Trước đây, Đại sứ quán Nga tại
Ba Lan chiếm 1 khu vực khổng lồ, với diện tích lên tới gần 1km2, bao gồm tòa
nhà chính cùng nhiều tòa nhà phụ khác, được "chiếm" bởi Hồng quân
Liên Xô sau khi tràn vào "giải phóng" thành phố. Gọi là "chiếm"
bởi hàng loạt khu đất, bất động sản thuộc đại sứ quán đến hôm nay vẫn không hề
có giấy tờ hay chủ quyền hợp lệ, từng trở thành sở hữu của họ, bởi "thích
thì lấy thôi".
Mãi tới năm 2022, theo bản án
có hiệu lực pháp luật của Tòa án Tối cao Ba Lan, Tòa Đại sứ quán Nga mới bắt buộc
phải trả lại 1 tòa nhà trong số đó, chấm dứt 1 vụ kiện "đi đòi nhà"
kéo dài gần 20 năm của thành phố, nhưng cũng gây ra một vụ "căng thẳng ngoại
giao với Nga", bởi phía Nga nhất quyết không chịu dọn đi, phải sử dụng tới
lực lượng cưỡng chế Thi hành án.
Khoảng 3 tháng sau khi cuộc
xâm lược của Nga vào Ukraina nổ ra, Trung tâm Văn hóa Nga - cơ quan tuyên truyền
của Tòa Đại sứ - đã bị đóng cửa, phải ngừng hoạt động. Ngay trước cổng chính
Tòa Đại sứ, người dân Warszawa đã sơn trên vỉa hè 1 dòng chữ "Slava
Ukraina" (Vinh quang cho Ukraina) rất lớn, để từ cửa sổ văn phòng, Đại sứ
Nga có thể dễ dàng nhìn thấy được, cũng như hàng loạt vụ biểu tình, tưởng niệm,
đổ than, đổ phân bón... đã diễn ra tại đây.
Lịch sử Tòa đại sứ cũng gắn liền
với giai đoạn đẫm máu nhất của thành phố. 1-08-1944, khi quân Hittler thua trận
và phải bỏ chạy về phía tây, người dân và du kích Ba Lan đã quyết định nổi dậy,
tự giải phóng Thủ đô của mình. Sau 4 ngày chiến đấu, họ đã đánh bật được quân Đức
và làm chủ các quận trung tâm thành phố. Tuy nhiên, điều đó làm Stalin không
hài lòng, hạ lệnh không cho Hồng quân Liên Xô tiếp tục tiến lên, phối hợp với
quân du kích Ba Lan, mà dừng lại ở khu vực bờ đông sông Vistula, chỉ cách thành
phố 5km.
Hittler cũng nổi giận và hạ lệnh
"san bằng, giết tất", rồi phát xít Đức dùng pháo binh, vũ khí hạng nặng,
phối hợp với không quân ném bom thành phố, chống lại lực lượng du kích nổi dậy
chỉ có súng máy, súng trường và các vũ khí hạng nhẹ, lựu đạn cầm tay...
Khốn nạn hơn, Hồng quân Liên
Xô không chỉ đã từ chối không cho dân thường di tản về phía họ, còn ra lệnh
"ai chạy sang là bắn", không cho quân Đồng Minh sử dụng các sân bay
mà Liên Xô chiếm được để làm cầu hàng không tiếp tế cho những người bị vây hãm
bên trong.
Kết quả là sau 64 ngày cầm cự,
quân nổi dậy Ba Lan đã thất thủ và gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Sau khi quân
Đức rút đi, Hồng quân Liên Xô mới tiến vào "giải phóng" Warszawa, đồng
thời tiến hành cướp đoạt những gì còn lại, cũng như bắt bớ tất cả những ai tham
gia cuộc khởi nghĩa mà vừa may mắn thoát được tay bọn phát xít, rồi đày tới
Syberia
Bởi những hành động man rợ đó,
có tới khoảng 200.000 người Ba Lan, trong đó có chừng 10.000 du kích, thiệt mạng,
640.000 bị thương, bị bắt và lưu đày bởi cả Đức Quốc xã và Liên Xô - trên tổng
số 1 triệu dân. 80% các tòa nhà bị hư hỏng hoặc phá hủy, Warszawa trở thành đống
gạch vụn, đổ nát hoàn toàn, mà tới hôm nay, 2023, một số tòa nhà lịch sử, như
lâu đài Saski, kỳ quan kiến trúc của Ba Lan trước thế chiến thứ 2, vẫn chưa thể
khôi phục. Nhà nước Ba Lan giờ mới có kinh phí để bắt đầu xây dựng và phục chế
lại, chi phí dự tính khoảng 1,5 tỷ euro.
Như một con chim lửa hồi sinh
từ đống tro tàn, sau 33 năm thay đổi thể chế, Ba Lan đang dần dần trỗi dậy, lấy
lại vị trí của mình. Không hề thù hận, nhưng họ luôn nhìn lại trung thực những
bài học lịch sử, để mà rút kinh nghiệm cho chính mình
Viva Polska !
Hình
:
https://www.facebook.com/photo?fbid=10224075040838906&set=pcb.10224075044879007
https://www.facebook.com/photo?fbid=10224075041678927&set=pcb.10224075044879007
https://www.facebook.com/photo?fbid=10224075042918958&set=pcb.10224075044879007
https://www.facebook.com/photo?fbid=10224075044398995&set=pcb.10224075044879007
.
No comments:
Post a Comment