Chuyên
gia: Việt Nam khó đạt chuẩn để được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường
RFA
2023.10.30
Bộ
Thương mại Hoa Kỳ hôm đầu tuần vừa qua thông báo cơ quan này bắt đầu xem xét tình trạng nền kinh tế
phi thị trường của Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế đánh giá, Việt Nam khó đáp ứng
được các yếu tố cần thiết để được công nhận là nền kinh tế thị trường dựa trên
các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.
Việt Nam khó đạt
chuẩn
Vào
ngày 8/9/2023, Chính phủ Việt Nam đã chính thức đệ trình yêu
cầu Bộ Thương mại
Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường dựa trên những cải cách kinh tế của đất nước
Đông Nam Á này trong những năm gần đây.
Theo
lịch trình, Bộ Thương mại Hoa Kỳ có 270 ngày để hoàn thành quá trình đánh giá,
bao gồm cả
lấy ý kiến của công chúng. Thông tin trên trang web của Bộ Thương mại Hoa Kỳ ghi rõ
theo luật Hoa Kỳ, kết luận cuối cùng được đưa ra sẽ dựa vào quá trình phân tích
sáu yếu tố gồm: Mức
độ mà đồng tiền Việt Nam có thể chuyển đổi thành tiền tệ của nước khác; Mức
độ mà mức lương được xác định bằng sự thương lượng tự do
giữa người lao động
và cấp quản lý; Mức độ được phép liên doanh hoặc đầu tư của các công ty nước ngoài vào
Việt Nam; Mức độ chính phủ sở hữu hoặc kiểm soát đối với tư liệu sản xuất; Mức độ kiểm soát của
chính phủ đối với việc
phân bổ nguồn lực cũng như các quyết định về giá và sản lượng của doanh nghiệp
và yếu tố khác mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho là cần phải điều tra thêm, ví dụ sự
hoạt động của các cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp,
mức độ minh bạch
trong quản lý hay tham nhũng…
Đánh
giá về từng yếu tố trên, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng thực trạng
nền kinh tế Việt Nam hiện nay khó đáp ứng được các tiêu chuẩn nêu trên.
Theo
ông Thành, hiện nay Việt Nam chưa phải là một nền kinh tế mà tiền tệ có thể
chuyển đổi tự do; người lao động không được thương lượng về mức lương với người
sử dụng lao động một cách bình đẳng. Ngoài ra, theo tiến sĩ kinh tế này:
“Hiện nay người lao
động ở Việt Nam không có tiếng nói gì về vấn đề mức lương và Công đoàn của Việt Nam bây
giờ là những công đoàn do Nhà nước chỉ đạo chứ cũng không phải là công đoàn tự do.”
Về
lĩnh vực đầu tư nước ngoài, ông Thành cho biết:
“Trên nhiều lĩnh vực,
Việt Nam chưa có mở ra một cách tự
do cho nước ngoài đầu tư đâu. Ngoài ra, các lĩnh vực nhạy cảm như an ninh quốc
phòng thì mình cũng chưa cho phép nước ngoài vào.”
Về mặt
kinh tế nội địa, cũng theo kinh tế gia này, Chính phủ VN còn can thiệp quá sâu
vào các hoạt động kinh tế. Ông giải thích:
“Nhà nước hoàn toàn
khống chế giá cả của điện, của xăng dầu. Như vậy là không có thị trường tự do trong một số lĩnh vực mà
phần lớn là do các công ty quốc
doanh quản lý. Vai trò của nhà nước tham
gia vào trong giá cả của nền kinh tế là còn rất lớn.
Thành ra chưa thể nói là một nền kinh tế thị trường được bởi vì quyết định
về thị trường một phần đáng kể là do chính nhà nước khống chế chứ không phải là thị trường
khống chế.”
Ngoài
ra, ông Thành còn cho rằng Việt Nam khó chạm mức tiêu chuẩn kinh tế thị trường
của Mỹ bởi vấn nạn tham nhũng chưa kiểm soát được; Việt Nam không có tam quyền
phân lập, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa có được sự thông thoáng cần thiết
để các doanh nghiệp nước ngoài an tâm đầu tư vào.
Được công nhận là
kinh tế thị trường có quan trọng?
Hãng
tin Reuters hôm 21/9 dẫn lời Thủ tướng Phạm Minh Chính nói
với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Janet Yellen, rằng: “Tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ có
ý chí chính trị mạnh mẽ để công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam,
giống như Mỹ đã làm với Liên bang Nga.”
Tiến
sỹ Vũ Quang Việt, từng là kinh tế gia của Liên Hiệp Quốc, bình luận với RFA qua
email rằng, đối với vấn đề giao thương kinh tế giữa các nước, nguyên tắc mà
hai bên chấp nhận là hai bên cùng có lợi, về cả kinh tế và chính trị, chứ không phải cần phải được
công nhận là nền kinh tế thị trường.
Ông
Việt đưa ra ví dụ: Trung Quốc đã thực hiện một số hành động không mang tính thị
trường, không đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp như: Cấp đất, hoặc được phép mua đất với giá nhà nước
quy định
từ tư nhân, nhất là nông dân, mà theo định nghĩa là thuộc sở hữu nhà nước; thực hiện
chính sách giảm thuế đặc biệt hoặc cho vay ưu đãi dành cho một số đối tượng nhất
định, nhưng “Mỹ đã lờ đi tất cả những vấn đề trên khi quyết
định mở rộng bang giao kinh tế với Trung Quốc trước đây và với Việt Nam mới
đây.”
Hoa
Kỳ đã công bố không công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường vào năm
2017, đến nay quyết định trên vẫn chưa có gì thay đổi. Tuy nhiên, theo số liệu từ Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ, Thương mại Mỹ
- Trung vẫn tăng vọt kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001.
Về vấn
đề này, ông Bùi Kiến Thành nhận định rằng, Mỹ rất tôn trọng luật pháp chứ không
phải là đặt quan hệ ngoại giao rồi phủ nhận tất cả những vấn đề khác. Theo nhận
xét của ông Thành, điều tối kỵ khiến Hoa Kỳ còn ngần ngại làm ăn với Việt Nam
là do vấn nạn tiêu cực, tham nhũng chưa được giải quyết triệt để.
No comments:
Post a Comment