị công bố quyết định.

 

 Với sự phân công này, bà Hoài, 59 tuổi, trở thành nữ bí thư Thành ủy đầu tiên của Hà Nội, thay cho người tiền nhiệm là ông Đinh Tiến Dũng - người đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ hồi tháng 6.

 

Thành ủy Hà Nội hiện có bốn phó bí thư, gồm bà Nguyễn Thị Tuyến (53 tuổi), người trước đó được phân công điều hành Thành ủy Hà Nội cho đến khi chính thức có bí thư theo quy định, ông Nguyễn Văn Phong (56 tuổi), ông Nguyễn Ngọc Tuấn (58 tuổi) và ông Trần Sỹ Thanh (53 tuổi).

 

·        Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ai thay ông Đinh Tiến Dũng?

26 tháng 6 năm 2024

·        Ông Nguyễn Văn Yên bị cách tất cả các chức vụ, tại sao?

19 tháng 6 năm 2024

·        Bốn gương mặt được bổ sung vào Bộ Chính trị gồm những ai?

16 tháng 5 năm 2024

 

Khi nhậm chức, bà Hoài phát biểu: "Tôi nhận thức sâu sắc nhiệm vụ được Đảng giao vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm nặng nề trước yêu cầu cao về sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; yêu cầu cao về công tác xây dựng Đảng của một thành phố là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, thành phố nghìn năm văn hiến, là thủ đô - trái tim của đất nước."

 

Trước bà Hoài, ba đời bí thư thành ủy Hà Nội gần đây nhất là ông Hoàng Trung Hải (2016-2020), ông Vương Đình Huệ (2020-2021) và ông Đinh Tiến Dũng (2021-2024) đều được coi là những nhà kỹ trị - tức có chuyên môn, học vấn về kỹ thuật hoặc kinh tế và có quá trình công tác trong các lĩnh vực này.

 

Cả ba ông về sau đều gặp trục trặc trong sự nghiệp chính trị.

 

Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong thời gian làm Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021, ông Đinh Tiến Dũng đã “vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo để Ban cán sự đảng, Bộ Tài chính và một số tổ chức, cá nhân có nhiều vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước”.

 

Từ đó, ông Dũng đã được "cho thôi" các chức vụ trong Đảng.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/2967/live/6f127740-4423-11ef-a173-650f2ea14a44.jpg.webp

Đây là lần đầu tiên Hà Nội có nữ bí thư Thành ủy

 

Bà Bùi Thị Minh Hoài là ai?

 

Bà Bùi Thị Minh Hoài 59 tuổi, có chuyên môn thạc sĩ luật, quê ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

 

Bà là ủy viên Trung ương Đảng khóa 10 (dự khuyết), 11, 12 và 13; đại biểu Quốc hội khóa 15.

 

Bà Bùi Thị Minh Hoài có thời gian dài gắn bó với ngành thanh tra, kiểm tra và từng giữ các chức vụ: phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Hà Nam; bí thư Thành ủy Phủ Lý; phó chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam…

 

Tháng 3/2011, bà giữ chức phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, rồi phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

 

Từ 4/2021, bà làm trưởng Ban Dân vận Trung ương cho đến nay.

 

Tháng 5/2024, bà Bùi Thị Minh Hoài được bầu bổ sung vào danh sách ủy viên Bộ Chính trị, cùng với ông Lê Minh Hưng, ông Nguyễn Trọng Nghĩa và ông Đỗ Văn Chiến.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/f8d5/live/269efdc0-4424-11ef-b74c-bb483a802c97.png.webp

Từ trái qua: ông Nguyễn Trọng Nghĩa, bà Bùi Thị Minh Hoài, ông Lê Minh Hưng, ông Đỗ Văn Chiến

 

Vào thời điểm đó, Giáo sư Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng, nhìn vào tiểu sử của những gương mặt được bầu mới này, cho thấy Đảng đang rất lo lắng “về công tác huy động quần chúng và sự kiểm soát của Đảng”.

 

“Họ đưa người đứng đầu Ban Dân vận Trung ương, người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và trưởng ban Tuyên giáo Trung ương vào Bộ Chính trị. Bản thân trưởng ban Tuyên giáo là một cựu sĩ quan quân đội từ Tổng cục Chính trị."

Giáo sư Abuza phân tích rằng, ba trong số bốn ủy viên Bộ Chính trị được bầu mới thì ngoại trừ ông Lê Minh Hưng, đều không có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhà nước hay trong lĩnh vực kinh tế.

 

---------------

Tin liên quan

·         

Quy định 41 của Bộ Chính trị giúp cán bộ cấp cao 'hạ cánh an toàn'?

25 tháng 4 năm 2024

·         

Hội nghị Trung ương 9 khai mạc: Điểm 'lạ' dự báo chuyển biến nhân sự

16 tháng 5 năm 2024

·         

Chính trị Việt Nam xáo động, tại sao Trung Quốc được nhắc tới?

12 tháng 5 năm 2024






No comments: