Xử khiếm diện Nguyễn Thị Thanh Nhàn khi chóp bu đảng đấu đá
Người
Việt
October 24, 2023
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/xu-khiem-dien-nguyen-thi-thanh-nhan-khi-chop-bu-dang-dau-da/
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bà Nguyễn
Thị Thanh Nhàn bị xử án khiếm diện khi Quốc Hội Việt Nam lấy phiếu tín nhiệm
chóp bu đảng gồm cả ông Phạm Minh Chính, thủ tướng.
Ngày Thứ Ba, 24 Tháng Mười, Quốc Hội họp để bỏ phiếu “tín nhiệm” đối với
44 chức danh đứng đầu chế độ được Quốc Hội bầu lên hoặc phê chuẩn. Đây là thủ tục
được tuyên truyền là để cơ quan này bỏ phiếu để đánh giá cho việc “miễn nhiệm
hoặc phê chuẩn” cho tiếp tục giữ ghế.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/10/VN-Nguyen-Thi-Thanh-Nhan-VNN-102423.jpg
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. (Hình: VietNamNet)
Cũng trong ngày này, tòa án tại tỉnh Quảng Ninh xử vụ án thông thầu giữa
các quan chức tỉnh này với nhà thầu AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, gây thất thoát
tiền bạc nhà nước hơn 50 tỷ đồng ($2 triệu). Bà Nhàn hiện đang trốn đâu đó ở nước
ngoài nên bị đề nghị từ 10 đến 11 năm tù trong khi quan chức địa phương và một
số thuộc cấp của bà bị đề nghị các bản án nhẹ hơn.
Điều đáng nói là chuyện thông thầu này xảy ra khi ông Phạm Minh Chính,
đương kim thủ tướng, đang đối diện với việc lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc Hội, là
bí thư Tỉnh Ủy Quảng Ninh từ năm 2011 đến 2015. Người ta hiểu ngầm rằng công ty
AIC không thể trúng thầu nếu không có sự đạo diễn và móc ngoặc từ bên trên của
ông Chính với bà Nhàn qua các trò đấu thầu gian dối “quân xanh,” “quân đỏ” năm
2012.
Báo chí quốc tế từ Mỹ đến Đức, Israel đã từng đề cập tới vụ án và sự chạy
trốn của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, liên quan đến sinh mệnh chính trị của ông Phạm
Minh Chính. Họ còn tiết lộ rằng bà Nhàn khi thoát ra khỏi Việt Nam, tới một số
nước Âu Châu và hiện đang lẩn tránh ở nước Đức sau khi đã đến nước Anh, thăm đứa
con ngoại hôn được cho là của bà với ông Phạm Minh Chính đang học ở đây.
Báo Nhật Nikkei ngày Thứ Ba, 24 Tháng Mười, cũng nhắc lại các chuyện từng
phanh phui trên báo chí quốc tế và cũng cho rằng vụ án bà Nhàn liên quan đến
chuyện đấu đá tranh giành quyền lực nội bộ trong nhóm chóp bu đảng CSVN. Tranh
ăn nhiều ít và tranh giành ghế trên ghế dưới là chuyện kết bè kết đảng vẫn thường
xuyên xảy ra trong nội bộ mà người ta chỉ biết chính thức khi có các ông bà thất
thế, bị công khai lôi ra bêu xấu.
Theo Nikkei, vụ án AIC thông thầu ở Quảng Ninh, dù không thấy báo chí
trong nước có chữ nào nhắc đến tên ông Phạm Minh Chính, nhưng gián tiếp để người
ta hiểu mũi tên đang nhắm vào ông ta. Trong cách đánh giá của báo Nhật, Phạm
Minh Chính là đối thủ tranh ghế tổng bí thư đảng với ông Tô Lâm, bộ trưởng Công
An, khi ông Nguyễn Phú Trọng về vườn.
Các bị cáo trong vụ án thông thầu của AIC ở bệnh viện
Sản Nhi Tỉnh Quảng Ninh tại phiên tòa ngày 24 Tháng Mười. (Hình: VietNamNet)
Cả hai ông Phạm Minh Chính và Tô Lâm đều bị “lấy phiếu tín nhiệm” tại
phiên họp Quốc Hội trong ngày này. Theo thủ tục, người nào bị số phiếu “tín nhiệm
thấp” trên 50% thì phải từ chức. Nếu phiếu “tín nhiệm thấp” trên 2/3 tổng số
phiếu thì phải “miễn nhiệm.” Chỉ trừ khi bị thất sủng hoặc phe cánh quá yếu mới
bị nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” đến mức bị hất chân ra khỏi hệ thống quyền lực.
Theo chương trình họp Quốc Hội loan báo trên truyền
thông Việt Nam, đến sáng ngày 25 Tháng Mười, kết quả cuộc bỏ phiếu kín “phiếu
tín nhiệm” sẽ được công bố sau khi “Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu”
rồi “thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.” Sinh mệnh
chính trị của ông Phạm Minh Chính có thể được thấy rõ hơn vào ngày Thứ Tư.
Cũng vào ngày này, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có thể chính thức thêm một bản
án thông thầu tại Quảng Ninh, liên quan đến ông Phạm Minh Chính, sau khi đã bị
xử khiếm diện 30 năm tù vì thông thầu ở Đồng Nai hồi Tháng Giêng vừa qua. (TN)
[qd]
====================================================.
.
