1. Tôi quen một thẩm phán, khi đang tiếp tôi tại nhà riêng, được khoảng
15 phút thì nhà thì có khách. Anh xin lỗi tôi, tiếp vị kia. Tôi lượn ra vườn ngắm
cảnh, rồi vào khi vị khách đã về.
Buổi
tối về mở máy ghi âm tôi chủ động gài ở phòng khách vì mục đích khác thì thấy một
nội dung đáng kinh ngạc.
Khách:
Em gửi bác hai trăm. Khi án xử xong em gửi nốt một trăm, mong bác xử cho ông xã
em … đúng luật!
Chủ:
Cô yên tâm. Nhưng lần sau đem tiền Tây, chừng này chỉ dư tám ngàn bạc, tiền Tây
gọn nhẹ, an toàn.
Tôi
để tâm theo dõi vụ án này được xử hai tháng sau, thì thấy … đúng luật.
Ông
xã vị khách tôi tình cờ gặp kia phạm khung 3, điều 175, Bộ luật Hình sự, theo
quy định của pháp luật sẽ bị phạt tù từ 5 đến 12 năm. Toà xử anh này 7 năm.
Khi
thân thiện rồi tôi hỏi: “Sao họ chịu đèn rồi, không cho họ hưởng mức 5 năm”.
Anh cười cười: “Sẽ là 5 năm, thời gian được điều chỉnh là một lần đặc xá, khi họ
làm nốt… lời hứa”.
À…
ra thế!
2. Khi viết về Giáo dục, tôi đã điều tra về mức thu nhập của giáo viên (Sẽ
thể hiện trong bài “Giáo viên: một cổ mấy tròng?” sắp đăng thì biết:
Một
cô giáo dạy Hóa cấp ba, cả dạy chính khoá và dạy thêm thuê ở một “lò” dạy thêm
ngoài huyện, khi ăn miếng cơm tối xong, chưa nuốt trôi xuống bao tử, đã lên lớp
tiếp, cả lương cứng lẫn tiền dạy thêm được khoảng 14 triệu một tháng.
Nhà
có hai con trong tuổi học, một bà mẹ chồng già ở theo, chồng làm kiểm hóa trong
công ty may mặc, tất cả lương, thêm, nếm vừa đủ chi dùng, không dư đồng nào.
Một
cô giáo đồng đẳng, cũng dạy Hóa, kém cô Việt Nam hai tuổi nghề, ở Hàn Quốc,
lương chính ngoài chi dùng thông thường, bốn tháng rưỡi lương cô mua được chiếc
xe ô tô KIA Morning. Cô không dạy thêm. Ngày nghỉ có khi sang … Việt Nam du lịch.
Cô
giáo bạn tôi ở Việt Nam muốn mua chiếc xe này phải tích cóp ít nhất 5 năm, nhịn
bớt ăn tiêu ở các khoản khác.
3. Một công chức ngành Thanh tra ở Úc, bạn tôi, có 12 tuổi nghề, 39 tuổi
đời, dân Tây hẳn hoi, có xe hơi, có cuộc sống ổn định, vợ làm ở Sở Y tế địa
phương, lương hai vợ chồng mỗi tháng được 11.000 đô Úc.
Họ vẫn
ở nhà thuê (hơi sang, rộng) mỗi tháng gần hai ngàn tiền thuê.
Một
“Q” chánh thanh tra cấp tỉnh ở Việt Nam, có một biệt thự không lớn, trị giá khoảng
10 tỷ ở quê (nếu ở ngoại thành Hà Nội, sẽ có giá khoảng sáu chục tỷ), có 2 căn
hộ loại VIP ở Mỹ Đình cho con học có… chỗ ở. Chiếc xe ông đi xêm xêm 4,5 tỷ,
chưa thuế.
Ba
câu chuyện trên đây thể hiện rất rõ đề tài “khoảng cách”.
Khoảng
cách 7 năm tù trong “Dung sai cho phép” khi đã có câu “Một ngày tù ngàn thu ở
ngoài”.
Khoảng
cách giữa giá trị chiếc xe Morning và mức lương 14 triệu bạc thu nhập của cô
giáo bên ta.
Khoảng
cách thu nhập của hai đồng nghiệp thanh tra Úc, Việt.
Nó
là những yếu tố mang tính “thực tiễn”, rất xác đáng, mà người cầm quyền, người
Quản trị Quốc gia cần gộp vào tư duy của mình ngoài món “Lý luận cao cấp”, thấp
cấp, hay hạ cấp, để quản lý, lãnh đạo đất nước.
Tiền
muôn thuở là một mệnh đề lớn, một vấn đề lớn.
Ta
đang phóng xe trên đường, thấy tờ hai chục xanh ai đánh rơi, thường là dừng xe
xuống nhặt, bỏ túi. Cũng khó có chuyện đem trả người mất vì nó quá nhỏ. Rồi
thêm vào một chục, mua tô phở ăn ngon lành.
Thì
cơn khát mớ tiền Tây, cơn thèm toà biệt thự, vài căn hô hạng sang, vài cái xe
loại mà Tây cũng phải phải thèm, sẽ là một yếu tố không nhỏ.
Nhiều
mâu thuẫn xã hội, nhiều thất bại kinh tế, xã hội nằm trong những khoảng cách
này.
Huy
Cường.
HÌNH
: https://www.facebook.com/photo/?fbid=10161113869189308&set=a.10150746496024308
.
No comments:
Post a Comment