Bà
Nhàn AIC bị xét xử trong vụ tham nhũng hồi ông Phạm Minh Chính lãnh đạo Quảng
Ninh
24/10/2023
Trong phiên tòa mới nhất
về một vụ tham nhũng ở Việt Nam hôm 24/10, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Quảng
Ninh đề nghị mức án lên đến 11 năm tù đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn vì vai
trò của bà trong việc đấu thầu các thiết bị y tế tại một bệnh viện tỉnh. Bà
Nhàn từng là chủ tịch Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và đang bị Việt Nam
truy nã vì bỏ trốn.
https://gdb.voanews.com/031a0000-0aff-0242-b080-08da38e6311c_cx9_cy1_cw83_w650_r1_s.jpg
Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị mức án 10-11 năm tù trong vụ
án "thông thầu" tại một bệnh viện ở Quảng Ninh trong thời gian ông Phạm
Minh Chính làm bí thư tỉnh ủy.
Bà Nhàn, cùng 15 bị cáo khác, bị đưa ra xét xử
trong vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh
năm 2012, theo truyền thông trong nước.
Bà Nhàn, được cho là một “nhân vật quan trọng”
trong việc thúc đẩy và môi giới các hợp đồng vũ khí giữa Israel và Việt Nam
trong thập niên qua, bị cơ quan điều tra Bộ Công an Việt Nam phát lệnh truy nã
vào tháng 5/2022 sau khi bà đã bỏ trốn kể từ ngày 19/6/2021.
Tờ báo Đức Taz gần đây tiết lộ rằng bà Nhàn đã
đến sinh sống ở Đức trong nhiều tháng qua.
Trong số 16 bị cáo bị đưa ra xét xử ở Quảng
Ninh hôm 24/10, có 4 bị cáo đang bỏ trốn và bị truy nã, gồm cả bà Nhàn.
Cáo trạng được Tuổi Trẻ trích dẫn cho biết bà
Nhàn là “người trực tiếp chỉ đạo cấp dưới móc ngoặc” với các cá nhân tại Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng các công trình y tế do Sở Y tế Quảng Ninh làm chủ đầu
tư, và tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, cũng như tổ chức cho các “quân xanh”,
“quân đỏ” đấu thầu để trúng 6 dự án.
Cũng trích dẫn cáo trạng, VTC News nói hành vi
vi phạm quy định về đấu thầu của bà Nhàn và các đồng phạm gây thiệt hại cho
ngân sách nhà nước số tiền trên 50 tỷ đồng.
Đây là vụ án thứ 3 bà Nhàn bị điều tra.
Trước đó vào cuối năm ngoái, bà Nhàn bị Tòa án
Nhân dân Tp. Hà Nội xét xử vắng mặt và bị kết án tổng cộng 30 năm tù cho các tội
danh liên quan đến vụ bê bối gói thầu trang thiết bị y tế của công ty AIC tại Bệnh
viện Đa khoa Đồng Nai. Trong vụ án có 36 bị cáo bị đưa ra xét xử, bà Nhàn bị
cáo buộc chỉ đạo cấp dưới mua hồ sơ mời thầu và dự thầu cũng như hối lộ các
lãnh đạo 43,8 tỷ đồng để “bôi trơn” các gói thầu, gây hại cho nhà nước 152 tỷ đồng.
Giữa tháng 4 năm nay, bà Nhàn tiếp tục bị Bộ
Công an khởi tố trong vụ án mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm Công nghệ sinh
học Tp.HCM.
Phiên tòa tại Quảng Ninh thu hút sự chú ý vào
Thủ tướng Phạm Minh Chính, người từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh từ năm
2011 đến năm 2015, và trong thời gian này vụ án đã xảy ra.
Tờ Nikkei Asia cho rằng Bộ trưởng Công an Tô
Lâm, một nhân vật nặng ký của Đảng Cộng sản, đang được xem là đối thủ của ông
Chính, làm dấy lên suy đoán rằng vụ án có thể có liên quan đến một cuộc tranh
giành quyền lực trong Đảng Cộng sản.
Trong khi đó tờ Intelligence Online nói rằng mối
quan hệ thân thiết giữa bí thư tỉnh Quảng Ninh lúc bấy giờ, tức ông Chính, và
bà Nhàn dẫn đến việc nhiều hợp đồng cho AIC được ký kết với tỉnh này.
Nhật báo Taz hồi đầu tháng 8 đưa ra một bài điều
tra, trong đó nói rằng các mật vụ Việt Nam đang tìm cách bắt cóc “một phụ nữ Việt
Nam” khi viết về việc bà Nhàn đã đến Đức sinh sống. Theo tờ báo này, Việt Nam
đã gửi văn bản đề nghị dẫn độ bà Nhàn nhưng bị chính phủ Đức từ chối. Vào giữa
tháng 8, các lãnh đạo chống tham nhũng của Việt Nam nói rằng họ quyết tâm “dẫn
độ bằng được” các đối tượng bỏ trốn như bà Nhàn về nước.
Cuộc trấn áp tham nhũng, do Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng phát động khi giành được nhiệm kỳ lãnh đạo Đảng Cộng sản lần thứ 2
liên tiếp năm 2016, đã được tăng cường trong những năm gần đây, với hơn 3.500
người bị truy tố trong hơn 1.300 vụ tham nhũng kể từ năm 2021.
Chiến dịch chống tham nhũng, còn được gọi là
“đốt lò” của ông Trọng, đã khiến ông Nguyễn Xuân Phúc phải từ chức chủ tịch
nước và hai phó thủ tướng, Phạm Bình Minh
và Vũ Đức Đam, phải rời ghế khi chưa hết nhiệm kỳ.
VIDEO :
Bà
Nhàn AIC bị xét xử trong vụ tham nhũng ở Quảng Ninh
No comments:
Post a Comment